20 Bài tập Tập hợp các số nguyên lớp 6 (sách mới) có đáp án

882

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 6 Tập hợp các số nguyên, được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Tập hợp các số nguyên. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 6 Tập hợp các số nguyên

A. Bài tập Tập hợp các số nguyên

Bài 1. Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) B = {x ∈ Z | -3 ≤ x ≤ 4} ;

b) B = {x ∈ Z | -2 ≤ x ≤ 0}.

Lời giải

a) A = {-3; -2; -1; 0; 1; 2; 3}.

b) B = {-2; -1; 0}.

Bài 2. So sánh hai số:

a) -49 và -38;                           b) -1379 và – 2379.

Lời giải

a) Vì 49 > 38 nên -49 < -38.

b) Vì 2379 > 1379 nên -2379 < -1379.

Bài 3. Hãy sử dụng số nguyên âm để diễn tả lại ý nghĩa của các câu sau:

a) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt, với nhiệt độ trung bình tháng 1 là 25oC  dưới 0oC  .

b) Cá voi xanh có thể lặn sâu 2500m có với mực nước biển.

Lời giải

a) Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Siberia (Nga) được biểu diễn là: -25oC .

b) Độ sâu mà Cá voi xanh có thể lặn được biểu diễn là: – 2500 m.

Bài 4. Hãy vẽ và biểu diễn các số −5; −3; 2; 4 trên trục số đó.

Hướng dẫn giải

Ta biểu diễn các số trên trục số như sau: 

− Biểu diễn số −5: Ta di chuyển 5 vạch về bên trái số 0.

− Biểu diễn số −3: Ta di chuyển 3 vạch về bên trái số 0.

− Biểu diễn số 2: Ta di chuyển 2 vạch về bên phải số 0. 

− Biểu diễn số 4: Ta di chuyển 4 vạch về bên phải số 0.

Khi đó, ta được trục số như sau: 

Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên  | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 5. Tìm số đối của các số nguyên sau: −25; −84; 45; 4; 0; −2022.

Hướng dẫn giải

Số đối của −25 là 25.

Số đối của −84 là 84.

Số đối của 45 là −45.

Số đối của 4 là −4.

Số đối của 0 là 0.

Số đối của −2 022 là 2 022.

Bài 6. Có bao nhiêu số nguyên nằm giữa −5 và 3.

Hướng dẫn giải

Các số nằm giữa −5 và 3 là các số nằm bên phải −5 và bên trái của 3 trên trục số.

Các số nằm giữa −5 và 3 là: −4; −3; −2; −1; 0; 1; 2.

Vậy có 7 số nguyên nằm giữa −5 và 3.

Bài 7. Viết các số sau theo thứ tự giảm dần: – 154, – 618, – 219, 58.

Lời giải:

+ Vì số nguyên dương luôn lớn hơn số nguyên âm, nên trong các số đã cho ta có 58 là số lớn nhất.

+ Ta so sánh các số nguyên âm: – 154, – 618, – 219

Bỏ dấu “–” trước các số – 154, – 618, – 219 ta được các số lần lượt là 154, 618, 219.

Do 154 < 219 < 618 nên – 154 > – 219 > – 618 

Do đó ta có: 58 > – 154 > – 219 > – 618.

Vậy sắp xếp các số đã cho theo thứ tự giảm dần ta được: 58, – 154, – 219, – 618. 

Bài 8. Chọn kí hiệu "∈”, "∉" thích hợp cho Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều :

a) -3 Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diềuLý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

b) 0  Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diềuLý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

c) 4 Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diềuLý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

d) -2  Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diềuLý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Lời giải:

a) Ta có số – 3 là số nguyên âm nên nó thuộc tập hợp các số nguyên.

Do đó ta viết -3 Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diềuLý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

b) Ta có số 0 là số nguyên nên nó thuộc tập hợp các số nguyên.

Do đó ta viết 0 Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diềuLý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

c) Ta có số 4 là số nguyên dương nên nó cũng thuộc tập hợp các số nguyên. 

Do đó ta viết 4 Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diềuLý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

d) Ta có số – 2 là số nguyên âm nên nó không phải là số tự nhiên hay – 2 không thuộc tập hợp các số tự nhiên.

Do đó ta viết  -2 Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diềuLý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Bài 9. So sánh các cặp số sau: 3 và 5; – 1 và – 3; – 5 và 2; 5 và – 3.

Lời giải:

Ta có thể so sánh các cặp số trên bằng một trong các cách sau:

Cách 1. 

Biểu diễn các số đã cho lên trục số ta được:

Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

+) Ta thấy điểm 3 nằm bên trái điểm 5 nên 3 < 5.

+) Điểm – 3 nằm bên trái điểm – 1 nên – 3 < – 1 hay – 1 > – 3.

+) Điểm – 5 nằm bên trái điểm 2 nên – 5 < 2. 

+) Điểm – 3 nằm bên trái điểm 5 nên – 3 < 5 hay 5 > – 3.

Cách 2. 

