Giải SGK Kinh tế Pháp luật 12 Bài 1 (Cánh diều): Tăng trưởng và phát triển kinh tế

3.4 K

Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật lớp 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KTPL 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Mở đầu trang 6 KTPL 12: Em hãy cho biết các chỉ tiêu dưới đây có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo em, vì sao các quốc gia luôn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội?

Em hãy cho biết các chỉ tiêu dưới đây có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Lời giải:

- Các chỉ số về: GDP; tỉ trọng các ngành công nghiệp; tỉ lệ lao động qua đào tạo và tỉ lệ hộ nghèo… có ý nghĩa quan trọng, phần nào phản ánh về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

- Các quốc gia luôn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vì: phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội mới có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

1. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

Câu hỏi trang 8 KTPL 12: a) Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế?

b) Em có nhận xét như thế nào về sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam qua thông tin và số liệu ở hình 1 và hình 2?

Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế?

c) Để xác định sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cần căn cứ vào các chỉ tiêu nào?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc.

♦ Yêu cầu b) Nhận xét:

- Về tổng sản phẩm trong nước:

+ Từ năm 2011 - 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng tăng (từ 6,24% - năm 2011, tăng lên, đạt mức 8,02% - năm 2022), trong đó:

▪ Năm 2022, GDP đạt mức tăng trưởng cao nhất là 8,02%.

▪ Năm 2021, GDP đạt mức thấp nhất là 2,58%

+ Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự biến động, không đều qua các năm. Ví dụ:

▪ Từ năm 2019 - 2021, tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 7,02% xuống còn 2,58%.

▪ Từ 2021 - 2022, GDP tăng nhanh, từ 2,58% lên mức 8,02%

Về thu nhập quốc dân bình quân đầu người: từ năm 1990 - 2021, thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Năm 2021, GNI của Việt Nam đạt 3590 USD/người/ năm (gấp khoảng 27,6 lần so với năm 1990)

♦ Yêu cầu c)

Tăng trưởng kinh tế được đo bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc mức tăng tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP),

+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP người),

+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI);

+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

2. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế

Câu hỏi trang 9 KTPL 12: Từ thông tin 1, hình 3 và bảng 1, em hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Từ thông tin 1 hình 3 và bảng 1 em hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam

Lời giải:

♦ Nhận xét: Sau 10 năm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động của nước ta đã có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ. Cụ thể:

- Cơ cấu ngành kinh tế:

+ Năm 2020, giá trị tuyệt đối của các ngành kinh tế đều có sự tăng trưởng so với năm 2015.

+ Tỉ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế quốc dân có sự biến động, theo hướng: tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỉ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp.

- Cơ cấu lao động:

+ Năm 2015, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất (44,3%); trong lĩnh vực dịch vụ thấp nhất (32,8%)

+ Năm 2020, lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất (35,7%); tiếp đến là nông nghiệp (34%) và cuối cùng là công nghiệp (30,3%).

=> Như vậy, xét chung trong cả giai đoạn 2015 - 2020, ở Việt Nam: tỉ lệ lao động có sự dịch chuyển theo hướng: tăng tỉ lệ lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỉ trọng lao động trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp.

Câu hỏi trang 11 KTPL 12: a) Em hãy cho biết thông tin 2 và bảng 2 đề cập đến sự tiến bộ xã hội của nền kinh tế qua những chỉ tiêu nào. Em hãy làm rõ từng chỉ tiêu đó.

b) Từ những nội dung trên, em hãy phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

Em hãy cho biết thông tin 2 và bảng 2 đề cập đến sự tiến bộ xã hội của nền kinh tế qua những chỉ tiêu nào

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Thông tin 2 và bảng 2 đề cập đến sự tiến bộ xã hội của nền kinh tế qua những chỉ tiêu như:

+ Chỉ số phát triển con người (HDI)

+ Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều.

+ Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

- Lãm rõ các chỉ tiêu:

+ Chỉ số phát triển con người:

▪ Chỉ số phát triển con người là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: chỉ số sức khỏe; chỉ số giáo dục và chỉ số thu nhập.

▪ Từ năm 2019 - 2022, Việt Nam luôn nằm trong nhóm nước có chỉ sổ HDI ở mức cao

+ Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều.

▪ Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

▪ Từ 2018 - 2022, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm nhanh, từ mức 6,8% (năm 2018) xuống còn 4,2 (năm 2022)

+ Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

▪ Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) là chỉ tiêu phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư.

▪ Từ 2018 - 2022, hệ số Gini của Việt Nam có xu hướng giảm; điều đó cho thấy Việt Nam đã từng bước thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.

♦ Yêu cầu b) Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế đơn thuần chỉ là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế.

+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là sự tiến bộ xã hội cho con người, trên cơ sở những tiến bộ đã đạt được về mặt kinh tế.

3. Vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế

Câu hỏi trang 12 KTPL 12: a) Em hãy làm rõ vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế được thể hiện qua sơ đồ và thông tin trên.

Em hãy làm rõ vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế được thể hiện qua

b) Theo em, tăng trưởng và phát triển kinh tế còn có những vai trò gì?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Sơ đồ về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người đã cho thấy: Tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mọi người có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú, có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội, phát triển con người toàn diện.

- Thông tin đã cho thấy: tăng trưởng kinh tế đã tạo tiền đề vật chất cho sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân. Ví dụ như: giảm tỉ lệ nghèo; tăng tuổi thọ và chất lượng y tế; tăng chỉ số giáo dục và tăng khả năng tiếp cận hạ tầng vật chất.

♦ Yêu cầu b) Vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế:

- Là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng nghèo đói.

- Làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.

- Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm.

- Tạo tiền đề vật chất cung cấp nguồn lực để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội.

- Đối với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu.

4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững

Câu hỏi trang 14 KTPL 12: a) Từ thông tin 1, em hiểu thế nào là phát triển bền vững? Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Thông tin 1. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới và Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển gồm: Phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lí, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).

b) Từ thông tin 2, em hãy làm rõ chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam.

Thông tin 2. Ngày 25/9/2020, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 136 NQCP về phát triển bền vững. Tại Nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tổng quát cho quá trình phát triển bền vững là: duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển, xây dựng một xã hội Việt Nam hoà bình, thịnh vượng, bao trùm, công bằng, dân chủ, văn minh và bền vững. Nghị quyết cũng đưa ra 17 mục tiêu cụ thể phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam.

(Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ về Phát triển bền vững)

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

- Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Tăng trưởng kinh tế là một nội dung của phát triển bền vững.

+ Ngược lại, phát triển bền vững tạo điều kiện thuận lợi phát huy các nguồn lực tự nhiên và xã hội để tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ, bền vững hơn.

♦ Yêu cầu b) Chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam:

- Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái; quản lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển, xây dựng một xã hội Việt Nam hoà bình, thịnh vượng, bao trùm, công bằng, dân chủ, văn minh và bền vững.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 14 KTPL 12: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Tăng trưởng kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế.

B. Tăng trưởng kinh tế là sự lớn lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế.

C. Với một lượng thu nhập quốc dân xác định, quy mô dân số của một quốc gia không ảnh hưởng tới độ lớn của thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Lời giải:

- Ý kiến a. Không đồng tình, vì:

+ Tăng trưởng kinh tế đơn thuần chỉ là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế.

+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.

- Ý kiến b. Đồng tình, vì: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc.

- Ý kiến c. Không đồng tình. Quy mô dân số có ảnh hưởng lớn đến thu nhập bình quân đầu người. Vì: thu nhập quốc dân bình quân đầu người được tính bằng công thức: tổng thu nhập quốc dân (GNI) chia cho tổng số dân. => Quy mô dân số càng lớn thì thu nhập quốc dân bình quân đầu người càng nhỏ và ngược lại.

Luyện tập 2 trang 14 KTPL 12: Em hãy cho biết trong những chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào được dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế. Vì sao?

A. Mức tăng thu nhập của từng cá nhân trong một thời kì nhất định.

B. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kì nhất định.

C. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của một nền kinh tế hằng năm.

D. Mức tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người hằng năm.

E. Mức tăng tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội trong một thời kì nhất định.

Lời giải:

- Những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là:

+ Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kì nhất định (GDP). Vì: GDP được sử dụng trong tính toán các cân đối lớn của nền kinh tế, phản ánh rõ ràng đặc điểm, tính chất tăng trưởng của một quốc gia. Đặc biệt, chỉ tiêu GDP giúp phản ánh rõ ràng hơn thực trạng sản xuất của nền kinh tế, từ đó các Chính phủ sẽ có định hướng tập trung phát triển khu vực kinh tế, vùng kinh tế phù hợp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có cơ sở để ra quyết định đầu tư, mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Mức tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người hằng năm (GNI/người). Vì: GNI/ người sẽ cho biết mức thu nhập trung bình của người dân ở một quốc gia, qua đó, cũng phần nào phản ánh mức độ giàu có của đất nước.

Luyện tập 3 trang 14 KTPL 12: Theo em, nhận định nào dưới đây phản ánh đúng cách hiểu về phát triển kinh tế? Vì sao?

A. Một quốc gia muốn phát triển kinh tế chỉ cần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

B. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế không phải là tăng trưởng kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là sự tiến bộ xã hội cho con người.

C. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.

Lời giải:

- Nhận định C Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế” phản ánh đúng cách hiểu về phát triển kinh tế. Vì: phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, bao hàm sự tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn (đây là sự biến đổi về chất); đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí và tiến bộ xã hội (đây là sự biến đổi về lượng).

Luyện tập 4 trang 15 KTPL 12: Em hãy trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế ở mỗi khía cạnh dưới đây và hãy lấy ví dụ thực tiễn để chứng minh cho mỗi vai trò đó.

A. Tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo điều kiện để mỗi cá nhân có việc làm và thu nhập ổn định.

B. Tăng trưởng và phát triển kinh tế làm tăng thu nhập quốc dân và tăng phúc lợi xã hội.

C. Tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần giảm tệ nạn xã hội.

D. Tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo điều kiện để nâng cao tuổi thọ của người dân.

Lời giải:

Nhận định

Ví dụ thực tiễn

A. Tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo điều kiện để mỗi cá nhân có việc làm và thu nhập ổn định.

- Từ năm 2010 - 2020, ở Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người đã tăng 3,1 lần, từ mức 16,6 triệu đồng (năm 2010) lên mức 51,5 triệu đồng (năm 2019).

B. Tăng trưởng và phát triển kinh tế làm tăng thu nhập quốc dân và tăng phúc lợi xã hội.

- Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã mở rộng cơ hội tham gia, thụ hưởng của người dân, đặc biệt bảo hiểm y tế cả nước có 85,39 triệu người tham gia, chiếm 90% dân số năm 2019, cơ bản bao phủ toàn dân

C. Tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần giảm tệ nạn xã hội.

- Ở Việt Nam, tỉ lệ nghèo giảm từ hơn 14% (năm 2010) xuống còn 3,8% (năm 2020).

D. Tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo điều kiện để nâng cao tuổi thọ của người dân.

- Tuổi thọ của người dân Việt Nam tăng từ 72,9 tuổi (năm 2010) lên 73,7 tuổi (năm 2020)

 

Luyện tập 5 trang 15 KTPL 12: Theo em, học sinh trung học phổ thông có thể thực hiện những việc gì để góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế?

Lời giải:

- Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, học sinh trung học phổ thông có thể:

+ Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

+ Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khoa học - kĩ thuật dành cho học sinh, sinh viên.

+ Suy nghĩ, đề xuất, phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp.

+ Tham gia các hoạt động cộng đồng, như: bảo vệ môi trường, thiện nguyện,…

Luyện tập 6 trang 15 KTPL 12: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Bàn về thế hệ trẻ của đất nước, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hải hoà cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mĩ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp, làm chủ các kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

(Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 168)

Từ thông tin trên, em hãy cho biết trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với phát triển kinh tế của đất nước. Hãy lấy ví dụ về một tấm gương thanh niên tích cực tham gia phát triển kinh tế và rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải:

- Trách nhiệm của thế hệ trẻ: thế hệ trẻ đóng là lực lượng xung kích, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tấm gương về thanh niên tích cực tham gia phát triển kinh tế: anh Phạm Ngọc Ánh (xóm An Lão, thôn Bắc Thái, xã Thái thủy, tỉnh Thái Bình) đã phát triển mô hình “Trồng cây ăn quả kết hợp với hồ câu dịch vụ giải trí và nhà hàng”, góp phần tích cực trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Bài học: luôn nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội…

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 15 KTPL 12: Em hãy sưu tầm chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực ASEAN trong những năm gần đây và chia sẻ với các bạn nhận xét của em về tình hình tăng trưởng kinh tế các nước đó so với Việt Nam.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Tư liệu 1. GDP (theo giá hiện hành của các nước trong khu vực Đông Nam Á, năm 2020

Biểu đồ:

Em hãy sưu tầm chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực

+ Nhận xét:do sự khác nhau về nguồn lực và trình độ phát triển nên giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn về quy mô nền kinh tế.

- Tư liệu 2. Tình hình phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 - 2020

+ Quy mô GDP của khu vực Đông Nam Á tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.

+ Đông Nam Á Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.

Em hãy sưu tầm chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực

+ Cơ cấu kinh tế của hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Em hãy sưu tầm chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực

+ Giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Vận dụng 2 trang 15 KTPL 12: Em hãy viết một bài luận ngắn để làm rõ vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với sự phát triển của quê hương em.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Tăng trưởng và phát triển kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam (nói chung) và Thủ đô Hà Nội (nói riêng). Trong bài luận này, chúng ta sẽ đi sâu vào tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Đầu tiên, tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân. Khi nền kinh tế phát triển, có nhiều doanh nghiệp mới mọc lên và các ngành công nghiệp khác nhau phát triển. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân, giúp họ cải thiện cuộc sống và đẩy mạnh sự phát triển cá nhân và gia đình.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế cung cấp nguồn lực tài chính cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ công. Việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông, hệ thống y tế, giáo dục và các dịch vụ công cần thiết khác là quan trọng để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của Hà Nội.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Khi nền kinh tế mạnh mẽ, người dân có thể trải nghiệm cuộc sống tốt hơn thông qua việc tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục và dịch vụ y tế chất lượng, cũng như có môi trường sống và làm việc an toàn và tiện nghi hơn.

Cuối cùng, tăng trưởng kinh tế cũng là yếu tố quyết định trong việc tăng cường vị thế quốc tế của quê hương. Một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ không chỉ thu hút đầu tư từ các quốc gia khác mà còn làm tăng uy tín và ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế.

Tóm lại, tăng trưởng và phát triển kinh tế là yếu tố cốt lõi đối với sự phát triển của Hà Nội. Đây không chỉ là một quá trình tăng trưởng về số liệu kinh tế mà còn là việc cải thiện chất lượng cuộc sống của con người và khẳng định vị thế của Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Bài 2. Hội nhập kinh tế quốc tế

Bài 3. Bảo hiểm

Bài 4. An sinh xã hội

Bài 5. Lập kế hoạch kinh doanh

Bài 6. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 12 Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế

1. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc.

- Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tăng trưởng kinh tế.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

b) Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế được đo bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc mức tăng tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là:

+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP),

+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người),

+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI);

+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

2. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế

- Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, bao hàm sự tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn; đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí và tiến bộ xã hội.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

- Các chi tiêu của phát triển kinh tế phản ánh sự chuyển biến tổng hợp của nền kinh tế cả về số lượng và chất lượng, bao gồm:

+ Tăng trưởng kinh tế (sự tăng trưởng mức sản xuất và mức sống trung bình của người dân trong một thời kì nhất định).

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí; tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP.

+ Chi tiêu về tiến bộ xã hội: Được thể hiện thông qua các chỉ số cơ bản như chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số đói nghèo, chỉ số bất bình đẳng xã hội.

- Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế đơn thuần chỉ là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế.

+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là sự tiến bộ xã hội cho con người, trên cơ sở những tiến bộ đã đạt được về mặt kinh tế.

3. Vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng nghèo đói.

- Làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.

- Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm.

- Tạo tiền đề vật chất cung cấp nguồn lực để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội.

- Đối với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững

- Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Tăng trưởng kinh tế là một nội dung của phát triển bền vững.

+ Ngược lại, phát triển bền vững tạo điều kiện thuận lợi phát huy các nguồn lực tự nhiên và xã hội để tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ, bền vững hơn.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Kinh tế Pháp luật 12

Đánh giá

0

0 đánh giá