Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945) sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945). Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Câu 1. Một trong những tổ chức được Nguyễn Ái Quốc thành lập khi ở nước ngoài giai đoạn từ năm 1911-1930 là
A. Hội liên hiệp thuộc địa.
B. Điền Quế Việt liên minh.
C. Mặt trận Việt-Miên-Lào.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đáp án đúng là: A
Câu 2. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
A. Sang Liên Xô dự lễ tang Lênin, nghiên cứu chủ nghĩa Mác.
B. Tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Ba.
C. Gửi bản yêu sách của Nhân dân An Nam đến hội nghị Véc-xai.
D. Tham gia đoàn cố vấn cao cấp của Liên Xô đến Trung Quốc.
Đáp án đúng là: C
Câu 3. Phong trào nào sau đây được Phan Bội Châu tổ chức trong giai đoạn 1905 đến 1917?
A. Tây học.
B. Cải cách.
C. Bạo động.
D. Đông Du.
Đáp án đúng là: D
Câu 4. Những hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1911 đến 1927 có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Sự đồng ý của Quốc tế cộng sản.
B. Chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức.
C. Thống nhất các tổ chức cộng sản.
D. Chuẩn bị đợi thời cơ khởi nghĩa.
Đáp án đúng là: B
Câu 5. Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930 - 1940 là
A. duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào vô sản ở các nước.
B. duy trì liên lạc với Quốc tế Vô sản, các đảng xã hội và phong trào vô sản ở các nước.
C. thể hiện sự ủng hộ Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước thuộc phe Đồng minh.
D. thể hiện sự ủng hộ các nước thuộc phe Đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa.
Đáp án đúng là: A
Câu 6. Trong giai đoạn 1905 - 1909, những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu chủ yếu diễn ra ở
A. Liên Xô.
B. Xiêm (Thái Lan).
C. Trung Quốc.
D. Nhật Bản.
Đáp án đúng là: D
Câu 7. Một trong những địa điểm mà Nguyễn Ái Quốc thực hiện các hoạt động đối ngoại từ năm 1911 đến năm 1920 là
A. Trung Quốc.
B. Liên Xô.
C. Thái Lan.
D. Pháp.
Đáp án đúng là: D
Câu 8. Một trong những địa điểm diễn ra các hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh là
A. Pháp.
B. Ấn Độ.
C. Liên Xô.
D. Ba Lan.
Đáp án đúng là: A
Câu 9. Mục đích thực hiện các hoạt động đối ngoại của Phan Chu Trinh là
A. vận động cải cách và duy tân.
B. tiến hành khởi nghĩa vũ trang.
C. tập hợp lực lượng cách mạng.
D. xin viện trợ các nước châu Âu.
Đáp án đúng là: A
Câu 10. Năm 1908, Phan Bội Châu đã tham gia thành lập tổ chức nào sau đây?
A. Hội liên hiệp thuộc địa.
B. Điền Quế Việt liên minh.
C. Mặt trận Việt-Miên-Lào.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đáp án đúng là: B
Câu 11. Một trong những tổ chức được Đảng Cộng sản Đông Dương tích cực củng cố quan hệ trong giai đoạn 1930-1945 là
A. Hội liên hiệp thuộc địa.
B. Đảng Cộng sản Trung Quốc.
C. Hội đồng tương trợ kinh tế.
D. Tổ chức phòng thủ Vác-sa-va.
Đáp án đúng là: B
Câu 12. Một trong những điểm giống nhau về kết quả trong các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là
A. đã thúc đẩy phong trào công nhân.
B. Pháp cho thực hiện nhiều cải cách.
C. đã nhận ra được bản chất kẻ thù.
D. chưa giành lại độc lập cho dân tộc.
Đáp án đúng là: D
Câu 13. Từ năm 1905 đến năm 1917, các tổ chức mà Phan Bội Châu thành lập có mục đích nào sau đây?
A. Vận động cải cách và duy tân.
B. Để cải cách kinh tế, chính trị.
C. Chống lại Pháp giành độc lập.
D. Nhằm lật độ chế độ phong kiến.
Đáp án đúng là: C
Câu 14. Trong giai đoạn 1941 - 1945, chủ trương và chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện chủ yếu thông qua tổ chức nào sau đây?
A. Ban Chỉ huy hải ngoại.
B. Mặt trận Liên Việt.
C. Quốc tế Cộng sản.
D. Mặt trận Việt Minh.
Đáp án đúng là: D
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
1. Hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX
♦ Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu
- Từ năm 1905 đến năm 1908, Duy Tân hội tổ chức phong trào Đông Du, đưa gần 200 du học sinh Việt Nam bí mật xuất dương sang Nhật Bản học khoa học-kĩ thuật và quân sự để về nước khôi phục nền độc lập của Việt Nam. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Duy Tân hội nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ của những nhà yêu nước và nhân dân Nhật Bản đối với công cuộc giành độc lập của Việt Nam.
- Tháng 8-1908, thực dân Pháp thương lượng với Chính phủ Nhật Bản trục xuất những du học sinh Việt Nam khỏi Nhật Bản.
- Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật Bản, Phan Bội Châu và hội viên Duy Tân hội đã đến Quảng Đông (Trung Quốc), Lào và Xiêm để tiếp tục tìm sự giúp đỡ cho các hoạt động cách mạng. Họ nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ vật chất và tinh thần từ những nhà yêu nước, nhân dân ở Trung Quốc, Lào, Xiêm.
+ Tại Xiêm, các hội viên đã xây dựng được một căn cứ ở Bạn Thẩm để cùng nhau cày cấy, luyện tập võ nghệ chờ ngày phục quốc.
+ Tại Trung Quốc, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912), cùng các chỉ sĩ Trung Hoa lập “Chấn Hoa Hưng Á” và cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài (Công sứ Đức, Đại sứ quán Nga,...) nhằm tranh thủ sự giúp đỡ cho phong trào đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam.
♦ Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh
- Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp. Tại đây, ông cùng những nhà ái quốc đã thành lập Nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, liên hệ với một số thành viên trong Liên minh Nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp để hoạt động và tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng cấp tiến tại Pháp cho cách mạng Việt Nam.
2. Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1920 đến năm 1945
a) Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930
- 1911 - 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Trong những năm ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc,... Người tham gia và đóng góp tích cực vào phong trào cộng sản, công nhân và phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
- 1920-1930, hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đã đặt nền móng cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các tổ chức chính trị cách mạng và các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới.
b) Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930-1945)
- Từ năm 1930, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) nhằm xác lập củng cố quan hệ với các đảng cộng sản và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới, phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh liên lạc với phong trào chống quân phiệt Nhật ở các nước Đông Nam Á… đứng về phe dân chủ chống phát xít xâm lược. Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua Mặt trận Việt Minh chú trọng triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm thiết lập quan hệ với các nước Đồng minh chống phát xít, trước hết là Trung Quốc và Mỹ.
- Sau ngày Nhật Bản đảo chính Pháp (ngày 09-3-1945), đại diện Mặt trận Việt Minh và Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với người Mỹ, thể hiện thiện chí của Việt Minh muốn tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề Đông Dương.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: