20 Bài tập Hình lục giác đều lớp 6 (sách mới) có đáp án

50

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 6 Hình lục giác đều được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Hình lục giác đều. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 6 Hình lục giác đều

A. Bài tập Hình lục giác đều

Bài 1. Người ta muốn đặt một trạm biến áp để đưa điện về sáu ngôi nhà. Phải đặt trạm biến áp ở đâu để khoảng cách từ trạm biến áp đến sáu ngôi nhà đều bằng nhau, biết rằng sáu ngôi nhà ở vị trí sáu đỉnh của lục giác đều.

Lời giải

Phải đặt trạm biến áp ở tâm O hình lục giác đều tạo bởi sáu ngôi nhà.

Vì độ dài các đường chéo chính của hình lục giác đều bằng nhau, mà O là trung điểm của các đường chéo đó nên khoảng cách từ tâm O đến các đỉnh của lục giác đều là bằng nhau hay nếu đặt trạm biến áp ở O thì khoảng cách từ trạm biến áp đến sáu ngôi nhà đều bằng nhau.

Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Bài 2. Cho lục giác đều ABCDEG.

Các đường chéo chính AD, BE, CG, cắt nhau tại O (Hình dưới).

Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều

Vì sao OA = OB = OC = OD = OE = OG?

Lời giải:

Vì ABCDEG là lục giác đều nên:

Các đường chéo chính AD, BE, CG bằng nhau và cắt nhau tạo O, tạo nên các tam giác đều ABO, BCO, CDO, DOE, GOE, AGO.

Lại có trong tam giác đều, ta có ba cạnh bằng nhau, nên 

AB = OB = OA

BC = OB = OC 

CD = OD = OC 

OD = OE = DE 

OG = OE = GE 

AG = OG = OA

Do đó:  OA = OB = OC = OD = OE = OG. 

Câu 3. Trong các hình vẽ dưới đây, Có bao nhiêu hình là hình lục giác đều?

16 câu Trắc nghiệm Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 1)

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải

Hình 1) là hình các viên gạch lục giác đều.

Hình 2) là hộp mứt tết cổ truyền có dạng hình lục giác đều.

Hình 3) là tổ ong có dạng hình lục giác đều.

Hình 4) là khay đựng bánh kẹo có dạng hình lục giác đều.

Vậy cả 4 hình đều là hình lục giác đều.

Đáp án: D

Câu 4. Hình lục giác đều có bao nhiêu đường chéo?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 6

Lời giải Hình lục giác đều có tất cả ba đường chéo.

Đáp án: C

Câu 5. Hình lục giác đều có đường chéo chính dài 18 cm. Số đo cạnh của hình lục giác đều là:

A. 18cm

B. 6cm

C. 12cm

D. 9cm

Lời giải

Do hình lục giác được ghép từ 6 tam giác đều như sau:

16 câu Trắc nghiệm Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 6)

Do đó cạnh tam giác đều bằng: 18:2 = 9cm.

Mà cạnh của tam giác đều cũng chính là cạnh của hình lục giác đều.

Vậy số đo cạnh của hình lục giác đều có đường chéo chính dài 18cm là: 9cm.

Đáp án: D

Câu 6. Hình lục giác đều được ghép từ:

A. 5 hình tam giác đều.

B. 3 tam giác đều.

C. 6 tam giác đều.

D. 4 tam giác đều.

Lời giải

16 câu Trắc nghiệm Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 10)

Ta thấy hình lục giác đều được ghép từ 6 tam giác đều.

Đáp án: C

Câu 7.

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 2)

Cho hình lục giác đều MNPQRH, phát biểu nào sai?

A. 6 đỉnh là M, N, P, Q, R, H

B. 6 cạnh là MN, NP, PQ, MQ, QR, HM

C. 3 đường chéo chính là MQ, HP, RN.

D. 3 đường chéo chính cắt nhau tại 1 điểm.

Trả lời:

Đáp án B sai do MQ là đường chéo chính, sửa lại:

6 cạnh là MN, NP, PQ, HR, QR, HM

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8.

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 8)

Cho hình lục giác đều MNPQRH, phát biểu nào sai?

A. MQ = NR

B. MH = RQ

C. MN = HR

D. MH = MQ

Trả lời:

Hình lục giác đều MNPQRH có 3 đường chéo chính bằng nhau nên: MQ = NR

=> A đúng

Hình lục giác đều MNPQRH có 6 cạnh bằng nhau nên MH = RQ và MN = HR

=> B, C đúng.

Do MH là cạnh, MQ là đường chéo chính nên hai đoạn này không bằng nhau

=> D sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9. Cho hình lục giác đều MNPQRH, có bao nhiêu tam giác đều được tạo thành từ các đường chéo chính có cạnh bằng cạnh của lục giác đều

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 9)

A. 8

B. 2

C. 4

D. 6

Trả lời:

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 10)

Ta đánh số như hình trên

Nhận thấy có các hình tam giác đều là: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Vậy có 6 tam giác đều.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10

Bài tập trắc nghiệm Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều

Cho hình lục giác đều MNPQRH, phát biểu nào sai?

A. MQ = NR

B. MH = RQ

C. MN = HR

D. MH = MQ

Trả lời:

Hình lục giác đều MNPQRH có 3 đường chéo chính bằng nhau nên: MQ = NR

=> A đúng

Hình lục giác đều MNPQRH có 6 cạnh bằng nhau nên MH = RQ và MN = HR

=> B, C đúng.

Do MH là cạnh, MQ là đường chéo chính nên hai đoạn này không bằng nhau

=> D sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11. Cho hình lục giác đều MNPQRH, có bao nhiêu tam giác đều được tạo thành từ các đường chéo chính có cạnh bằng cạnh của lục giác đều

Bài tập trắc nghiệm Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều

A. 8

B. 2

C. 4

D. 6

Trả lời:

Bài tập trắc nghiệm Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều

Ta đánh số như hình trên

Nhận thấy có các hình tam giác đều là: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Vậy có 6 tam giác đều.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12.

Bài tập trắc nghiệm Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều có đáp án | Toán lớp 6 Cánh diều

Cho hình lục giác đều MNPQRH, phát biểu nào sai?

A. 6 đỉnh là M, N, P, Q, R, H

B. 6 cạnh là MN, NP, PQ, MQ, QR, HM

C. 3 đường chéo chính là MQ, HP, RN.

D. 3 đường chéo chính cắt nhau tại 1 điểm.

Trả lời:

Đáp án B sai do MQ là đường chéo chính, sửa lại:

6 cạnh là MN, NP, PQ, HR, QR, HM

Đáp án cần chọn là: B

B. Lý thuyết Hình lục giác đều

Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều

Lục giác đều ABCDEF có:

+ Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EF = FA

+ Ba đường chéo chính cắt nhau tại điểm O.

   Ba đường chéo chính bằng nhau: AD = BE = CF

+ Sáu góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, F bằng nhau.

Đánh giá

0

0 đánh giá