20 Bài tập Thu thập và phân loại dữ liệu lớp 8 (sách mới) có đáp án

57

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 8 Thu thập và phân loại dữ liệu được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Thu thập và phân loại dữ liệu . Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 8 Thu thập và phân loại dữ liệu

A. Bài tập Thu thập và phân loại dữ liệu

Bài 1: Chọn câu trả lời đúng nhất

  • A.
    Thu thập dữ liệu trực tiếp là việc thu thập dữ liệu thông qua quan sát, làm thí nghiệm, lập bảng hỏi, phỏng vấn; …
  • B.
    Thu thập dữ liệu gián tiếp là việc thu thập dữ liệu từ những nguồn có sẵn như sách, báo, mạng internet; …
  • C.
    Cả A, B đều đúng
  • D.
    Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án : C

Thu thập dữ liệu trực tiếp là việc thu thập dữ liệu thông qua quan sát, làm thí nghiệm, lập bảng hỏi, phỏng vấn; …

Thu thập dữ liệu gián tiếp là việc thu thập dữ liệu từ những nguồn có sẵn như sách, báo, mạng internet; …

Do đó, cả A và B đều đúng.

Bài 2: Chọn đáp án đúng nhất: Dữ liệu nào sau đây nên được thu thập bằng cách làm thí nghiệm?

  • A.
    Món ăn yêu thích của học sinh lớp 8A
  • B.
    Tổng số huy chương đoàn thể thao Việt Nam giành được trong các kì Sea Games
  • C.
    Ý kiến của cha mẹ học sinh khối 8 về chất lượng đồng phục của trường em
  • D.
    Nhiệt độ của các bạn học sinh lớp 8A

Hướng dẫn giải:

Đáp án : D

Dữ liệu nên được thu thập bằng cách làm thí nghiệm là: Nhiệt độ của các bạn học sinh lớp 8A.

Bài 3: Cho dữ liệu sau: Chiều cao (tính theo cm) của một số bạn học sinh lớp 8C: 150,4; 151,6; 156,9; …

Chọn đáp án đúng

  • A.
    Đây là dữ liệu định danh
  • B.
    Đây là dữ liệu biểu thị thứ bậc
  • C.
    Đây là dữ liệu định lượng, loại rời rạc
  • D.
    Đây là dữ liệu định lượng, loại liên tục

Hướng dẫn giải:

Đáp án : D

Dữ liệu trên là dữ liệu định lượng, loại liên tục vì chiều cao của học sinh có thể nhận mọi giá trị trong một khoảng (ví dụ như học sinh lớp 8 thường cao từ 140cm đến 170cm).

Bài 4: Cho dữ liệu sau: Màu sắc yêu thích của các bạn lớp 8I: xanh, đỏ, tím vàng, …

Đâu là dữ liệu:  

  • A.
     Định danh
  • B.
    Biểu thị thứ bậc
  • C.
    Định lượng, loại rời rạc
  • D.
    Định lượng, loại liên tục

Hướng dẫn giải:

Đáp án : A

Dữ liệu về màu sắc yêu thích của các bạn lớp 8I là dữ liệu định danh.

Bài 5: Dữ liệu định lượng (số) được chia thành mấy loại?

  • A.
    1 loại
  • B.
    2 loại
  • C.
    4 loại
  • D.
    3 loại

Hướng dẫn giải:

Đáp án : B

Dữ liệu định lượng nhận giá trị thực và chia thành hai loại:

+ Loại rời rạc là dữ liệu chỉ nhận hữu hạn giá trị hoặc biểu thị số đếm. Ví dụ: cỡ giày, số học sinh, số ngày công, số vật nuôi, …

+ Loại liên tục là dữ liệu có thể nhận mọi giá trị trong một khoảng nào đó. Ví dụ: chiều dài, khối lượng, thu nhập, thời gian, …

B. Lý thuyết Thu thập và phân loại dữ liệu

1. Thu thập dữ liệu

Có nhiều cách để thu thập dữ liệu, chẳng hạn: quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi), tiến hành phỏng vấn,… hoặc thu thập từ những nguồn có sẵn như sách, báo, trang web, các phương tiện thông tin đại chúng,…

2. Phân loại và tổ chức dữ liệu

- Dữ liệu định lượng là những dữ liệu thống kê là số (số liệu) được biểu diễn bằng số thực.

Dữ liệu định tính là những dữ liệu thống kê không phải là số đươc biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu,…

Việc sắp xếp thông tin theo những tiêu chí nhất định gọi là phân loại dữ liệu.

Để thuận lợi trong tổ chức dữ liệu thu thập được, ta có thể phân nhóm mỗi loại dữ liệu trên thành các nhóm theo những tiêu chí cho trước.

Nhận xét: Việc phân loại dữ liệu thống kê phụ thuộc vào những tiêu chí đưa ra, hay nói cách khác, phụ thuộc vào mục đích phân loại.

3. Tính hợp lí của dữ liệu

Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như dữ liệu phải:

- Đúng định dạng;

- Nằm trong pham vi dự kiến;

- Phải có tính đại diện đối với vấn đề cần thống kê.

=> Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta có thể dựa vào mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu.

Sơ đồ tư duy Thu thập và phân loại dữ liệu

Đánh giá

0

0 đánh giá