25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (Kết nối tri thức) có đáp án: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 15: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 15: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Phần 1. 25 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Câu 1. Theo cách phân loại hiện hành, nhóm công nghiệp chế biến và chế tạo của nước ta có

A. 1 ngành.

B. 4 ngành.

C. 5 ngành.

D. 24 ngành.

Chọn D

Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta gồm có các nhóm công nghiệp khai khoáng (5 ngành); nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo (24 ngành); nhóm công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (1 ngành) và nhóm công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải (4 ngành).

Câu 2. Theo cách phân loại hiện hành, nhóm công nghiệp khai khoáng của nước ta có

A. 1 ngành.

B. 4 ngành.

C. 5 ngành.

D. 24 ngành.

Chọn C

Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta gồm có các nhóm công nghiệp khai khoáng (5 ngành); nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo (24 ngành); nhóm công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (1 ngành) và nhóm công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải (4 ngành).

Câu 3. Ngành công nghiệp phân bố phân tán và rời rạc ở khu vực nào sau đây?

A. Trung du.

B. Đồng bằng.

C. Ven biển.

D. Miền núi.

Chọn D

Ở các khu vực miền núi, ngành công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán và rời rạc. Điều đó thể hiện rất rõ ở vùng Tây Bắc, các tỉnh giáp biên giới có địa hình cao,…

Câu 4. Khu vực nào sau đây ở nước ta có ngành công nghiệp kém phát triển nhất hiện nay?

A. Ven biển.

B. Miền núi.

C. Trung du.

D. Đồng bằng.

Chọn B

Khu vực miền núi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt vận tải), địa hình hiểm trở khó khăn cho giao lưu đi lại và xây dựng các công trình nhà máy -> khó khăn cho phát triển công nghiệp.

Câu 5. Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở

A. mối quan hệ giữa từng ngành với toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

B. tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.

C. thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.

D. các ngành công nghiệp trọng điểm trong hệ thống các ngành công nghiệp.

Chọn B

Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

Câu 6. Các khu công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chọn A

Các khu công nghiệp phân bố tập trung ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hai vùng này chiếm hơn 50% số khu công nghiệp cả nước (năm 2021).

Câu 7. Khu công nghệ cao nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Khu công nghệ cao Đồng Nai.

B. Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

C. Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

Chọn D

Các khu công nghệ cao cũng đã được hình thành ở nước ta từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX như Khu công nghệ cao Hoà Lạc (ở Hà Nội), Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Câu 8. Khu công nghệ cao nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

B. Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

C. Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Khu công nghệ cao Đồng Nai.

Chọn B

Các khu công nghệ cao cũng đã được hình thành ở nước ta từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX như Khu công nghệ cao Hoà Lạc (ở Hà Nội), Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Câu 9. Các khu công nghệ cao tập trung chủ yếu ở

A. vùng núi.

B. ven biển.

C. đô thị lớn.

D. các đảo.

Chọn C

Các khu công nghệ cao phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn. Một số khu công nghệ cao tiêu biểu như Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Câu 10. Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của vùng nào sau đây?

A. Miền Trung.

B. Miền Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Miền Nam.

Chọn A

Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp lớn nhất Duyên hải miền Trung. Ngoài ra, khu vực này còn có một số trung tâm công nghiệp lớn như Thanh Hóa, Quy Nhơn, Nha Trang, Huế,…

Câu 11. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm phù hợp với

A. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

B. xu thế toàn cầu hóa và gia tăng số người nhập cư.

C. tác động của biến đổi khí hậu, dân số tăng nhanh.

D. sự phát triển kinh tế, khai thác nguồn tài nguyên.

Chọn A

Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

Câu 12. Trong nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng những ngành gắn với

A. thị hiếu người dân, nguồn tài nguyên.

B. sự phân bố điểm và khu công nghiệp.

C. các sản phẩm cao cấp, có chất lượng.

D. dân số đông và thị trường tiêu thụ lớn.

Chọn C

Trong nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng những ngành gắn với các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh về giá cả.

Câu 13. Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?

A. Cơ cấu ngành khá đa dạng.

B. Chịu tác động của nhiều nhân tố.

C. Tỉ trọng các ngành ổn định.

D. Chuyển dịch theo hướng hiện đại.

Chọn C

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay tương đối đa dạng, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức của nước ta. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành hiện nay là kết quả của quá trình tái cấu trúc, nội địa hóa sản phẩm, phát triển công nghiệp xanh, hội nhập quốc tế.

Câu 14. Ở Nam Bộ không có trung tâm công nghiệp nào sau đây?

A. Hà Nội.

B. Vũng Tàu.

C. Biên Hòa.

D. Thủ Dầu Một.

Chọn A

Ở Nam Bộ nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn là TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một,… Còn Hà Nội là trung tâm công nghiệp ở vùng Bắc Bộ.

Câu 15. Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta không bao gồm có

A. khai khoáng.

B. chế biến, chế tạo.

C. phân phối điện, khí đốt, điều hòa.

D. thương mại.

Chọn D

Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta gồm có các nhóm công nghiệp khai khoáng (5 ngành); nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo (24 ngành); nhóm công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (1 ngành) và nhóm công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải (4 ngành).

Câu 16. Đồng bằng sông Hồng là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ hai cả nước, sau vùng nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn B

Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước hiện nay (chiếm hơn 1/2 tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước), tiếp theo đến là vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 17. Trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất ở vùng Duyên hải miền Trung?

A. Đà Nẵng.

B. Thanh Hoá.

C. Vinh.

D. Nha Trang.

Chọn B

Thanh Hóa là trung tâm công nghiệp lớn nhất Duyên hải miền Trung với giá trị công nghiệp từ 50 - 100 nghìn tỉ đồng. Các trung tâm còn lại đều có giá trị dưới 50 nghìn tỉ đồng năm 2021.

Câu 18. Nước ta đang thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng

A. tạo sản phẩm ô nhiễm nước.

B. nâng cao trình độ công nghệ.

B. phân bố lại nguồn lao động.

D. nâng cao tay nghề lao động.

Chọn B

Nước ta đang thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ; đẩy mạnh chuyển đổi số; tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Câu 19. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Nhà nước giảm, ngoài Nhà nước tăng.

B. Nhà nước tăng, ngoài Nhà nước giảm.

C. Ngoài Nhà nước tăng, có vốn đầu tư nước ngoài giảm.

D. Ngoài Nhà nước giảm, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

Chọn A

Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm song vẫn giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành công nghiệp then chốt. Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, trong đó kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển.

Câu 20. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự chuyển dịch nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Khai thác hợp lí khoáng sản, tài nguyên đất.

B. Khai thác hiệu quả thế mạnh của từng vùng.

C. Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, khí hậu.

D. Phân bố lại nguồn lao động, nguồn vốn lớn.

Chọn B

Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự chuyển dịch nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh của từng vùng. Sự chuyển dịch này phù hợp với đặc điểm phát triển của từng ngành công nghiệp; đồng thời tăng cường tính liên kết và hợp tác trong phát triển, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 21. Lợi thế của nước ta trong việc phát triển công nghiệp hiện nay là

A. nguồn nhiên liệu phân bố đều ở các vùng.

B. nguồn lao động đông, chất lượng nâng lên.

C. thu hút vốn đầu tư lớn, chính sách ưu tiên.

D. thị trường nội địa mạnh, hạn chế thiên tai.

Chọn B

Nước ta có nguồn lao động dồi dào, mỗi tăng bổ sung thêm khoảng 1 triệu người và chất lượng lao động của nước ta ngày càng được nâng lên -> Nguồn lao động vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn, vừa là một thế mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài và là lợi thế phát triển mạnh các ngành công nghiệp cần nhiều lao động, giá nhân công rẻ.

Câu 22. Vùng nào sau đây ở nước ta có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước hiện nay?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông cửu Long.

Chọn C

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước hiện nay (chiếm hơn 1/2 tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước với các trung tâm công nghiệp nổi bật là TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa,…).

Câu 23. Ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng

A. giảm tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng; tăng nhóm ngành chế biến, chế tạo.

B. tăng tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng; giảm nhóm ngành chế biến, chế tạo.

C. đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nguồn vốn lớn.

D. tăng nhóm ngành sử dụng nhiều lao động, giảm ngành sản xuất điện và khí.

Chọn A

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay tương đối đa dạng, có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng, tăng tỉ trọng của nhóm ngành chế biến, chế tạo. Xu hướng này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức của nước ta.

Câu 24. Một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là

A. đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp trọng điểm.

B. tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp khai khoáng.

C. xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

D. cân đối phát triển khai khoáng và chế biến, chế tạo.

Chọn C

Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp trước hết là xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.

Câu 25. Vấn đề cấp bách đặt ra trong phát triển ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay là

A. lấn chiếm đất sản xuất nông nghiệp.

B. mai một nhiều ngành truyền thống.

C. gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

D. giảm tình trạng chênh lệch giàu nghèo.

Chọn C

Sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp thường sẽ gây ra nhiều hậu nghiêm trọng về tài nguyên và môi trường. Đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp hóa chất,… chính vì vậy, vấn đề được đặt ra cấp bách trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm môi trường.

Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 15: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

I. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng, tăng tỉ trọng nhóm ngành chế biến, chế tạo. Xu hướng này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức.

+ Trong nội bộ nhóm ngành: phát triển theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại, chuyển dịch từ các ngành và công nghệ sản xuất sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao.

+ Trong từng ngành: chuyển dịch từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp sang các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo trong công nghiệp sản xuất điện. Công nghiệp hỗ trợ được hình thành và phát triển, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp.

- Sự chuyển dịch hiện nay là kết quả của quá trình tái cấu trúc, nội địa hóa sản phẩm, phát triển công nghiệp xanh, hội nhập quốc tế. Gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên của Việt Nam, hướng tới phát triển bền vững.

II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

- Chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước (từ 20,9% năm 2010 xuống 6,5% năm 2021), tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (từ 27,75 năm 2010 lên 34,4% năm 2021, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (từ 51,4% năm 2010 lên 59,1% năm 2021).

- Có sự chuyển dịch trên là do chính sách phát triển kinh tế mở, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

III. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO LÃNH THỔ

- Sự chuyển dịch thể hiện rõ ở sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp giữa các vùng, sự hình thành và phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới và có hiệu quả hơn như: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,…

+ Giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng kinh tế có sự thay đổi rõ rệt, nhất là các vùng có đóng góp lớn về giá trị sản xuất công nghiệp với cả nước.

+ Khu công nghiệp, khu công nghệ cao ngày càng được mở rộng, nhiều trung tâm công nghiệp mới nổi lên nhờ phát huy thế mạnh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

+ Các địa phương có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai,… Một số địa phương phát triển mạnh công nghiệp những năm gần đây: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bình Dương, Quảng Ngãi,…

- Sự chuyển dịch trên là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và các chính sách phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khoa học – công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng,…

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Trắc nghiệm Bài 15: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 16: Một số ngành công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 19: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Trắc nghiệm Bài 20: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Đánh giá

0

0 đánh giá