20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

874

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Câu 1. Sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển là một trong những thách thức của Cộng đồng ASEAN trên lĩnh vực nào sau đây?

A. Quân sự

B. Chính trị

C. Kinh tế

D. Văn hóa

Đáp án đúng là: C

Câu 2. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng về ý nghĩa sự ra đời của văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020  Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025?

A. Tạo cơ sở pháp lý để ASEAN mở rộng các nước thành viên trong khu vực.

B. Hoàn thiện về thể chế, chính sách để ASEAN mở rộng hợp tác với bên ngoài.

C. Định hướng cho hoạt động và phát triển của tổ chức ASEAN trong tương lai.

D. Đặt nền móng vững chắc để hoàn thành ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN.

Đáp án đúng là: C

Câu 3. Việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã tạo ra thách thức nào sau đây?

A. Các loại hàng hóa, dịch vụ và thương mại bị đánh thuế cao.

B. Sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường tiêu thụ hàng hóa.

C. Nguồn vốn đầu tư ra bên ngoài bị phân tán và manh mún.

D. Gia tăng xung đột và tranh chấp kinh tế ở khu vực Biển Đông.

Đáp án đúng là: B

Câu 4. Các nước ASEAN thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?

A. Mọi tranh chấp trên Biển Đông đã được giải quyết triệt để.

B. Cộng đồng ASEAN đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

C. Xu thế liên kết khu vực và toàn cầu hòa bắt đầu xuất hiện.

D. ASEAN đã kết nạp đủ tất cả các nước khu vực Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: B

Câu 5. Ngay khi thành lập (1967), tổ chức ASEAN đã

A. kí Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.

B. thông qua bản Hiến chương ASEAN.

C. đề ra ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.

D. ra Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.

Đáp án đúng là: C

Câu 6. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN được các quốc gia thành viên chính thức khẳng định (1997) đã

A. tạo tiền đề để các quốc gia ASEAN mở rộng quan hệ đối ngoại trên toàn cầu.

B. tạo cơ sở cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước phát triển lên một tầm cao mới.

C. đánh dấu chấm dứt sự chia rẽ trong nội bộ của các nước sáng lập tổ chức ASEAN.

D. đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới.

Đáp án đúng là: B

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở để xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN?

A. Thành quả hợp tác chính trị-an ninh đã đạt được.

B. Các nguyên tắc cơ bản tổ chức ASEAN xây dựng

C. Các cơ sở pháp lý mà các nước thành viên thông qua.

D. Sự tương đồng về thể chế chính trị giữa các nước.

Đáp án đúng là: D

Câu 8. “Toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một cộng đồng ASEAN, nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực” là nội dung của văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN?

A. Hiến chương ASEAN

B. Tuyên bố Băng Cốc

C. Tuyên bố Ba-li II

D. Tầm nhìn ASEAN 2020.

Đáp án đúng là: D

Câu 9. Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Xây dựng ASEAN thành khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh cao.

B. Xây dựng ASEAN thành khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới.

C. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng lấy con người và bình đẳng làm trung tâm.

D. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu vực, tạo dựng bản sắc ASEAN.

Đáp án đúng là: A

Câu 10. Năm 2020, tổ chức ASEAN đã có hoạt động nào sau đây?

A. Thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.

B. Kết nạp Đông Ti-mo là quốc gia thành viên thứ 11.

C. Tuyên bố chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

D. Thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.

Đáp án đúng là: A

Câu 11. Cộng đồng ASEAN được xây dựng dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng

A. Đối ngoại-Tiền tệ

B. Văn hóa-Xã hội 

C. Thể thao-Du lịch

D. Giáo dục-Công nghệ

Đáp án đúng là: B

Câu 12. AEC là tên viết tắt bằng tiếng Anh của

A. Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

B. Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN.

C. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN 

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: A

Câu 13. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Xây dựng một khu vực có sức cạnh tranh cao và phát triển đồng đều

B. Xây dựng một khu vực năng động, có quan hệ rộng mở với bên ngoài.

C. Lấy con người làm trung tâm, xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia.

D. Tạo ra sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ đầu tư và luồng vốn.

Đáp án đúng là: C

Câu 14. Việc xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đã mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo thuận lợi để xây dựng hai trụ cột Kinh tế và Chính trị-An ninh.

B. Góp phần xóa bỏ sự khác biệt về thể chế chính trị và văn hóa các nước.

C. Là nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập của ASEAN.

D. Tạo tiền đề để triển khai mục tiêu nhất thế hóa toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: A

Câu 15. Năm 1997, văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN đã được thông qua?

A. Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.

B. Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.

C. Tuyên bố Cua-la Lăm-pua.

D. Tầm nhìn ASEAN 2020.

Đáp án đúng là: D

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự thành lập Cộng đồng ASEAN?

A. Đáp ứng nguyện vọng phát triển của các quốc gia thành viên.

B. Đưa sự hợp tác toàn diện giữa các nước lên một nấc thang mới.

C. Góp phần định hướng cho sự phát triển của ASEAN trong tương lai.

D. Đánh dấu sự hoàn thiện về thể chế, chính sách hợp tác của ASEAN.

Đáp án đúng là: D

Câu 17. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015, tổ chức ASEAN không có hoạt động nào sau đây?

A. Thông qua bản Hiến chương ASEAN.

B. Chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

C. Thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009-2015.

D. Thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.

Đáp án đúng là: D

Câu 18. Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Tạo ra một khối phòng thủ chung để bảo vệ các nước.

B. Tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực.

C. Tạo ra một thị trường và nền tảng sản xuất thống nhất.

D. Nâng cao ý thức về cộng đồng và bản sắc chung ASEAN.

Đáp án đúng là: B

Câu 19. Trong giai đoạn 2009-2015, các quốc gia thành viên của tổ chức ASEAN đã

A. hoàn thiện đề xuất ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.

B. tích cực chuẩn bị cho sự xác lập của Cộng đồng ASEAN.

C. xóa bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán giữa các nước.

D. xây dựng cơ sở pháp lý để thành lập Cộng đồng ASEAN.

Đáp án đúng là: B

Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020?

A. Định hướng cho sự phát triển trong tương lai của tổ chức ASEAN.

B. Lần đầu tiên xác định được nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước.

C. Chứng tỏ việc triển khai xây dựng Cộng đồng ASEAN đã hoàn thành cơ bản.

D. Đánh dấu hoàn thành quá trình mở rộng ASEAN ra toàn khu vực Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: A

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

a) Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Ngay khi ra Tuyên bố ASEAN (năm 1967), ASEAN đã mong muốn:“xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình ở Đông Nam Á

- Tháng 12-1997, văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 xác định mục tiêu đưa ASEAN trở thành một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.

- Tháng 10-2003, ASEAN kí Tuyên bố về sự Hoà hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li II), đặt nền móng cho sự hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội.

- Tháng 01-2007, ASEAN đã quyết định đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN, thống nhất mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

b) Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là:

+ Xây dựng hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN.

+ Cộng đồng ASEAN trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài; hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân.

- Cộng đồng ASEAN cũng hướng tới mục tiêu làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, giữ vai trò trung tâm ở khu vực thông qua nhiều khuôn khổ và được lồng ghép vào hoạt động của từng trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

c) Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Tháng 02-2009, ASEAN thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn từ 2009-2015, kèm theo kế hoạch tổng thể xây dựng ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN(APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)và Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN (ASCC).

- Ngày 09-4-2010, ASEAN thống nhất chủ đề: “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động” tập trung triển khai các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015.

- Ngày 21-11-2015, ASEAN ra Tuyên bố Cu-a-la-Lăm-pơ về việc thành lập Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: APSC, AEC và ASCC. Sau đó, ASEAN quyết định chọn ngày 31-12-2015 làm mốc thành lập Cộng đồng ASEAN.

2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

a) Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC)

- Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN nỗ lực tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới để các quốc gia trong khu vực sống hoà bình với nhau và với thế giới trong một môi trường bình đẳng, dân chủ, hoà hợp.

- Nội dung chính của APSC bao gồm:

+ Hoạt động giữa các thành viên dựa trên các giá trị, chuẩn mực chung;

+ Gắn kết, hoà bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện;

+ Xây dựng một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.

b) Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

- Cộng đồng Kinh tế ASEAN hướng đến tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, có sự di chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế-xã hội.

- Nội dung chính của AEC bao gồm:

+ Tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất;

+ Xây dựng một khu vực có sức cạnh tranh, phát triển đồng đều;

+ Đưa Cộng đồng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

c) Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN (ASCC)

- Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN hướng đến xây dựng một cộng đồng lấy con người làm trung tâm; xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc. ASCC chú trọng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của khu vực, thúc đẩy trao đổi văn hoá, đề cao nguyên tắc thống nhất trong đa dạng.

- Nội dung chính của ASCC bao gồm:

+ Chú trọng phát triển con người;

+ Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực;

+ Đảm bảo môi trường bền vững;

+ Tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu vực;

+ Tạo dựng bản sắc ASEAN.

3. Cộng đồng ASEAN sau năm 2015

a) Tầm nhìn ASEAN sau năm 2015

- Ngày 21-11-2015, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 27 ở Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), ASEAN thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

- Tháng 11-2020, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 ở Hà Nội (Việt Nam), ASEAN triển khai soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 theo lộ trình đã đề ra.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

b) Những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN

♦ Những thách thức của Cộng đồng ASEAN

- Vấn đề an ninh được xem là thách thức lớn nhất mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt. Đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại không gian chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trực tiếp là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ giữa các quốc gia ASEAN gây khó khăn cho các nước trong quá trình hợp tác; việc thực hiện các mục tiêu mà Cộng đồng ASEAN đề ra cũng trở nên khó khăn.

- Sự khác biệt trong hệ thống chính trị giữa các nước ASEAN cũng ảnh hưởng đến khả năng hợp tác hoà hợp cộng đồng.

- Những vấn đề an ninh phi truyền thống như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,... gia tăng, ảnh hưởng đến sự ổn định để phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.

♦ Những triển vọng của Cộng đồng ASEAN

- Cộng đồng ASEAN là một tổ chức liên Chính phủ, tiếp tục phát huy đặc trưng “thống nhất trong đa dạng” tạo dựng sự đoàn kết, tự cường, thích ứng hiệu quả trước những biến động phức tạp của thế giới và khu vực, mở rộng quan hệ hợp tác ngoại khối.

- Quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách và các cơ chế hợp tác của Cộng đồng tiếp tục được đẩy mạnh, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển của các thành viên trong Cộng đồng, đưa khu vực Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực phát triển năng động bậc nhất của thế giới.

- Trong hoạt động đối ngoại, Cộng đồng ASEAN thông qua tổ chức ASEAN ngày càng mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, tham gia và đóng vai trò quan trọng tại nhiều cơ chế, diễn đàn hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá