Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Lời giải:
♦ Hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam 1945 – nay:
- Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1954, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa kháng chiến, kiến quốc, vừa thực hiện các hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
- Sau năm 1954, miền Bắc từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong bối cảnh mới, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung chủ yếu vào phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Thập niên 70 và 80 của thế kỉ XX, nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1975-1985 là phải ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Từ năm 1986, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
Lời giải:
- Từ tháng 9-1945 đến tháng 7-1954, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. Hoạt động đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn này có nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ cho kháng chiến.
- Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946:
+ Hoạt động đối ngoại khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ động triển khai hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc;
+ Thực hiện chủ trương “Hoà để tiến kí Hiệp định Sơ bộ ngày 06-3-1946, bản Tạm ước ngày 14-9-1946 với Pháp để tranh thủ thời gian hoà hoãn chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến thường xuyên giữ quan hệ với Chính phủ Mỹ.
+ Sau ngày toàn quốc kháng chiến, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thể hiện thiện chí hoà bình, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới, tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hoà bình thế giới (năm 1949).
- Từ năm 1950 đến năm 1954:
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa;
+ Đẩy mạnh liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương qua vai trò của Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào;
+ Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
+ Ngày 08-5-1954, phái đoàn ngoại giao Việt Nam đã tham dự Hội nghị Quốc tế về Đông Dương và kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 21-7-1954), buộc Pháp rút quân, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Lời giải:
- Từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hoạt động đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thời kì này đã được triển khai chủ động, tích cực và có những đóng góp to lớn vào công cuộc kháng chiến của cả dân tộc.
- Giai đoạn 1954-1964:
+ Hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã dựa vào cơ sở pháp lí của Hiệp định Giơ-ne-vơ đấu tranh chống lại các chính sách và hành động phá hoại hiệp định của Mỹ-Diệm.
+ Tăng cường đoàn kết ba dân tộc Đông Dương;
+ Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước vừa giành được độc lập;
+ Thúc đẩy hình thành mặt trận thế giới đoàn kết với Việt Nam.
- Giai đoạn 1965-1975:
+ Hoạt động đối ngoại Việt Nam đã triển khai các nhiệm vụ: Tuyên truyền tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến; Tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược và tội ác của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn tay sai của Mỹ; Tiếp tục củng cố mặt trận đoàn kết ba nước Đông Dương; Tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa; Thúc đẩy hình thành phong trào nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới chống chiến tranh, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
+ Tháng 6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thành lập, được nhiều nước công nhận. Trong những năm 1969-1973, sự phối hợp hoạt động giữa ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã góp phần buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (ngày 27-01-1973).
+ Từ năm 1973 đến năm 1975, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn.
3. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985
Lời giải:
- Thập niên 70 và 80 của thế kỉ XX, nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1975-1985 là phải ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Việt Nam chủ động tăng cường quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Qua đó đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Ngày 29-6-1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), tham gia các hoạt động của SEV. Ngày 03-11-1978, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam Liên Xô được kí kết.
+ Đối với Trung Quốc, Việt Nam chủ động tiến hành đàm phán để giải quyết những bất đồng, xung đột về biên giới trên đất liền và trên biển, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, khôi phục quan hệ hữu nghị, láng giềng giữa hai nước.
+ Quan hệ hữu nghị và hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Lào phát triển mạnh mẽ. Năm 1977, hai nước kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.
+ Năm 1976, Việt Nam đưa ra Chính sách bốn điểm làm cơ sở thiết lập và phát triển quan hệ đối thoại với các nước Đông Nam Á. Cũng trong năm này, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ với tất cả 5 nước thành viên ASEAN.
- Giai đoạn 1975-1985: Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 30 nước thuộc nhóm các nước trong phong trào Không liên kết; phát triển quan hệ với Ấn Độ và một số nước A-rập; tích cực và chủ động tham gia thực hiện các mục tiêu của Hội nghị cấp cao không liên kết lần thứ V, VI và VII.
- Việt Nam đã tích cực mở rộng quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và các tổ chức quốc tế. Những hoạt động đối ngoại tiêu biểu trong giai đoạn này là:
+ Kiên quyết đấu tranh chống lại chính sách bao vây, cấm vận, mềm dẻo trong triển khai các chính sách ngoại giao nhân đạo với Mỹ;
+ Đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa, thiết lập các cơ quan đại diện ngoại giao với Nhật Bản, Ca-na-đa, Cộng hoà Liên bang Đức, Ô-xtrây-li-a;
+ Mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học với các nước Tây Âu và Bắc Âu;
+ Tham gia 33 tổ chức quốc tế và 19 điều ước quốc tế. Năm 1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc.
4. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Câu hỏi trang 89 Lịch Sử 12: Trình bày các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Lời giải:
- Từ năm 1986, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
- Với khu vực Đông Nam Á:
+ Việt Nam cùng các nước tích cực tham gia tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Cam-pu-chia.
+ Quan hệ song phương và đa phương giữa ba nước Đông Dương ngày càng củng cố và mở rộng.
+ Việt Nam kí nhiều hiệp ước hợp tác với các thành viên ASEAN và chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995.
- Với Trung Quốc:
+ Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ (tháng 11-1991), hai nước kí kết Hiệp ước về biên giới trên đất liền (tháng 12-1991), kí Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ (tháng 12-2000).
+ Năm 2008, quan hệ song phương giữa hai nước đã nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện.
- Với Hoa Kỳ, nỗ lực ngoại giao hoà bình của Việt Nam đã đem lại thành công:
+ Phá bỏ cấm vận (1994), thiết lập quan hệ ngoại giao (1995), kí Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2000),…
+ Cải thiện và nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện (2023).
- Việt Nam đã tăng cường hợp tác nhiều mặt với Liên bang Nga, đổi mới quan hệ với các nước Đông Âu và bạn bè truyền thống; cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa có nền công nghiệp phát triển.
- Đến năm 2022, Việt Nam đã là thành viên của 63 tổ chức và diễn đàn khu vực, quốc tế; tham gia nhiều công ước, điều ước quốc tế; chủ động phát huy vai trò, sáng kiến đóng góp vào xây dựng, định hình các thể chế đa phương; hợp tác với cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu.
- Cộng đồng quốc tế đã tín nhiệm bầu Việt Nam làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008-2009 và 2020-2021, thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kì 2014-2016 và 2023-2025.
Luyện tập (trang 90)
Giai đoạn |
Hoạt động |
1945-1954 |
|
1954-1975 |
|
1975-1985 |
|
1986 đến nay |
|
Lời giải:
Giai đoạn |
Hoạt động |
1945-1954 |
- Hoạt động đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn này có nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ cho kháng chiến. |
1954-1975 |
- Hoạt động đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thời kì này đã được triển khai chủ động, tích cực và có những đóng góp to lớn vào công cuộc kháng chiến của cả dân tộc. |
1975-1985 |
- Thập niên 70 và 80 của thế kỉ XX, nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1975-1985 là phải ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Giai đoạn 1975-1985: Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 30 nước thuộc nhóm các nước trong phong trào Không liên kết; phát triển quan hệ với Ấn Độ và một số nước A-rập; tích cực và chủ động tham gia thực hiện các mục tiêu của Hội nghị cấp cao không liên kết lần thứ V, VI và VII. |
1986 đến nay |
- Từ năm 1986, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. |
Vận dụng (trang 90)
Lời giải:
(*) Tư liệu tham khảo: Việt Nam tích cực hỗ trợ các quốc gia phòng; chống đại dịch Covid-19
- COVID-19 là đại dịch nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh trên toàn cầu và diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Với truyền thống nhân ái, tương trợ, Việt Nam đã có những hỗ trợ tích cực, kịp thời dành cho các nước trong khu vực và trên thế giới trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh toàn cầu, được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
- Để hỗ trợ các nước trong khu vực và trên thế giới vượt qua khó khăn ứng phó với đại dịch COVID-19, Việt Nam đã có những hành động thiết thực, hỗ trợ tích cực nhiều thiết bị, vật tư y tế:
+ Với tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau, Việt Nam đã tặng hai nước Lào, Campuchia các trang thiết bị y tế gồm quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn, hệ thống xét nghiệm cùng bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2, trị giá hơn 7 tỷ đồng cho mỗi nước.
+ Việt Nam tặng Indonesia 500 dụng cụ xét nghiệm; tặng Myanmar 50.000 USD để cùng chung sức phòng, chống COVID-19.
+ Để chia sẻ phần nào khó khăn mà đất nước Cuba anh em đang ứng phó với đại dịch COVID-19, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba 5.000 tấn gạo.
- Đề cao tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc phòng, chống bệnh dịch toàn cầu, Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Ngoại giao Việt Nam thường xuyên có các cuộc điện đàm với các đối tác trên thế giới để cùng chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
+ Điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, trao đổi về hợp tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã và đang chủ trì trao đổi, tăng cường phối hợp về phòng, chống dịch giữa các nước ASEAN và ASEAN với các nước đối tác, trong đó có cơ chế ASEAN+3.
+ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Czech Andrej Babis, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven nhằm trao đổi về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở mỗi nước, chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp hành động.
+ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi Thư thăm hỏi tới Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli, Thủ tướng Vương quốc Anh và Bắc Ireland Boris Johnson, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã có các cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia.
=> Qua điện đàm, Việt Nam và các đối tác nhất trí cao về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong đối phó với dịch COVID-19 như chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, sản xuất vắc-xin, trang thiết bị y tế, bảo hộ công dân, tăng cường khả năng kiểm soát đối với sự lây lan của dịch bệnh; đồng thời khẳng định sẽ tích cực thúc đẩy hợp tác ứng phó với đại dịch, cả trên phương diện song phương và đa phương.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Bài 14. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Bài 15. Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc
Bài 16. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
- Từ tháng 9-1945 đến tháng 7-1954, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. Hoạt động đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn này có nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ cho kháng chiến.
+ Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946:
▪ Hoạt động đối ngoại khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ động triển khai hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc;
▪ Thực hiện chủ trương “Hoà để tiến kí Hiệp định Sơ bộ ngày 06-3-1946, bản Tạm ước ngày 14-9-1946 với Pháp để tranh thủ thời gian hoà hoãn chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến thường xuyên giữ quan hệ với Chính phủ Mỹ.
+ Sau ngày toàn quốc kháng chiến, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thể hiện thiện chí hoà bình, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới, tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hoà bình thế giới (năm 1949).
+ Từ năm 1950 đến năm 1954:
▪ Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa;
▪ Đẩy mạnh liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương qua vai trò của Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào;
▪ Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
▪ Ngày 08-5-1954, phái đoàn ngoại giao Việt Nam đã tham dự Hội nghị Quốc tế về Đông Dương và kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 21-7-1954), buộc Pháp rút quân, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
- Từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hoạt động đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thời kì này đã được triển khai chủ động, tích cực và có những đóng góp to lớn vào công cuộc kháng chiến của cả dân tộc.
+ Giai đoạn 1954-1964:
▪ Hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã dựa vào cơ sở pháp lí của Hiệp định Giơ-ne-vơ đấu tranh chống lại các chính sách và hành động phá hoại hiệp định của Mỹ-Diệm.
▪ Tăng cường đoàn kết ba dân tộc Đông Dương;
▪ Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước vừa giành được độc lập;
▪ Thúc đẩy hình thành mặt trận thế giới đoàn kết với Việt Nam.
+ Giai đoạn 1965-1975:
▪ Hoạt động đối ngoại Việt Nam đã triển khai các nhiệm vụ: Tuyên truyền tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến; Tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược và tội ác của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn tay sai của Mỹ; Tiếp tục củng cố mặt trận đoàn kết ba nước Đông Dương; Tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa; Thúc đẩy hình thành phong trào nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới chống chiến tranh, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
▪ Tháng 6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thành lập, được nhiều nước công nhận. Trong những năm 1969-1973, sự phối hợp hoạt động giữa ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã góp phần buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (ngày 27-01-1973).
▪ Từ năm 1973 đến năm 1975, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn.
3. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985
- Thập niên 70 và 80 của thế kỉ XX, nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1975-1985 là phải ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Việt Nam chủ động tăng cường quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Qua đó đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Ngày 29-6-1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), tham gia các hoạt động của SEV. Ngày 03-11-1978, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam Liên Xô được kí kết.
+ Đối với Trung Quốc, Việt Nam chủ động tiến hành đàm phán để giải quyết những bất đồng, xung đột về biên giới trên đất liền và trên biển, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, khôi phục quan hệ hữu nghị, láng giềng giữa hai nước.
+ Quan hệ hữu nghị và hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Lào phát triển mạnh mẽ. Năm 1977, hai nước kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.
+ Năm 1976, Việt Nam đưa ra Chính sách bốn điểm làm cơ sở thiết lập và phát triển quan hệ đối thoại với các nước Đông Nam Á. Cũng trong năm này, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ với tất cả 5 nước thành viên ASEAN.
- Giai đoạn 1975-1985: Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 30 nước thuộc nhóm các nước trong phong trào Không liên kết; phát triển quan hệ với Ấn Độ và một số nước A-rập; tích cực và chủ động tham gia thực hiện các mục tiêu của Hội nghị cấp cao không liên kết lần thứ V, VI và VII.
- Việt Nam đã tích cực mở rộng quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và các tổ chức quốc tế. Những hoạt động đối ngoại tiêu biểu trong giai đoạn này là:
+ Kiên quyết đấu tranh chống lại chính sách bao vây, cấm vận, mềm dẻo trong triển khai các chính sách ngoại giao nhân đạo với Mỹ;
+ Đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa, thiết lập các cơ quan đại diện ngoại giao với Nhật Bản, Ca-na-đa, Cộng hoà Liên bang Đức, Ô-xtrây-li-a;
+ Mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học với các nước Tây Âu và Bắc Âu;
+ Tham gia 33 tổ chức quốc tế và 19 điều ước quốc tế. Năm 1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc.
4. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
- Từ năm 1986, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
- Với khu vực Đông Nam Á:
+ Việt Nam cùng các nước tích cực tham gia tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Cam-pu-chia.
+ Quan hệ song phương và đa phương giữa ba nước Đông Dương ngày càng củng cố và mở rộng.
+ Việt Nam kí nhiều hiệp ước hợp tác với các thành viên ASEAN và chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995.
- Với Trung Quốc:
+ Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ (tháng 11-1991), hai nước kí kết Hiệp ước về biên giới trên đất liền (tháng 12-1991), kí Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ (tháng 12-2000).
+ Năm 2008, quan hệ song phương giữa hai nước đã nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện.
- Với Hoa Kỳ, nỗ lực ngoại giao hoà bình của Việt Nam đã đem lại thành công:
+ Phá bỏ cấm vận (1994), thiết lập quan hệ ngoại giao (1995), kí Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2000),…
+ Cải thiện và nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện (2023).
- Việt Nam đã tăng cường hợp tác nhiều mặt với Liên bang Nga, đổi mới quan hệ với các nước Đông Âu và bạn bè truyền thống; cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa có nền công nghiệp phát triển.
- Đến năm 2022, Việt Nam đã là thành viên của 63 tổ chức và diễn đàn khu vực, quốc tế; tham gia nhiều công ước, điều ước quốc tế; chủ động phát huy vai trò, sáng kiến đóng góp vào xây dựng, định hình các thể chế đa phương; hợp tác với cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu.
- Cộng đồng quốc tế đã tín nhiệm bầu Việt Nam làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008-2009 và 2020-2021, thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kì 2014-2016 và 2023-2025.