Giải SGK Lịch sử 12 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

1.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Khởi động trang 28 Lịch Sử 12: Vậy, quá trình hình thành, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN như thế nào? Nội dung của các trụ cột là gì? Cộng đồng ASEAN có những triển vọng và thách thức gì hiện nay?

Lời giải:

♦ Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN ASEAN

- Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN đã khởi nguồn từ khi ASEAN thành lập (1967).

- Năm 1997, tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức được tổ chức tại Ma-lai-xi-a, các nước thành viên đã thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020, qua đó chính thức khẳng định ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN.

♦ Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN: đưa ASEAN trở thành một cộng đồng với ba trụ cột có mức độ liên kết sâu rộng hơn, ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN, đồng thời mở rộng hợp tác với bên ngoài.

♦ Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Để thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên đã thông qua kế hoạch triển khai cụ thể trên ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế văn hoá-xã hội.

- Sau sáu năm thực hiện, đến năm 2015, ASEAN đã hoàn thành về cơ bản việc triển khai các kế hoạch xây dựng cộng đồng.

- Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN kể từ ngày 31-12-2015.

♦ Thách thức của ASEAN:

- Cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực;

- Diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông và tình hình quốc tế;

- Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,...

♦ Triển vọng của ASEAN

- ASEAN sẽ tiếp tục phát triển với mức độ liên kết, hợp tác ngày càng sâu rộng trên cả ba trụ cột, tiếp tục là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới.

- Về đối ngoại, ASEAN có quan hệ rộng mở với các đối tác bên ngoài, đồng thời có uy tín, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

Câu hỏi trang 29 Lịch Sử 12: Nêu những nét chính về ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN

Lời giải:

- Ngay khi ra Tuyên bố ASEAN (năm 1967), ASEAN đã mong muốn:“xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình ở Đông Nam Á

- Tháng 12-1997, văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 xác định mục tiêu đưa ASEAN trở thành một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.

- Tháng 10-2003, ASEAN kí Tuyên bố về sự Hoà hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li II), đặt nền móng cho sự hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội.

- Tháng 01-2007, ASEAN đã quyết định đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN, thống nhất mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Câu hỏi trang 29 Lịch Sử 12: Nêu mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN

Lời giải:

- Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là:

+ Xây dựng hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN.

+ Cộng đồng ASEAN trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài; hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân.

- Cộng đồng ASEAN cũng hướng tới mục tiêu làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, giữ vai trò trung tâm ở khu vực thông qua nhiều khuôn khổ và được lồng ghép vào hoạt động của từng trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 12: Nêu những nét chính về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

Lời giải:

- Tháng 02-2009, ASEAN thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn từ 2009-2015, kèm theo kế hoạch tổng thể xây dựng ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN(APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)và Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN (ASCC).

- Ngày 09-4-2010, ASEAN thống nhất chủ đề: “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động” tập trung triển khai các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015.

- Ngày 21-11-2015, ASEAN ra Tuyên bố Cu-a-la-Lăm-pơ về việc thành lập Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: APSC, AEC và ASCC. Sau đó, ASEAN quyết định chọn ngày 31-12-2015 làm mốc thành lập Cộng đồng ASEAN.

2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 12: Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN phát triển dựa trên những nội dung nào?

Lời giải:

- Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN nỗ lực tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới để các quốc gia trong khu vực sống hoà bình với nhau và với thế giới trong một môi trường bình đẳng, dân chủ, hoà hợp.

- Nội dung chính của APSC bao gồm:

+ Hoạt động giữa các thành viên dựa trên các giá trị, chuẩn mực chung;

+ Gắn kết, hoà bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện;

+ Xây dựng một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 12: Cộng đồng Kinh tế ASEAN phát triển dựa trên những nội dung nào?

Lời giải:

- Cộng đồng Kinh tế ASEAN hướng đến tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, có sự di chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế-xã hội.

- Nội dung chính của AEC bao gồm:

+ Tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất;

+ Xây dựng một khu vực có sức cạnh tranh, phát triển đồng đều;

+ Đưa Cộng đồng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 12: Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN phát triển dựa trên những nội dung nào?

Lời giải:

- Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN hướng đến xây dựng một cộng đồng lấy con người làm trung tâm; xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc. ASCC chú trọng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của khu vực, thúc đẩy trao đổi văn hoá, đề cao nguyên tắc thống nhất trong đa dạng.

- Nội dung chính của ASCC bao gồm:

+ Chú trọng phát triển con người;

+ Xây dựng cộng đồng các xã hội dùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực;

+ Đảm bảo môi trường bền vững;

+ Tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu vực;

+ Tạo dựng bản sắc ASEAN.

3. Cộng đồng ASEAN sau năm 2015

Câu hỏi trang 31 Lịch Sử 12: Khai thác Tư liệu trên, trình bày tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN sau năm 2015

Khai thác Tư liệu trên, trình bày tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN sau năm 2015

Lời giải:

- Ngày 21-11-2015, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 27 ở Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), ASEAN thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

- Tháng 11-2020, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 ở Hà Nội (Việt Nam), ASEAN triển khai soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 theo lộ trình đã đề ra.

Câu hỏi trang 32 Lịch Sử 12: Nêu những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN

Lời giải:

♦ Những thách thức của Cộng đồng ASEAN

- Vấn đề an ninh được xem là thách thức lớn nhất mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt. Đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại không gian chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trực tiếp là khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ giữa các quốc gia ASEAN gây khó khăn cho các nước trong quá trình hợp tác; việc thực hiện các mục tiêu mà Cộng đồng ASEAN đề ra cũng trở nên khó khăn.

- Sự khác biệt trong hệ thống chính trị giữa các nước ASEAN cũng ảnh hưởng đến khả năng hợp tác hoà hợp cộng đồng.

- Những vấn đề an ninh phi truyền thống như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,... gia tăng, ảnh hưởng đến sự ổn định để phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.

♦ Những triển vọng của Cộng đồng ASEAN

- Cộng đồng ASEAN là một tổ chức liên Chính phủ, tiếp tục phát huy đặc trưng “thống nhất trong đa dạng” tạo dựng sự đoàn kết, tự cường, thích ứng hiệu quả trước những biến động phức tạp của thế giới và khu vực, mở rộng quan hệ hợp tác ngoại khối. 

- Quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách và các cơ chế hợp tác của Cộng đồng tiếp tục được đẩy mạnh, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển của các thành viên trong Cộng đồng, đưa khu vực Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực phát triển năng động bậc nhất của thế giới.

- Trong hoạt động đối ngoại, Cộng đồng ASEAN thông qua tổ chức ASEAN ngày càng mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, tham gia và đóng vai trò quan trọng tại nhiều cơ chế, diễn đàn hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Luyện tập (trang 32)

Luyện tập 1 trang 32 Lịch Sử 12: Lập bảng thống kê các sự kiện về sự hình thành Cộng đồng ASEAN

Lời giải:

Thời gian

Sự kiện

1967

ASEAN bày tỏ mong muốn: xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình ở Đông Nam Á

Tháng 12/1997

Văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 xác định mục tiêu đưa ASEAN trở thành một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.

Tháng 10/2003

ASEAN kí Tuyên bố về sự Hoà hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li II), đặt nền móng cho sự hình thành Cộng đồng ASEAN

Tháng 1/2007

ASEAN đã quyết định đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN, thống nhất mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Tháng 2/2009

ASEAN thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn từ 2009-2015

Tháng 4/2010

ASEAN thống nhất chủ đề: “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động” tập trung triển khai các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015.

21/11/2015

ASEAN ra Tuyên bố Cu-a-la-Lăm-pơ về việc thành lập Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: APSC, AEC và ASCC. 

31/12/2015

ASEAN quyết định chọn ngày 31-12-2015 làm mốc thành lập Cộng đồng ASEAN.

 

Luyện tập 2 trang 32 Lịch Sử 12: Vẽ sơ đồ tư duy nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Vẽ sơ đồ tư duy nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

Vận dụng (trang 32)

Vận dụng trang 32 Lịch Sử 12: Thông qua các nguồn tư liệu trên internet, hãy cho biết những đóng góp của Việt Nam cho sự phát triển của Cộng đồng ASEAN sau năm 2015.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Một số đóng góp của Việt Nam cgo sự phát triển của Cộng đồng ASEAN:

- Năm 2016, Việt Nam tiếp tục tham gia đầy đủ, hoàn thành nghiêm túc các cam kết và đóng góp hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN

- Năm 2018, Việt Nam Tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN)

- Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN; đồng thời, Việt Nam đã tổ chức thành công: Hội nghị Cấp cao ASEAN 36; Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41); Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53; Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37,…

+ Tháng 11/2021, Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn cấp cao của ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững

+ Tháng 7/2022, Chủ tịch luân phiên ACBA (Ủy ban các nước ASEAN tại Buenos Aires)

+ Tháng 11/2022, Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 40, 41, Việt Nam đã có nhiều đóng góp thực chất cho hợp tác ASEAN với các đối tác và thành công chung của các hội nghị

+ Tháng 5/2023, Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 42, Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào việc củng cố đoàn kết ASEAN và ứng phó hiệu quả với các thách thức

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Bài 5. Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Bài 6. Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)

Bài 9. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 5. Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

a) Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Ngay khi ra Tuyên bố ASEAN (năm 1967), ASEAN đã mong muốn:“xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình ở Đông Nam Á

- Tháng 12-1997, văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 xác định mục tiêu đưa ASEAN trở thành một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.

- Tháng 10-2003, ASEAN kí Tuyên bố về sự Hoà hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li II), đặt nền móng cho sự hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội.

- Tháng 01-2007, ASEAN đã quyết định đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN, thống nhất mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

b) Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là:

+ Xây dựng hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN.

+ Cộng đồng ASEAN trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài; hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân.

- Cộng đồng ASEAN cũng hướng tới mục tiêu làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, giữ vai trò trung tâm ở khu vực thông qua nhiều khuôn khổ và được lồng ghép vào hoạt động của từng trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

c) Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Tháng 02-2009, ASEAN thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn từ 2009-2015, kèm theo kế hoạch tổng thể xây dựng ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN(APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)và Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN (ASCC).

- Ngày 09-4-2010, ASEAN thống nhất chủ đề: “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động” tập trung triển khai các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015.

- Ngày 21-11-2015, ASEAN ra Tuyên bố Cu-a-la-Lăm-pơ về việc thành lập Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: APSC, AEC và ASCC. Sau đó, ASEAN quyết định chọn ngày 31-12-2015 làm mốc thành lập Cộng đồng ASEAN.

2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

a) Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC)

- Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN nỗ lực tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới để các quốc gia trong khu vực sống hoà bình với nhau và với thế giới trong một môi trường bình đẳng, dân chủ, hoà hợp.

- Nội dung chính của APSC bao gồm:

+ Hoạt động giữa các thành viên dựa trên các giá trị, chuẩn mực chung;

+ Gắn kết, hoà bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện;

+ Xây dựng một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.

b) Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

- Cộng đồng Kinh tế ASEAN hướng đến tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, có sự di chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế-xã hội.

- Nội dung chính của AEC bao gồm:

+ Tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất;

+ Xây dựng một khu vực có sức cạnh tranh, phát triển đồng đều;

+ Đưa Cộng đồng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

c) Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN (ASCC)

- Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN hướng đến xây dựng một cộng đồng lấy con người làm trung tâm; xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc. ASCC chú trọng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của khu vực, thúc đẩy trao đổi văn hoá, đề cao nguyên tắc thống nhất trong đa dạng.

- Nội dung chính của ASCC bao gồm:

+ Chú trọng phát triển con người;

+ Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực;

+ Đảm bảo môi trường bền vững;

+ Tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu vực;

+ Tạo dựng bản sắc ASEAN.

3. Cộng đồng ASEAN sau năm 2015

a) Tầm nhìn ASEAN sau năm 2015

- Ngày 21-11-2015, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 27 ở Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), ASEAN thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

- Tháng 11-2020, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 ở Hà Nội (Việt Nam), ASEAN triển khai soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 theo lộ trình đã đề ra.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

b) Những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN

♦ Những thách thức của Cộng đồng ASEAN

- Vấn đề an ninh được xem là thách thức lớn nhất mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt. Đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại không gian chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trực tiếp là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ giữa các quốc gia ASEAN gây khó khăn cho các nước trong quá trình hợp tác; việc thực hiện các mục tiêu mà Cộng đồng ASEAN đề ra cũng trở nên khó khăn.

- Sự khác biệt trong hệ thống chính trị giữa các nước ASEAN cũng ảnh hưởng đến khả năng hợp tác hoà hợp cộng đồng.

- Những vấn đề an ninh phi truyền thống như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,... gia tăng, ảnh hưởng đến sự ổn định để phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.

♦ Những triển vọng của Cộng đồng ASEAN

- Cộng đồng ASEAN là một tổ chức liên Chính phủ, tiếp tục phát huy đặc trưng “thống nhất trong đa dạng” tạo dựng sự đoàn kết, tự cường, thích ứng hiệu quả trước những biến động phức tạp của thế giới và khu vực, mở rộng quan hệ hợp tác ngoại khối.

- Quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách và các cơ chế hợp tác của Cộng đồng tiếp tục được đẩy mạnh, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển của các thành viên trong Cộng đồng, đưa khu vực Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực phát triển năng động bậc nhất của thế giới.

- Trong hoạt động đối ngoại, Cộng đồng ASEAN thông qua tổ chức ASEAN ngày càng mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, tham gia và đóng vai trò quan trọng tại nhiều cơ chế, diễn đàn hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Đánh giá

0

0 đánh giá