20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

554

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Câu 1. ASEAN phát triển số lượng thành viên từ 5 nước lên 10 nước trong giai đoạn nào sau đây?

A. 1967-1976 

B. 1976-1999 

C. 1999-2015 

D. 2015-2020

Đáp án đúng là: B

Câu 2. Quốc gia nào sau đây trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN?

A. Việt Nam

B. Lào

C. Bru-nây 

D. Mi-an-ma

Đáp án đúng là: C

Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng về quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN?

A. Phù hợp với mong muốn, lợi ích của các nước thành viên.

B. Góp phần nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế

C. Sự gắn kết các quốc gia có chế độ khác nhau vì mục tiêu chung.

D. Quá trình mở rộng thành viên không chịu tác động từ bên ngoài

Đáp án đúng là: D

Câu 4. Từ năm 2015 đến nay, Cộng đồng ASEAN được xây dựng và phát triển dựa trên 3 trụ cột chính là chính trị-an ninh, văn hóa-xã hội và

A. tiền tệ 

B. đối ngoại

C. kinh tế

D. quân sự

Đáp án đúng là: C

Câu 5. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh

A. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

B. một số tổ chức hợp tác mang tính khu vực đã ra đời.

C. Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ.

D. trật tự thế giới hai cực Ianta đã sụp đổ hoàn toàn.

Đáp án đúng là: B

Câu 6. Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Có sự đồng nhất giữa các quốc gia về chính trị, kinh tế

B. Mọi quyết định có giá trị như pháp luật của quốc gia

C. Có đóng góp cho nền hòa bình ở khu vực và thế giới

D. Là tổ chức khu vực được thành lập sớm nhất thế giới

Đáp án đúng là: C

Câu 7. Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại là do tác động từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Các nước có trình độ phát triển kinh tế không đồng đều.

B. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN không phù hợp.

C. Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa các nước

D. Tác động của trật tự hai cực I-an-ta và chiến tranh lạnh.

Đáp án đúng là: D

Câu 8. Từ năm 1967 đến năm 1976, ASEAN có hoạt động nào sau đây?

A. Thông qua bản Hiến chương ASEAN.

B. Ra tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.

C. Lần lượt kết nạp Bru-nây và Việt Nam làm thành viên.

D. Ra tuyên bố về việc xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Đáp án đúng là: B

Câu 9. Thành tựu quan trọng của tổ chức ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX là

A. ra tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.

B. thành lập và phát triển Cộng đồng ASEAN.

C. thông qua bản Hiến chương ASEAN . 

D. phát triển số lượng thành viên của tổ chức.

Đáp án đúng là: D

Câu 10. Nội dung nào sau đây có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN?

A. Những tác động của cuộc chiến tranh lạnh ở Đông Nam Á.

B. Xu thế hòa hoãn Đông -Tây và toàn cầu hóa đang diễn ra.

C. Sự xác lập và phát triển của trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

D. Nguyện vọng, nhu cầu hợp tác giữa các nước trong khu vực.

Đáp án đúng là: D

Câu 11. “ Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học-kĩ thuật và hành chính,…”

(Theo Tuyên bố ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.16).

Đoạn tư liệu trên phản ánh

A. mục đích thành lập của tổ chức ASEAN. 

B. nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN

C. thời cơ khi Việt Nam gia nhập ASEAN

D. triển vọng và thách thức của tổ chức ASEAN

Đáp án đúng là: A

Câu 12. Nhận định nào dưới đây phản ánh đúng về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Quá trình mở rộng thành viên diễn ra lâu dài, liên tục trong thời gian tồn tại.

B. Hợp tác có hiệu quả cao từ khi ra đời, tạo vị thế quan trọng trên trường quốc tế.

C. Được thành lập nhằm đối phó với những thách thức về an ninh và kinh tế.

D. Làm thất bại mưu đồ của các cường quốc muốn gia tăng ảnh hưởng ở khu vực.

Đáp án đúng là: C

Câu 13. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

A. nhu cầu duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. sự quan tâm và chỉ đạo của tổ chức Liên hợp quốc.

C. yêu cầu đối phó với các cường quốc trong khu vực. 

D. nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia thành viên.

Đáp án đúng là: D

Câu 14. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không chịu tác động bởi nhân tố nào sau đây?

A. Nhu cầu liên kết, hợp tác khu vực. 

B. Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật.

C. Xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ.

D. Cuộc chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô.

Đáp án đúng là: C

Câu 15. Các thành viên sáng lập tổ chức ASEAN (1967) gồm

A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan, Brunây.

B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan, Philippin

C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan,Việt Nam.

D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma

Đáp án đúng là: B

Câu 16. Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là

A. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu. 

B. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự.

C. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự.

D. tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa

Đáp án đúng là: D

Câu 17. Năm 1967, ở khu vực Đông Nam Á, tổ chức nào sau đây được thành lập?

A. Cộng đồng than- thép châu Âu

B. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

Đáp án đúng là: C

Câu 18. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 nhằm đáp ứng nhu cầu 

A. tạo sự cân bằng sức mạnh với Mĩ.

B. tăng cường sức mạnh quân sự.

C. đoàn kết để giải phóng dân tộc.

D. hợp tác để cùng phát triển.

Đáp án đúng là: D

Câu 19. Năm 1963, ở khu vực Đông Nam Á, tổ chức nào sau đây được thành lập?

A. MAPHILINDO

B. Hiệp hội Đông Nam Á (ASA)

C. Cộng đồng châu Âu

D. Hội đồng tương trọ kinh tế (SEV)

Đáp án đúng là: A

Câu 20. Hình ảnh sau là lá cờ của tổ chức nào?

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 4 (có đáp án): Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 

B. Liên minh châu Âu

C. Liên hợp quốc 

D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Đáp án đúng là: A

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

1. Quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN

a) Quá trình hình thành ASEAN

- Sau khi giành được độc lập, các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế, yêu cầu hợp tác khu vực trở nên cấp thiết. Xu thế khu vực hoá trên thế giới những năm 50, 60 của thế kỉ XX cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.

- Mặt khác, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc bên ngoài đã có sự can dự vào khu vực Đông Nam Á. Sự xuất hiện những nhân tố mới này đã trở thành cơ sở để thành lập nên một tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa các quốc gia ở Đông Nam Á.

- Từ cuối những năm 50 - đầu những năm 60 của thế kỉ XX, một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á, như:

+ Tháng 01-1959, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), gồm Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin ra đời.

+ Năm 1961: Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Phi-lip-pin thỏa thuận thành lập Hiệp hội Đông Nam Á (ASA).

+ Năm 1963: Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a thoả thuận thành lập tổ chức MAPHILINDO.

+ Năm 1966: Ngoại trưởng Thái Lan gửi ngoại trưởng các nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po dự thảo về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với năm nước sáng lập là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

b) Mục đích thành lập ASEAN

- Mục đích thành lập của ASEAN:

+ Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội, hướng đến thúc đẩy các nước thành viên phát triển;

+ Nỗ lực phát triển khu vực Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, tự do, thịnh vượng và thống nhất tất cả các nước thành viên.

2. Hành trình phát triển của ASEAN

a) Từ ASEAN 5 (1967) đến ASEAN 10 (1999)

- Trong giai đoạn 1967 - 1999, ASEAN đã phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10.

+ 1967: ASEAN được thành lập (5 nước thành viên)

+ 1984: Bru-nây gia nhập ASEAN (thành viên thứ 6)

+ 1995: Việt Nam gia nhập ASEAN (thành viên thứ 7)

+ 1997: Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN (thành viên thứ 8, thứ 9)

+ 1999: Cam-pu-chia gia nhập ASEAN (thành viên thứ 10)

- Việc 10 nước trong khu vực trở thành thành viên ASEAN đánh dấu bước phát triển trong liên kết khu vực ở Đông Nam Á.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

b) Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN (1967 đến nay)

- Giai đoạn 1967-1976:

+ ASEAN tập trung phát triển cơ cấu tổ chức, hoàn thiện nguyên tắc hoạt động, chú trọng hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức;

+ Tháng 11-1971, ra Tuyên bố về Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN).

- Giai đoạn 1976-1999:

+ Năm 1976, ASEAN ra Tuyên bố về sự Hoà hợp ASEAN I (Tuyên bố Ba-li I) góp phần phát triển mạnh hệ thống tổ chức, trong đó Hội nghị Thượng đỉnh là cơ chế hoạt động cao nhất của ASEAN; kí Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) tạo cơ sở cho sự phát triển và hợp tác kinh tế giữa các thành viên, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác, đối thoại với các đối tác bên ngoài;

+ Mở rộng ASEAN 5 thành ASEAN 10.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- Giai đoạn 1999-2015:

+ ASEAN chú trọng củng cố sự đoàn kết trong tổ chức, đóng vai trò trung tâm trong quá trình liên kết khu vực Đông Á.

+ Sau khi thông qua Hiến chương ASEAN (2007), ASEAN thông qua lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột (2009): Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN (ASCC).

- Giai đoạn 2015-nay:

+ Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập, ASEAN tập trung thực hiện các mục tiêu của cộng đồng, thúc đẩy hợp tác nội khối trên cơ sở ba trụ cột APSC, AEC và ASCC.

+ ASEAN chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các chủ thể bên ngoài, tiếp tục phát huy vị thế trung tâm tại các diễn đàn hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm đảm bảo hoà bình và phát triển.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá