25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 (Cánh diều) có đáp án: Dân số, lao động và việc làm

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 6: Dân số, lao động và việc làm sách Cánh diều. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 6: Dân số, lao động và việc làm. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6: Dân số, lao động và việc làm

Phần 1. 25 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6: Dân số, lao động và việc làm

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn của nước ta hiện này?

A. Thành thị cao hơn nông thôn.

B. Nông thôn cao hơn thành thị

C. Lao động phân bố đồng đều.

D. Nông thôn và thành thị giảm.

Chọn B

Năm 2021, lao động ở nông thôn nước ta là hơn 32 triệu người, lao động ở thành thị là hơn 18 triệu người. Theo cơ cấu, lao động nông thôn cao hơn nhưng giảm; lao động thành thị thấp hơn nhưng xu hướng tăng.

Câu 2. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn không có sự thay đổi theo hướng nào sau đây?

A. Tỉ trọng lao động ở thành thị tăng.

B. Tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm.

C. Tỉ trọng nông thôn giảm, thành thị tăng.

D. Tỉ trọng nông thôn tăng, thành thị giảm.

Chọn D

Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng. giảm tỉ trọng lao động nông thôn, khu vực thành thị tăng.

Câu 3. Dân số đông và tăng nhanh là cơ hội để nước ta

A. phát triển ngành nông nghiệp.

B. cải thiện đời sống người dân.

C. khai thác hiệu quả tài nguyên.

D. mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chọn D

Dân số đông và tăng nhanh -> Nhu cầu tiêu dùng nội địa ngày càng tăng -> Kích thích sản xuất công nghiệp, các loại hình dịch vụ từ đó thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ.

Câu 4. Động lực gây ra bùng nổ dân số nước ta vào cuối những 50 của thế kỉ XX là

A. tỉ suất tử thô của nước ta giảm nhanh.

B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên tăng cao.

C. tỉ lệ tử vong trẻ em của nước ta hạ thấp.

D. tỉ suất gia tăng dân số cơ học nước ta cao.

Chọn B

Động lực gây ra bùng nổ dân số nước ta vào cuối những 50 của thế kỉ XX là tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên tăng cao.

Câu 5. Trong các năm gần đây, dân số vùng nào dưới đây có biến động cơ học lớn nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải miền Trung.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn C

Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, khu cộng nghiệp lớn,… thu hút lượng lớn người lao động đến đây làm việc, học tập và định cư -> Đây là khu vực có sự biến động về gia tăng dân số cơ học lớn nhất nước ta hiện nay.

Câu 6. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc sinh sống?

A. 53.

B. 54.

C. 55.

D. 52.

Chọn B

Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% tổng số dân, các dân tộc thiểu số chiếm gần 15%. Các dân tộc sinh sống đan xen nhau khá phổ biến trên các vùng miền của Tổ quốc.

Câu 7. Ở khu vực Đông Nam Á, nước ta có dân số đông thứ 3 đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

B. Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin.

C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

D. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.

Chọn D

Dân số nước ta năm 2023 là 99,2 triệu người đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á sau In-đô-nê-xi-a (279,2 triệu người) và Phi-lip-pin (118,6 triệu người).

Câu 8. Dân số nước ta hiện nay

A. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.

B. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.

C. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 16 trên thế giới.

D. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và thứ 16 trên thế giới.

Chọn A

Năm 2021, Việt Nam có 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Hiện có hàng triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, luôn hướng về Tổ quốc. Quy mô dân số nước ta lớn, tiếp tục tăng lên nhưng có xu hướng tăng chậm lại, tỉ lệ tăng dân số giảm dần.

Câu 9. Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên chủ yếu do

A. thành tựu trong phát triển kinh tế, giáo dục, y tế.

B. học hỏi quá trình tăng cường xuất khẩu lao động.

C. đời sống vật chất của người lao động tăng nhanh.

D. xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế.

Chọn A

Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu phát triển kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên, so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lao động nước ta còn hạn chế về thể lực; trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp.

Câu 10. Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế do

A. nguồn lao động chưa thật sự cần cù, chịu khó.

B. tính sáng tạo, cầu tiến người lao động khá thấp.

C. phần lớn người lao động không chuyên nghiệp.

D. đào tạo chưa gắn với thực tế và nhu cầu xã hội.

Chọn D

Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lao động nước ta còn hạn chế về thể lực; trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp. Sự hạn chế về chất lượng lao động chủ yếu do công tác đào tạo lao động chưa gắn với thực tế và chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Câu 11. Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là làm

A. cạn kiệt tài nguyên.

B. ô nhiễm môi trường.

C. GDP bình quân đầu người thấp.

D. giảm tốc độ phát triển kinh tế.

Chọn C

Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là làm GDP bình quân đầu người thấp (dân số đông, tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế phát triển chậm).

Câu 12. Tỉ trọng nhóm tuổi từ 60 trở lên ở nước ta có xu hướng tăng là do

A. mức sống được nâng cao.

B. tuổi thọ trung bình thấp.

C. hệ quả của tăng dân số.

D. tỉ lệ gia tăng dân số giảm.

Chọn A

Tỉ trọng nhóm tuổi từ 60 trở lên ở nước ta có xu hướng tăng là do mức sống được nâng cao, chất lượng dinh dưỡng cải thiện, các dịch vụ ý tế phát triển,…

Câu 13. Dân tộc nào chiếm phần lớn ở Việt Nam?

A. Thái.

B. Mông.

C. Tày.

D. Kinh.

Chọn D

Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% tổng số dân, các dân tộc thiểu số chiếm gần 15%. Các dân tộc sinh sống đan xen nhau khá phổ biến trên các vùng miền của Tổ quốc.

Câu 14. Gia tăng tự nhiên nước ta những năm gần đây có xu hướng giảm do tác động của

A. tỉ suất tử thô tăng.

B. sự già hóa dân số.

C. chính sách dân số.

D. thiên tai tự nhiên.

Chọn C

Gia tăng tự nhiên nước ta những năm gần đây có xu hướng giảm do tác động của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con. Tuy nhiên, hiện nay mức sinh thay thế ở một số đô thị lớn (TP. Hồ Chí Minh,…) đang giảm mạnh nên nhà nước đang khuyến khích sinh đẻ nhằm đảm bảo duy trì vững chắc mức sinh thay thế.

Câu 15. Dân cư phân bố không hợp lí ảnh hưởng đến

A. sử dụng lao động.

B. sự gia tăng dân số.

C. tốc độ đô thị hóa.

D. quy mô của dân số.

Chọn A

Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm giảm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu 16. Quy mô dân số và gia tăng dân số nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Các dân tộc sinh sống đan xen nhau khá phổ biến.

B. Dân số đông, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á.

C. Các dân tộc đoàn kết, cùng nhau bảo vệ đất nước.

D. Mật độ dân số cao, có sự chênh lệch giữa các vùng.

Chọn B

Năm 2021, Việt Nam có 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Hiện có hàng triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, luôn hướng về Tổ quốc. Quy mô dân số nước ta lớn, tiếp tục tăng lên nhưng có xu hướng tăng chậm lại, tỉ lệ tăng dân số giảm dần.

Câu 17. Quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số vàng nên nước ta có

A. nguồn lao động dồi dào.

B. chất lượng cuộc sống cao.

C. phát triển ngành dịch vụ.

D. điều kiện giáo dục và y tế.

Chọn A

Quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số vàng nên nước ta có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng đủ yêu cầu về nhân lực để phát triển nền kinh tế đa ngành và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Câu 18. Mức sinh thấp và dân số tăng chậm tạo điều kiện cho nước ta

A. có nguồn lao động dồi dào.

B. nâng cao chất lượng dân số.

C. phát triển ngành trồng trọt.

D. bảo đảm việc làm, giáo dục.

Chọn B

Mức sinh thấp, dân số tăng chậm tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống dân cư.

Câu 19. Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành nào sau đây?

A. Nông nghiệp.

B. Dịch vụ.

C. Công nghiệp.

D. Xây dựng.

Chọn B

Hiện nay, lao động nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tập trung nhiều nhất vào ngành dịch vụ (37,8%), tiếp đến là ngành công nghiệp, xây dựng (33,1%) và ngành nông, lâm, thủy sản (29,1%).

Câu 20. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước.

B. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước.

Chọn C

Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ lao động khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước; tăng tỉ lệ lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 21. Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là

A. nguồn lao động đồi dào.

B. tác phong công nghiệp.

C. trình độ chuyên môn cao.

D. phân bố khá đồng đều.

Chọn A

Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là nguồn lao động dồi dào; người lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.

Câu 22. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Giảm khu vực I, tăng khu vực II và III.

B. Giảm khu vực I và II, tăng khu vực III.

C. Tăng khu vực I, giảm khu vực II và III.

D. Tăng khu vực I và II, giảm khu vực III.

Chọn A

Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (khu vực I), tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng (khu vực II) và khu vực dịch vụ (khu vực III).

Câu 23. Vùng nào ở nước ta có mật độ dân số thấp nhất?

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Chọn B

Năm 2021, mật độ dân số nước ta là 297 người/km2, cao gấp 5 lần mức trung bình thế giới và có sự chênh lệch giữa các vùng. Tây Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước 84 người/km2, Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta 1091 người/km2.

Câu 24. Vùng nào ở nước ta có mật độ dân số cao nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chọn A

Năm 2021, mật độ dân số nước ta là 297 người/km2, cao gấp 5 lần mức trung bình thế giới và có sự chênh lệch giữa các vùng. Tây Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước 84 người/km2, Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta 1091 người/km2.