+) Ta có: 3 < 5 (so sánh hai số tự nhiên)

+) So sánh – 1 và – 3

Bỏ dấu “–” trước các số – 1 và – 3 ta được các số lần lượt là 1 và 3. 

Do 1 < 3 nên – 1 > – 3.

+) So sánh – 5 và 2 

Vì – 5 là số nguyên âm và 2 là số nguyên dương nên – 5 < 2. 

+) So sánh 5 và – 3

Vì 5 là số nguyên dương và – 3 là số nguyên âm nên 5 > – 3. 

Câu 10. Ông M đang nợ ngân hàng 200 triệu đồng. Số nguyên nào sau đây biểu diễn số tiền ông M đang có?

A. – 200;

B. 200; 

C. 200 000 000;

D. – 200 000 000.

Lời giải Ông M đang nợ ngân hàng 200 000 000 đồng nên số nguyên biểu diễn số tiền ông đang có là – 200 000 000 (đồng).

Đáp án: D

Câu 11. Cho bảng nhiệt độ của các thành phố lớn của nước ta:

Thành phố

Hà Nội

Huế 

Phan Thiết

Hồ Chí Minh

Nhiệt độ

340C

330C

310C

320C

Hỏi nhiệt độ của tỉnh thành nào thấp nhất?

A. Hà Nội;                      

B. Huế;                           

C. Phan Thiết;                 

D. Hồ Chí Minh.

Lời giải

Số nguyên biểu diễn cho nhiệt độ của Hà Nội là: 34 (độ C).

Số nguyên biểu diễn cho nhiệt độ của Huế là: 33 (độ C).

Số nguyên biểu diễn cho nhiệt độ của Phan Thiết là: 31 (độ C).

Số nguyên biểu diễn cho nhiệt độ của Hồ Chí Minh là: 32 (độ C).

Dựa vào trục số, ta có: 31 < 32 < 33 < 34.

Vậy Phan Thiết là thành phố có nhiệt độ thấp nhất.

Đáp án: C

Câu 12. Hai nhiệt kế dưới đây chỉ bao nhiêu độ C?

 15 câu Trắc nghiệm Tập hợp các số nguyên (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 7)

A. Nhiệt kế a chỉ 20 độ C, nhiệt kế b chỉ 10 độ C.

B. Nhiệt kế a chỉ - 20 độ C, nhiệt kế b chỉ - 10 độ C.

C. Nhiệt kế a chỉ - 20 độ C, nhiệt kế b chỉ 10 độ C.

D Nhiệt kế a chỉ 20 độ C, nhiệt kế b chỉ - 10 độ C.

Lời giải

Dựa vào quan sát hình vẽ, ta thấy:

Hình a, nhiệt kế có mức thủy ngân dưới mức 0 độ C nên nhiệt kế chỉ - 20 độ C.

Hình b, nhiệt kế có mức thủy ngân trên mức 0 độ C nên nhiệt kế chỉ 10 độ C.

Đáp án: C

Câu 13. Cho hình vẽ sau và cho biết điểm M biểu diễn cho số nguyên nào?

15 câu Trắc nghiệm Tập hợp các số nguyên (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 8)

A. -7;

B. - 2;

C. 1;

D. 4.

Lời giải Quan sát trục số: Điểm M nằm ở bên trái điểm 0 trên trục số và cách 0 hai đơn vị nên điểm M biểu diễn cho số nguyên -2.

Đáp án: B

Câu 14: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Nếu + 50 000 đồng biểu diễn số tiền có 50 000 đồng, thì – 50 000 đồng biểu diễn số tiền cho vay là 50 000 đồng.

B. Số 0 là số nguyên dương.

C. Số đối của số 0 là số 0.

D. Số 0 là số nguyên âm.

Lời giải

Nếu + 50 000 đồng biểu diễn số tiền có 50 000 đồng, thì – 50 000 đồng biểu diễn số tiền nợ là 50 000 đồng. Vậy A sai

Số 0 không là số nguyên âm, không là số nguyên dương. Do đó, B và D sai

Số đối của số 0 là số 0. Do đó, C đúng

Chọn đáp án C.

Câu 15: Số đối của 8 là:

A. – 8

B. 0

C. 8

D. 16

Lời giải

Ta có số đối của 8 là – 8.

Chọn đáp án A.

Câu 16: Cho tập hợp A = {-2; 0; 3; 6} . Tập hợp B gồm các phần tử là số đối của các phần tử trong tập hợp A là:

A. B = {-2; 0; -3; -6}

B. B = {2; 0; 3; 6}

C. B = {-6; -3; 0; 2}

D. B = {-2; 0; 3; 6}

Lời giải

Ta có: số đối của – 2 là 2, số đối của 0 là 0, số đối của 3 là – 3 , số đối của 6 là – 6.

Do đó, tập hợp B là: B = {-6; -3; 0; 2}.

Chọn đáp án C.

Câu 17: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. Nếu + 10 000 đồng biểu diễn số tiền có 10 000 đồng, thì – 10 000 đồng biểu diễn số tiền nợ 10 000 đồng.

B. Nếu -15°C biểu diễn 15 độ dưới 0°C thì +15°C biểu diễn 15 độ trên 0°C

C. Nếu +5 bước biểu diễn 5 bước về phía trước thì – 5 bước biểu diễn 5 bước về phía sau.

D. Nếu – 27m biểu diễn độ sâu là 27m dưới mực nước biển thì + 27m biểu diễn độ cao 27m tính từ mặt đất.

Lời giải

Ta có:

Nếu – 27m biểu diễn độ sâu là 27m dưới mực nước biển thì + 27m biểu diễn độ cao 27m trên mực nước biển. Vậy đáp án D sai.

Chọn đáp án D.

Câu 18: Tập hợp các số nguyên kí hiệu là:

A.  N

B.  N*

C.  Z

D.  Z*

Lời giải

Theo phần lý thuyết, ta đã biết tập hợp các số nguyên kí hiệu là  . 

Chọn đáp án C. 

Câu 19: Chọn câu đúng. 

A. Số 0 không phải là số nguyên

B. Số 0 là số nguyên âm 

C. Số 0 là số nguyên dương 

D. Số 0 là số nguyên

Lời giải

Theo lý thuyết: Số 0 là số nguyên và số 0 không phải số nguyên âm cũng không phải số nguyên dương. Vậy đáp án A, B, C sai và D đúng. 

Chọn đáp án D. 

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. – 10 ∈ N 

B.  – 10 ∈ Z

C. – 10 ∉ Z

D. – 10 ∈ N* 

Lời giải

Ta có: – 10 là số nguyên và không phải là số tự nhiên nên – 10 ∈ Z, – 10 ∉ N, – 10 ∉ N* 

Chọn đáp án B. 

B. Lý thuyết Tập hợp các số nguyên

I. Tập hợp các số nguyên

+ Số tự nhiên khác 0 còn được gọi là số nguyên dương.

+ Các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương tạo thành tập hợp các số nguyên.

+ Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều.

Ví dụ: 

+ Các số nguyên dương: 4, 6, 10 000, … 

+ Tập hợp các số nguyên Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều= {…, – 2, – 1, 0, 1, 2, …}

Chú ý:

+ Số 0 không phải số nguyên âm, cũng không phải số nguyên dương.

+ Các số nguyên dương 1, 2, 3,... đều mang dấu “+" nên còn được viết là + 1, + 2, + 3,...

II. Biểu diễn số nguyên trên trục số 

Ta có thể biểu diễn số nguyên trên trục số. Có hai loại trục số:

1. Trục số nằm ngang 

Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Trên trục số nằm ngang, điểm biểu diễn số nguyên âm nằm bên trái điểm 0, điểm biểu diễn số nguyên dương nằm bên phải điểm 0.

2. Trục số thẳng đứng

Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Trên trục số thẳng đứng, điểm biểu diễn số nguyên âm nằm phía dưới điểm 0, điểm biểu diễn số nguyên dương nằm phía trên điểm 0.

Chú ý: Khi nói “trục số” mà không nói gì thêm, ta hiểu là nói về trục số nằm ngang.

III. Số đối của một số nguyên 

Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

+ Trên trục số, hai số nguyên (phân biệt) có điểm biểu diễn nằm về hai phía của gốc 0 và cách đều gốc 0 được gọi là hai số đối nhau.

+ Số đối của 0 là 0.

Ví dụ: 

– 4 và 4 là hai số đối nhau.

– 4 là số đối của 4 và 4 là số đối của – 4.

IV. So sánh các số nguyên

1. So sánh hai số nguyên

+ Trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.

+ Trên trục số thẳng đứng, nếu điểm a nằm phía dưới điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.

+ Nếu a nhỏ hơn b thì ta viết là a < b hoặc b > a.

Ví dụ: 

Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Điểm – 10 nằm bến trái điểm – 5 nên – 10 < – 5 

Điểm 2 nằm bên phải điểm 0 nên 2 > 0.

Chú ý: 

+ Số nguyên dương luôn lớn hơn 0. Số nguyên âm luôn nhỏ hơn 0.

+ Nếu a < b và b < c thì a < c

Ví dụ: – 2 < 0 và 0 < 5 thì – 2 < 5. 

2. Cách so sánh hai số nguyên

2.1 So sánh hai số nguyên khác dấu

Số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương. 

Ví dụ: – 7 là số nguyên âm và 5 là số nguyên dương nên – 7 < 5. 

2.2 So sánh hai số nguyên cùng dấu

+ So sánh hai số nguyên dương: Đã biết ở chương I.

+ So sánh hai số nguyên âm:

Để so sánh hai số nguyên âm, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước cả hai số âm

Bước 2. Trong hai số nguyên dương nhận được, số nào nhỏ hơn thì số nguyên âm ban đầu (trước khi bỏ dấu “–”) sẽ lớn hơn. 

Ví dụ: So sánh – 216 và – 309.

Bỏ dấu “–” trước các số – 216 và – 309, ta được các số lần lượt là 216 và 309.

Do 216 < 309 nên – 216 > – 309. 

Đánh giá

0

0 đánh giá