20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Cách mạng tháng Tám năm 1945

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Câu 1. Những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:

A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

B. Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội.

C. Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Quảng Nam, Đà Nẵng.

D. Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Giang, Hải Dương.

Đáp án đúng là: A

Câu 2. Nội dung nào dưới đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám nổ ra?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

B. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.

C. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

D. Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

Đáp án đúng là: D

Câu 3. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu chế độ phong kiến ở Việt Nam đã sụp đổ hoàn toàn?

A. Giành được chính quyền ở Hà Nội. 

B. Khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. 

D. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Đáp án đúng là: C

Câu 4. Lực lượng thân Nhật nào sau đây tồn tại ở Việt Nam trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra?

A. Chính phủ Trần Trọng Kim.

B. Bọn Việt Quốc, Việt Cách.

C. Chính quyền Ngô Đình Diệm.

D. Chính quyền độc tài Batixta

Đáp án đúng là: A

Câu 5. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (14- 15/8/1945) đã thông qua kế hoạch nào sau đây?

A.Thống nhất các lực lượng vũ trang.

B. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội.

C. Lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.

D. Giải phóng dân tộc trong năm 1945.

Đáp án đúng là: C

Câu 6. Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là 

A.Trần Phú.

B. Trường Chinh.

C. Hồ Chí Minh.

D. Võ Nguyên Giáp.

Đáp án đúng là: C

Câu 7. Vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam là :

A. Tự Đức.

B. Hàm Nghi.

C. Duy Tân.

D. Bảo Đại.

Đáp án đúng là: D

Câu 8. Ngày 13/8/1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập cơ quan nào?

A. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng.

B. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

C. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

D. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.

Đáp án đúng là: C

Câu 9. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc  tại

A.Nhà hát lớn Hà Nội.

B. khu giải phóng Việt Bắc.

C. Dinh Độc Lập.   

D. Quảng trường Ba Đình.

Đáp án đúng là: D

Câu 10. Các đại biểu đều nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, đó là quyết định của:

A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15 - 8 - 1945).

B. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16 - 8 - 1945).

C. Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935.

D. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4 - 1945).

Đáp án đúng là: B

Câu 11. Ngày 30 - 8 - 1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị là sự kiện đánh dấu

A. nhiệm vụ dân tộc của cách mạng hoàn thành.

B. nhiệm vụ dân chủ của cách mạng hoàn thành.

C. chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn. 

D. Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trên cả nước.

Đáp án đúng là: C

Câu 12. Chiều ngày 16-8-1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị  Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng

A. thị xã Cao Bằng. 

B. thị xã Thái Nguyên.

C. thị xã Tuyên Quang.

D. thị xã Lào Cai.

Đáp án đúng là: B

Câu 13. Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập?

A. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).

B. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (8/1945).

C. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (8/1945)

D. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1/1946).

Đáp án đúng là: A

Câu 14. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công đã

A. làm thất bại học thuyết Aixenhao.

B. làm thất bại học thuyết Níchxơn.

C. làm thất bại học thuyết Kennơđi.

D. lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đáp án đúng là: D

Câu 15. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh

A. phát lệnh Tổng khởi nghĩa.

B. đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

C. công bố Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

D. đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

Đáp án đúng là: D

Câu 16. Một trong những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:

A.Cao Bằng.

B. Hải Dương.

C. Nam Định.

D. Thanh Hóa.

Đáp án đúng là: B

Câu 17. Một trong những địa phương giành chính quyền sau cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:

A.Bến Tre.

B. Bình Định.

C. Đồng Nai Thượng.

D. Cần Thơ.

Đáp án đúng là: C

Câu 18. Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thông qua quyết định nào dưới đây?

A. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội. 

B. Đã phát động cao trào kháng Nhật.

C. Thống nhất lực lượng vũ trang Việt Nam.

D. Phát lệnh Tổng khởi nghĩa trên cả nước.

Đáp án đúng là: D

Câu 19. Những địa phương giành chính quyền sau cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

A. Bến Tre, Long An.

B. Bình Định, Ninh Thuận.

C. Đồng Nai Thượng, Hà Tiên.

D. Cần Thơ, Hà Tiên.

Đáp án đúng là: C

Câu 20. Một trong những địa phương giành chính quyền sau cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:

A.Bến Tre.

B. Bình Định.

C. Hà Tiên.

D. Cần Thơ.

Đáp án đúng là: C

Câu 21. Tổ chức cách mạng nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi?

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. Việt Nam Quốc dân Đảng.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án đúng là: A

Câu 22: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp Tổng khởi nghĩa giành chính quyền được thắng lợi trong cả nước.

B. Ảnh hưởng lớn và quyết định đến các địa phương khác trong cả nước.

C. Đó là các cuộc khởi nghĩa hình mẫu trong Cách mạng tháng Tám.

D. Đánh dấu Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi hoàn toàn.

Đáp án đúng là: B

Câu 23. Thời cơ khách quan thuận lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kiện nào sau đây?

A. Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945).

B. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật (6, 9/8/1945).

C. Đức đã đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện (9/5/1945).

D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (15/8/1945).

Đáp án đúng là: D

Câu 24. Nội dung nào sau đây là bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo Tổng khởi giành chính quyền năm 1945 của Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Phải xây dựng được khối liên minh công - nông, xây dựng đoàn kết quốc tế.

B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai và hợp pháp, nửa hợp pháp.

C. Phải chú ý xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh để quyết định chiến trường.

D. Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, chớp thời cơ khởi nghĩa.

Đáp án đúng là: D

Câu 25. Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước khi

A. Nhật tiến hành đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.

B. Chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

C. Phe Đồng minh chuyển sang phản công trên khắp các mặt trận.

D. Liên quân Anh-Mĩ triển khai các hoạt động tấn công Nhật Bản.

Đáp án đúng là: B

Câu 26. Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là

A.sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.

B. sự chuẩn bị của Đảng trong 15 năm.

C. những thắng lợi của quân Đồng minh.

D. truyền thống yêu nước của dân tộc.

Đáp án đúng là: C

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

1. Bối cảnh lịch sử

- Trên thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

+ Đầu tháng 8-1945, quân Đồng minh dồn dập tấn công quân đội Nhật Bản ở châu Á -Thái Bình Dương. Ngày 6 và ngày 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản.

+ Cùng thời gian này, Hồng quân Liên Xô tấn công, tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

+ Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Ở trong nước:

+ Quân Nhật rệu rã, Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, dao động.

+ Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp đấu tranh; lực lượng cách mạng được xây dựng và rèn luyện qua thực tiễn, đặc biệt là cao trào kháng Nhật cứu nước (3-1945);

+ Ở nhiều địa phương, quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa khi thời cơ đến.

- Chủ trương của Đảng:

+ Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trên cả nước.

+ Từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.

+ Từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, cử ra Uỷ ban Dân tộc Giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

2. Diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Từ ngày 14/8/1945, tại nhiều nơi, cấp bộ Đảng, Việt Minh đã căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và vận dụng chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, để phát động nhân dân khởi nghĩa.

- Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa.

- Ngày 18/8/ 1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất.

- Tối 19/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.

- Ngày 23/8/1945, nhân dân Huế giành được chính quyền.

- Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi tại Sài Gòn.

- Ngày 28/8/1945, Đồng Nai Thượng, Hà Tiên là hai tỉnh cuối cùng giành được chính quyền.

- Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.

- Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Trong Cách mạng tháng Tám (1945), khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã tác động lớn đến các địa phương khác, đưa đến thắng lợi của tổng khởi nghĩa trên cả nước.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945

a) Nguyên nhân thắng lợi

♦ Nguyên nhân chủ quan

- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh cùng với đường lối cách mạng đúng đắn trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh Việt Nam.

- Truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do.

- Sự chủ động, linh hoạt của các cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh trong quá trình chỉ đạo, tổ chức khởi nghĩa.

- Quá trình chuẩn bị và xây dựng lực lượng cho cách mạng giải phóng dân tộc trong suốt 15 năm (từ năm 1930), gắn liền với những bài học kinh nghiệm quý báu.

♦ Nguyên nhân khách quan

- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa, đồng thời cổ vũ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của các tầng lớp nhân dân.

b) Ý nghĩa lịch sử

♦ Đối với Việt Nam

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra bước ngoặt lớn của dân tộc: kết thúc ách cai trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và gần 5 năm của quân phiệt Nhật; chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ.

- Đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoàn nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

- Mở đầu kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động năm chính quyền, làm chủ đất nước; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

- Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng bí mật trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.

♦ Đối với thế giới

- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa, làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc.

- Góp phần cổ vũ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đứng lên đấu tranh tự giải phóng, đồng thời có ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Lào và Cam-pu-chia.

c) Bài học kinh nghiệm

- Bài học về sự lãnh đạo của Đảng: Đảng phải có đường lối chính trị, phương pháp cách mạng đúng đắn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

- Bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc: Đảng cần tập hợp, tổ chức mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất nhằm phát huy sức mạnh to lớn của các tầng lớp nhân dân và sức mạnh đoàn kết dân tộc.

- Bài học về nắm bắt thời cơ: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã chứng minh cần nhận định đúng tình hình, chủ động tạo thời cơ và kịp thời chớp thời cơ để đưa cách mạng đi đến thành công.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá