27 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

565

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 27 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Phần 1. 27 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là bài học kinh nghiệm được rút ra từ các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay?

A. Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

B. Phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

C. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

D. Tận dụng nguồn lực hỗ trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đúng là: D

Câu 2. Đâu không phải là nghệ thuật quân sự nổi bật trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay?

A. Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy.

B. Đánh địch bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).

C. Phối hợp mặt trận chính diện và sau lưng địch.

D. Đánh chớp nhoáng, chinh phục từng gói nhỏ.

Đáp án đúng là: D

Câu 3. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay?

A. Mục đích đấu tranh của ta là chính nghĩa. 

B. Kẻ thù gặp khó khăn trong quá trình xâm lược

C. Lực lượng quân sự của ta lớn mạnh hơn kẻ thù.

D. Ta nhận được ủng hộ, giúp đỡ to lớn từ bên ngoài.

Đáp án đúng là: A

Câu 4. Thuận lợi  hàng đầu của Việt Nam sau 1975 là 

A. đất nước đã được hoàn toàn độc lập thống nhất.

B. có miền Bắc hoàn toàn giải phóng, phát triển kinh tế.

C. nhân dân phấn khởi với chiến thắng mới giành được.

D. các nước trên thế giới tiếp tục ủng hộ cách mạng Việt Nam.

Đáp án đúng là: A

Câu 5. Ý nào sau đây là bối cảnh trong nước của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 ở Việt Nam?

A. Xu thế hoà hoãn Đông - Tây tiếp tục diễn ra.

B. Đất nước mới chỉ giải phóng được miền Bắc.

C. Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

D. Quan hệ giữa các nước lớn ẩn chứa nhiều phức tạp.

Đáp án đúng là: C

Câu 6. Trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1979, cuộc chiến đấu ở biên giới Tây Nam của quân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Đánh đổ phát xít.

B. Đánh đổ phong kiến. 

C. Bảo vệ Tổ quốc.

D. Giải phóng dân tộc.

Đáp án đúng là: C

Câu 7. Việt Nam đã làm gì khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 đến hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014?

A. Kêu gọi Trung Quốc và các nước trong khu vực kiềm chế, tiến đến đàm phán ngoại giao.

B. Kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp khu vực và quốc tế, đẩy mạnh đấu tranh quân sự.

C. Tăng cường lực lượng trên toàn Biển Đông, khiến Trung Quốc chịu nhiều thiệt hại.

D. Tăng cường lực lượng tại khu vực đặc quyền kinh tế, tích cực đấu tranh ngoại giao.

Đáp án đúng là: D  

Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc Việt Nam từ sau tháng 4 năm 1975 ?

A. Làm thất bại ý đồ và hành động xâm lược, chống phá Việt Nam và các thế lực thù địch.

B. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai

D. Tạo điều kiện thuận lợi mở đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Châu Á.

Đáp án đúng là: D

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa quốc tế của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam từ sau tháng 4 năm 1975 ?

A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

B. Góp phần bảo vệ nền hoà bình ở Đông Dương.

C. Làm nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Cam Pu Chia.

D. Góp phần bảo vệ nền hoà bình ở khu vực Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: A

Câu 10. Một trong những ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay là

A. củng cố sức mạnh của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

B. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

C. tạo điều kiện cho Việt Nam có đủ điều kiện được gia nhập tổ chức ASEAN.

D. thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.

Đáp án đúng là: B

Câu 11. Khi tiến hành cuộc xâm lược ở biên giới phía Bắc nước ta, thủ đoạn chủ yếu mà quân đội Trung Quốc sử dụng là?

A. Đánh nhanh thắng nhanh.

B. Đánh chắc tiến chắc.

C. Vây thành, diệt viện.

D. Tiến quân thần tốc.

Đáp án đúng là: A

Câu 12. Một trong những điểm giống nhau giữa cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là

A. bảo vệ chủ quyền quốc gia,dân tộc. 

B. đều chống lại kẻ thù là quân Trung Quốc.

C. đều chống lại kẻ thù là quân Pôn Pốt.

D. đều mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc.

Đáp án đúng là: A

Câu 13. Một trong những bài học được rút ra từ các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay là

A. tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

B. kiên quyết đấu tranh bằng biện pháp quân sự.

C. gia nhập vào các khối liên minh quân sự.

D. thiết lập quan hệ chiến lược với các nước.

Đáp án đúng là: A

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay?

A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc.

B. Làm thất bại âm mưu và hành động xâm lược của các thế lực thù địch..

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.

D. Mở ra thời kì mới, thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

Đáp án đúng là: D

Câu 15. Sau khi lên nắm quyền (4/1975), tập đoàn Pôn Pốt-Iêng Xa-ri-Khiêu Xăm-phon đã có hành động nào sau đây?

A. Tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước. 

B. Tiến hành các hoạt động khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. 

C. Ủng hộ, giúp đỡ công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam.

D. Liên kết với các nước Đông Nam Á để chống lại Trung Quốc.

Đáp án đúng là: B

Câu 16. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam thắng lợi đã

A. chấm dứt vĩnh viễn mọi cuộc chiến tranh từ thế lực ngoại xâm..

B. chấm dứt mọi cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc.

C. mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

D. làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Campuchia.

Đáp án đúng là: D

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay?

A. Không ngừng phát huy tinh thần yêu nước.

B. Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.

D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Đáp án đúng là: C

Câu 18. Một trong những ý nghĩa quốc tế của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam từ sau tháng 4-1975 là

A. làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Cam-pu-chia.

B. đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. âm mưu xâm phạm lãnh thổ Việt Nam thất bại.

D. chấm dứt sự chia cắt đất nước kéo dài hơn hai thập kỷ.

Đáp án đúng là: A

Câu 19. Trong những năm 1976-1986, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?

A. Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

B. Kháng chiến chống Pháp.

C. Đấu tranh giành chính quyền.

D. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đáp án đúng là: D

Câu 20. Ý nào sau đây là bối cảnh lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 ở Việt Nam?

A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. 

B. Đất nước tiếp tục chia cắt bởi thế lực bên ngoài.

C. Mĩ hoàn thành thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

D.  Xu thế hoà hoãn Đông-Tây tiếp tục diễn ra.

Đáp án đúng là: D

Câu 21. Một trong những hành động thực thi chủ quyền của Chính phủ Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là

A. thường xuyên tiến hành tập trận quân sự với Mĩ. 

B. thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

C. đã tiến hành quân sự hoá các đảo lớn. 

D. cho Mỹ thuê lại các bến cảng ở Trường Sa.

Đáp án đúng là: B

Câu 22. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam trong những năm 1979 - 1989, diễn ra trên những địa bàn nào sau đây?

A. Trên toàn tuyến biên giới đất liền của lãnh thổ Việt Nam.

B. Chủ yếu ở các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng.

C. Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Nội, Hải Phòng, Lai Châu.

D. Các tỉnh biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

Đáp án đúng là: D  

Câu 23. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua việc

A. thành lập huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa 

B. thành lập đội Hoàng Sa, Bắc Hải và Trường Đà

C. cho hoàn thiện tập Đại Nam nhất thống toàn đồ

D. cử thủy quân ra tuần tra đảo định kì hàng năm

Đáp án đúng là: A

Câu 24. Chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông là gì?

A. Biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

B. Xây dựng căn cứ hải quân để khẳng định chủ quyền.

C. Kiên quyết sử dụng các biện pháp quân sự cứng rắn.

D. Đàm phán hòa bình, chia sẻ quyền lợi cho các bên.

Đáp án đúng là: A

Câu 25. Một trong những hành động thực thi chủ quyền của Chính phủ Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là

A. quân sự hoá các đảo. 

B. xây dựng bia chủ quyền.

C. xây dựng các căn cứ quân sự.

D. Làm đồng minh với Mĩ.

Đáp án đúng là: B

Câu 26. Các cuộc chiến đấu anh dũng của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia trong năm 1988 đã diễn ra ở các đảo

A. Cô Tô, Cát Bà.

B. Côn Đảo, Phú Quốc.

C. Gạc Ma, Cô Lin. 

D. An Bang, Hòn Tre.

Đáp án đúng là: C

Câu 27. Trong giai đoạn 1984-1989, địa bàn nào sau đây tiếp tục là chiến trường ác liệt giữa quân đội Việt Nam và Trung Quốc?

A. Khu vực biên giới thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

B. Một số huyện biên giới ở các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên.

C. Khu vực biên giới thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Cao Bằng.

D. Khu vực biên giới thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Đáp án đúng là: D

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

1. Bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay

- Thế giới:

+ Xu thế hoà hoãn Đông - Tây tiếp tục diễn ra, nhưng tình trạng bất ổn, xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới.

+ Quan hệ giữa các nước lớn ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp.

- Trong nước:

+ Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Tình hình kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn.

+ Bị Mỹ bao vây, cấm vận.

+ Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Cam-pu-chia có nhiều dấu hiệu bất ổn.

2. Diễn biến chính của quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975

a) Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam Việt Nam

- Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân dân phải tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam chống lại sự xâm lược của tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn Pốt cầm đầu.

- Từ sau ngày 30-4-1975 đến tháng 4-1977, Quân Pôn Pốt liên tục khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, gây xung đột ở biên giới.

- Đêm 30-4-1977, quân Pôn Pốt tấn công và gây ra các vụ thảm sát : ở Ba Chúc-An Giang, Tân Lập-Tây Ninh,... Quân và dân các tình biên giới Tây Nam đánh đuổi quân xâm lấn, bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới.

- Cuối tháng 12-1978, Quân Pôn Pốt huy động 19/23 sư đoàn tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công tiêu diệt và quét sạch quân xâm lược khỏi nước ta.

- Đầu năm 1979, theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với quân dân Cam-pu-chia chiến đấu, lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ, giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh (ngày 07-01-1979), thiết lập lại quan hệ láng giềng.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

b) Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc

- Từ giữa năm 1975, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trở nên căng thẳng. Sau đó, Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật, gây ra vấn đề người Hoa ở Việt Nam, khiêu khích xâm phạm biên giới phía Bắc của Việt Nam.

- Sáng ngày 17-02-1979, Trung Quốc huy động 32 sư đoàn (60 vạn quân), tiến công sang toàn bộ sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc đã đứng lên chiến đấu.

- Trước cuộc chiến đấu ngoan cường của quân dân Việt Nam và sự phản đối của dư luận quốc tế, ngày 05 - 3 - 1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân.

- Tuy nhiên, tình hình trên tuyến biên giới phía Bắc vẫn tiếp tục căng thẳng kéo dài đến năm 1989, đặc biệt là ở Vị Xuyên (Hà Giang).

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

c) Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông

- Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trong các năm 1979, 1981, 1988, Việt Nam liên tục công bố Sách trắng khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.

- Năm 1982, Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Đồng Nai). Ngày 28 - 12 - 1982, Quốc hội khoá XII ra Nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh. Tháng 7 - 1989, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.

- Để bảo vệ chủ quyển biển đảo quốc gia, Việt Nam triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền ở huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa: triển lâm các hiện vật, xây dựng bia chủ quyền, thiết lập ngọn hải đăng, xây chùa, trường học, bưu điện, hỗ trợ cuộc sống người dân,...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

- Việt Nam đã xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng và an ninh.

- Việt Nam tăng cường xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt; kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống các mưu đồ xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

- Việt Nam kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp biển, đảo bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế (đưa công hàm phản đối Trung Quốc về đường chín đoạn ở Biển Đông, phản đối xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hoá các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, ngăn chặn các hành vi lợi dụng ấn phẩm văn hoá xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam,...).

- Ngày 14-3-1988, quân Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đạo của Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo, hàng chục chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hi sinh. Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn đề này.

3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay

- Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là chiến tranh tự vệ chính đáng của Việt Nam, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc của Việt Nam; góp phần bảo vệ hoà bình ổn định trong khu vực Đông Nam Á.

- Chiến đấu bảo vệ và giữ gìn biển đảo khẳng định chủ quyền thực tế của Việt Nam trên Biển Đông. Đó là cuộc đấu tranh chính nghĩa, phù hợp với truyền thống anh dũng, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế; thể hiện ý chí quyết tâm của Việt Nam đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp bảo vệ chủ quyền, giữ gìn hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.

4. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

- Luôn nêu cao tinh thần yêu nước và lòng nhân đạo cao cả của con người Việt Nam: Truyền thống yêu nước và lòng nhân đạo cao cả của người Việt Nam là truyền thống và cũng là bài học lịch sử của cha ông trong đánh giặc giữ nước, đã phát huy trong kháng chiến trường kì chống thực dân đế quốc xâm lược, nay tiếp tục phát huy trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ mối quan hệ lâu đời giữa các nước anh em.

- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc: Thực tiễn cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi cần phát huy vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất nhằm tập hợp các lực lượng của cả dân tộc vào việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của khu vực, quốc tế:

+ Trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là nhân tố quan trọng đưa đến thắng lợi.

+ Biểu hiện thông qua việc tổ chức, phát huy nội lực của toàn dân; đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng thus đồng quốc tế. của toàn dân đồng thời trong

- Vận dụng sáng tạo và phát huy nghệ thuật lãnh đạo chính trị và quân sự toàn diện, thống nhất trong cả nước:

+ Vận dụng sáng tạo, linh hoạt nghệ thuật lãnh đạo chính trị và quân sự, thể hiện qua đường lối và sách lược cách mạng của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của từng thời kì: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng (cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

+ Về nghệ thuật quân sự, tiến hành chiến tranh nhân dân, kết hợp ba mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận), kết hợp chặt chẽ ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích), phối hợp chiến trường...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá