10 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 3 (Cánh diều 2024) có đáp án: Bảo hiểm

713

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 3: Bảo hiểm sách Cánh diều. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Bảo hiểm. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 3: Bảo hiểm

Phần 1. 10 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 3: Bảo hiểm

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chế độ mà đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng?

A. Ốm đau, thai sản.           

B. Tai nạn lao động.

C. Hưu trí, tử tuất.               

D. Hỗ trợ học nghề.

Đáp án đúng là: D

Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động; hưu trí, tử tuất.

Câu 2. Điền cụm từ còn thiếu vào trỗng trống (…) trong khái niệm sau: …. là một dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm cho bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm để được hưởng bồi thường, chi trả bảo hiểm cho những thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra.

A. Bảo hiểm.

B. Quản trị rủi ro.

C. Chứng khoán.

D. Đầu tư tài chính.

Đáp án đúng là: A

Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm cho bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm để được hưởng bồi thường, chi trả bảo hiểm cho những thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Câu 3. Loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do Nhà nước thực hiện; theo đó, người tham gia bảo hiếm sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khoẻ nếu không may xảy ra tai nạn hoặc bệnh tật - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bảo hiểm xã hội.

B. Bảo hiểm y tế.

C. Bảo hiểm thất nghiệp.

D. Bảo hiểm thương mại.

Đáp án đúng là: B

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do Nhà nước thực hiện; theo đó, người tham gia bảo hiếm sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khoẻ nếu không may xảy ra tai nạn hoặc bệnh tật.

Câu 4. Loại hình bảo hiểm nào được đề cập đến trong thông tin sau?

Thông tin. Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tố chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

(Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiếm xã hội năm 2014).

A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

B. Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

C. Bảo hiểm xã hội thương mại.

D. Bảo hiểm xã hội toàn diện.

Đáp án đúng là: B

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tố chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Câu 5. Chủ thể nào sau đây không thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc do ngân sách nhà nước đóng?

A. Người có công với cách mạng.

B. Trẻ em dưới 6 tuổi.

C. Người thuộc hộ gia đình nghèo.           

D. Người lao động.

Đáp án đúng là: D

Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc do ngân sách nhà nước đóng bao gồm: người có công với cách mạng; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo.

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về bảo hiểm thất nghiệp?

A. Là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

B. Là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn.

C. Là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm.

D. Là hình thức bảo hiểm bắt buộc để chăm sóc sức khoẻ, không vì mục đích lợi nhuận.

Đáp án đúng là: C

Bảo hiểm thất nghiệp là sự bảo đảm được bù đắp một phần thu nhập, hỗ trợ học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 7. Bảo hiểm thất nghiệp là

A. loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

B. loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn.

C. chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm.

D. hình thức bảo hiểm bắt buộc để chăm sóc sức khoẻ, không vì mục đích lợi nhuận.

Đáp án đúng là: C

Bảo hiểm thất nghiệp là sự bảo đảm được bù đắp một phần thu nhập, hỗ trợ học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 8. Loại hình bảo hiểm nào sau đây không thuộc bảo hiểm thương mại?

A. Bảo hiểm tài sản.

B. Bảo hiểm nhân thọ.

C. Bảo hiểm y tế bắt buộc.

D. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Đáp án đúng là: C

Bảo hiểm thương mại bao gồm các loại hình: Bảo hiểm tài sản; Bảo hiểm nhân thọ; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Câu 9. Bảo hiểm không giúp con người

A. chia sẻ rủi ro.

B. loại trừ rủi ro.

C. chuyển giao rủi ro.

D. khắc phục hậu quả tổn thất.

Đáp án đúng là: B

Bảo hiểm không giúp con người loại trừ rủi ro.

Câu 10. Bảo hiểm nhân thọ thuộc loại hình bảo hiểm nào sau đây?

A. Bảo hiểm xã hội.

B. Bảo hiểm thương mại.

C. Bảo hiểm thất nghiệp.

D. Bảo hiểm y tế.

Đáp án đúng là: B

Bảo hiểm nhân thọ thuộc loại hình bảo hiểm thương mại.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 3: Bảo hiểm

1. Bảo hiểm và các loại hình bảo hiểm

- Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm để được bồi thường hoặc chỉ trả bảo hiểm cho những thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra.

- Bảo hiểm bao gồm 4 loại hình: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 3: Bảo hiểm | Kinh tế Pháp luật 12

- Bảo hiểm ra đời giúp con người chuyển giao rủi ro, chia sẻ rủi ro, khắc phục hậu quả tổn thất.

- Mỗi cá nhân, tổ chức cần:

+ Nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ khi tham gia thị trường bảo hiểm;

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo hiểm;

+ Xây dựng lối sống tiết kiệm;

+ Tích cực tham gia bảo hiểm và tuyên truyền đến cộng đồng xã hội về các lợi ích do việc tham gia bảo hiểm đem lại.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 3: Bảo hiểm | Kinh tế Pháp luật 12

2. Vai trò của bảo hiểm

Trong nền kinh tế thị trường, bảo hiểm có vai trò quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội.

- Về kinh tế:

+ Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính và đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư của các cá nhân;

+ Bảo hiểm còn là một kênh huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội;

+ Góp phần ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

- Về xã hội:

+ Bảo hiểm góp phần giảm thiểu tổn thất, đảm bảo an toàn cho cuộc sống của con người, việc tham gia bảo hiểm còn góp phần hình thành lối sống tiết kiệm trong xã hội;

+ Ngoài ra, bảo hiểm phát triển còn tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp trong nền kinh tế.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 3: Bảo hiểm | Kinh tế Pháp luật 12

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Trắc nghiệm Bài 3: Bảo hiểm

Trắc nghiệm Bài 4: An sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Trắc nghiệm Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trắc nghiệm Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Đánh giá

0

0 đánh giá