Câu 25. Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là

A. Số trẻ em và người trên độ tuổi lao động trên 50%.

B. Số người ở độ tuổi từ 0 -14 chiếm hơn 2/3 dân số.

C. Số người độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tới 2/3 dân số.

D. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 2/3 dân số.

Chọn D

Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là số người ở độ lao động (tuổi 15 - 59) chiếm hơn 2/3 dân số. Trong thời kì có cơ cấu dân số vàng, cần có chính sách tận dụng để sử dụng nguồn lao động này để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Dân số, lao động và việc làm

I. DÂN SỐ

1. Đặc điểm dân số

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 6: Dân số, lao động và việc làm

- Quy mô dân số và tình hình tăng dân số: năm 2021 dân số 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1989 đến nay tỉ lệ tăng dân số giảm, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người.

- Cơ cấu dân số:

+ Cơ cấu dân tộc: có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 85,3%, các dân tộc luôn đoàn kết, phát huy kinh nghiệm sản xuất; giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện có khoảng 5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

+ Cơ cấu giới tính: tỉ số giới tính năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ, khác nhau giữa các nhóm tuổi. Tình trạng mất cân bằng giới tính ở lứa tuổi sơ sinh khá nghiêm trọng.

+ Cơ cấu tuổi: giảm tỉ trọng dân số nhóm 0-14 tuổi, tăng tỉ trọng dân số nhóm 15-64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

- Phân bố dân cư:

+ Mật độ dân số TB 297 người/km2(2021), dân cư phân bố khác nhau giữa đồng bằng với trung du và miền núi, giữa các vùng kinh tế, giữa thành thị và nông thôn. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là 2 vùng có mật độ dân số thấp nhất, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 vùng có mật độ dân số cao nhất.

+ Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự thay đổi theo thời gian.

2. Thế mạnh và hạn chế về dân số

- Thế mạnh:

+ Quy mô dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Nước ta có nhiều dân tộc, các dân tộc luôn đoàn kết, tạo nên sức mạnh dân tộc trong xây dựng và phát triển đất nước. Các dân tộc còn tạo nên nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, có giá trị để phát triển du lịch.

- Hạn chế:

+ Dân số đông gây sức ép lên kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Dân cư phân bố chưa hợp lí ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.

3. Chiến lược phát triển dân số

- Chiến lược phát triển dân số:

+ Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng.

+ Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người.

+ Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi hợp lí, nâng cao chất lượng dân số.

+ Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh và bền vững, thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

+ Thúc đẩy phân bố dân số hợp lí và đảm bảo quốc phòng an ninh.

- Giải pháp phát triển dân số:

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số.

+ Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số.

+ Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số: tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân, chăm sóc các bà mẹ mang thai trước và sau sinh, chăm sóc sức khỏe người dân, sức khỏe người cao tuổi.

+ Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về dân số và phát triển; hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số.

+ Tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực dân số.

- Liên hệ địa phương: Hà Nội duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển Thủ đô nhanh, bền vững.

II. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

1. Đặc điểm nguồn lao động

- Số lượng lao động: năm 2021, lực lượng lao động nước ta là 50,6 triệu người, chiếm 51,3% tổng số dân, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.

- Chất lượng lao động: lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, cùng với truyền thống được tích lũy qua nhiều thế hệ. Chất lượng lao động ngày càng tăng, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Sử dụng lao động

Tình hình sử dụng lao động ở nước ta:

- Theo ngành kinh tế: tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm; tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.

- Theo thành phần kinh tế: tỉ lệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm, tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

- Theo khu vực thành thị và nông thôn: nước ta có 18,5 triệu lao động ở khu vực thành thị và 32,1 triệu lao động ở khu vực nông thôn năm 2021. Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn có xu hướng tăng tỉ lệ lao động thành thị.

III. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM

- Vấn đề việc làm ở nước ta:

+ Sự phát triển của các ngành kinh tế, đa dạng hóa các loại hình sản xuất và sự ra đời của nhiều hoạt động dịch vụ mới đã tạo thêm nhiều việc làm mỗi năm.

+ Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là vấn đề cần quan tâm, năm 2021 tỉ lệ thất nghiệp là 3,2% (thành thị là 4,3%, nông thôn là 2,5%), tỉ lệ thiếu việc làm là 3,1% (thành thị là 3,3%, nông thôn là 3,0%).

- Hướng giải quyết việc làm ở nước ta:

+ Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động.

+ Nâng cao năng lực dự báo về nhu cầu việc làm.

+ Tăng cường đào tạo nghề, chủ động xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề.

+ Đào tạo lao động các ngành gắn với ứng dụng công nghệ tiên tiến, các ngành khoa học nền tảng cho phát triển khoa học – công nghệ.

+ Tăng cường truyền thông chủ trương chính sách Nhà nước về giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá