15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 1 (Cánh diều 2024) có đáp án: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Câu 1. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?

Thông tin. …. là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hoá, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra (bao gồm cả ở trong và ngoài lãnh thổ quốc gia) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).

A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

B. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).

C. Chỉ số phát triển con người (HDI).

D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).

Đáp án đúng là: B

Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Câu 2. Một trong những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là

A. GNI/ người.

B. HDI.

C. MPI.

D. Gini.

Đáp án đúng là: A

- Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người) là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng  kinh tế của một quốc gia.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế?

A. Giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống.

B. Xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.

C. Góp phần phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.

D. Tạo tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng.

Đáp án đúng là: B

- Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia.

+ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu, tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục, thể thao... góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;

+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.

- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Câu 4. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội được gọi là

A. Cơ cấu kinh tế.

B. Phát triển kinh tế.           

C. Thành phần kinh tế.       

D. Tăng trưởng kinh tế.      

Đáp án đúng là: B

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.

Câu 5. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia được biểu hiện thông qua yếu tố nào sau đây?

A. Sự gia tăng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

B. Chỉ số đói nghèo có sự gia tăng nhanh chóng.

C. Loại bỏ ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

D. Chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng.

Đáp án đúng là: A

- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế bao gồm:

+ Tăng trưởng kinh tế (sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNl/người).

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại: tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP tăng lên, tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm đi.

+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội: chỉ số phát triển con người HDI tăng; chỉ số đói nghèo, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) giảm.

Câu 6. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế

A. so với các nền kinh tế khác trên thế giới.

B. trong nhiều năm, nhiều thập kỉ liên tiếp.

C. trong một thời gian nhất định so với thời kì gốc.

D. so với mức tăng trưởng chung của kinh tế thế giới.

Đáp án đúng là: C

Sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc được gọi là tăng trưởng kinh tế.

Câu 7. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua yếu tố nào sau đây?

A. Số lao động tham gia sản xuất.

B. Tổng diện tích đất được sử dụng.

C. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội.      

D. Sự gia tăng dân số của một quốc gia.

Đáp án đúng là: C

Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Câu 8. Tổng sản phẩm quốc nội được viết tắt là

A. GDP.

B. GNI.

C. HDI.

D. NDI.

Đáp án đúng là: A

GDP là viết tắt của chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội.

Câu 9. Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) không bao gồm yếu tố nào sau đây?

A. Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư.

B. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.

C. Giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.

D. Giá trị sản phẩm sử dụng ở khâu trung gian.

Đáp án đúng là: D

Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) không bao gồm giá trị sản phẩm sử dụng ở khâu trung gian.

Câu 10. GDP/ người là viết tắt của chỉ số nào sau đây?

A. Tổng sản phẩm quốc nội.

B. Tổng thu nhập quốc dân.

C. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.

D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Đáp án đúng là: C

GDP/ người là viết tắt của chỉ số tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.

Câu 11. Chỉ tiêu tiến bộ xã hội trong phát triển kinh tế được thể hiện thông qua chỉ số nào dưới đây?

A. GDP.         

B. GDI.          

C. HDI.          

D. GNI.

Đáp án đúng là: C

Chỉ tiêu tiến bộ xã hội trong phát triển kinh tế được thể hiện thông qua chỉ số phát triển con người (HDI). HDI phản ánh sự phát triển của con người trên cả 3 phương diện là: sức khỏe, giáo dục và thu nhập

Câu 12. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại không được thể hiện qua yếu tố nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ.

B. Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp.

C. Tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp.

D. Giảm tỉ trọng của tất cả các ngành.

Đáp án đúng là: D

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoa - hiện đại hoa: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.

Câu 13. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vai trò của phát triển kinh tế được thể hiện như thế nào?

A. Làm gia tăng sự không ổn định trong hệ thống tài chính.

B. Giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngành kinh tế truyền thống.

C. Tăng cường chi phí cho khai thác tài nguyên thiên nhiên.

D. Tạo chậm trễ cho việc thích nghi với những công nghệ mới.

Đáp án đúng là: B

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vai trò của phát triển kinh tế được thể hiện ở việc: giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngành kinh tế truyền thống.

Câu 14. Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của một quốc gia mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của thế hệ tương lai là một trong những yêu cầu bắt buộc của

A. phát triển bền vững.       

B. chuyển dịch kinh tế.

C. chuyển đổi kinh tế.                     

D. thành phần kinh tế.

Đáp án đúng là: A

Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của một quốc gia mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của thế hệ tương lai là một trong những yêu cầu bắt buộc của phát triển bền vững.

Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt chất của một nền kinh tế.

B. Tăng trưởng kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.

C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.

D. Phát triển kinh tế có phạm vi hẹp hơn và đơn điệu hơn so với tăng trưởng kinh tế.

Đáp án đúng là: C

- Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế đơn thuần chỉ là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế.

+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế (bao gồm cả sự biến đổi về chất và lượng của nền kinh tế). Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là sự tiến bộ xã hội cho con người, trên cơ sở những tiến bộ đã đạt được về mặt kinh tế.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

1. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc.

- Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tăng trưởng kinh tế.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

b) Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế được đo bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc mức tăng tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là:

+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP),

+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người),

+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI);

+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

2. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế

- Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, bao hàm sự tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn; đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí và tiến bộ xã hội.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

- Các chi tiêu của phát triển kinh tế phản ánh sự chuyển biến tổng hợp của nền kinh tế cả về số lượng và chất lượng, bao gồm:

+ Tăng trưởng kinh tế (sự tăng trưởng mức sản xuất và mức sống trung bình của người dân trong một thời kì nhất định).

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí; tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP.

+ Chi tiêu về tiến bộ xã hội: Được thể hiện thông qua các chỉ số cơ bản như chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số đói nghèo, chỉ số bất bình đẳng xã hội.

- Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế đơn thuần chỉ là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế.

+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là sự tiến bộ xã hội cho con người, trên cơ sở những tiến bộ đã đạt được về mặt kinh tế.

3. Vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng nghèo đói.

- Làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.

- Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm.

- Tạo tiền đề vật chất cung cấp nguồn lực để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội.

- Đối với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững

- Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Tăng trưởng kinh tế là một nội dung của phát triển bền vững.

+ Ngược lại, phát triển bền vững tạo điều kiện thuận lợi phát huy các nguồn lực tự nhiên và xã hội để tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ, bền vững hơn.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Trắc nghiệm Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Trắc nghiệm Bài 3: Bảo hiểm

Trắc nghiệm Bài 4: An sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Trắc nghiệm Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đánh giá

0

0 đánh giá