20 câu Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 13 (Kết nối tri thức) có đáp án: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Câu 1. Vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện sinh thái nông nghiệp nào sau đây?

A. Cao nguyên xếp tầng rộng, đất badan màu mỡ.

B. Địa hình phân hóa: đồi núi, đồng bằng ven biển.

C. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, đất phù sa.

D. Đồng bằng châu thổ lớn nhất, nhiều đất phù sa.

Chọn C

Điều kiện sinh thái của vùng Đồng bằng sông Hồng là: Đồng bằng châu thổ, đất phù sa và khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh.

Câu 2. Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng sinh thái nông nghiệp Tây Nguyên không phải là

A. cà phê.

B. cao su.

C. hồ tiêu.

D. lúa gạo.

Chọn D

Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu và chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Cây dừa phân bố chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Câu 3. Các cây trồng hàng năm có nguồn gốc ôn đới phát triển mạnh ở vùng sinh thái nông nghiệp nào sau đây của nước ta?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Bắc Trung Bộ.

Chọn C

Nhờ có một mùa đông lạnh nên vùng Đồng bằng sông Hồng có thể phát triển chuyên môn hóa các loại cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, cây ăn quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như bắp cải, su su, su hào,…

Câu 4. Vùng nông nghiệp nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Chọn A

Vùng sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long có các dải đất phù sa ngọt, các vùng đất mặn và phèn chiếm diện tích lớn. Ven biển có các vịnh biển nông, ngư trường rộng.

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ?

A. Người dân có kinh nghiệm chinh phục tự nhiên.

B. Tập trung nhiều cơ sở sản xuất, vận tải thuận tiện.

C. Người dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

D. Thị trường mở rộng, vận tải tương đối thuận lợi.

Chọn B

Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ là các thành phố lớn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải thuận tiện.

Câu 6. Hiện nay, nước ta được phân thành mấy vùng sinh thái nông nghiệp?

A. 5 vùng.

B. 6 vùng.

C. 7 vùng.

D. 8 vùng.

Chọn C

Hiện nay, nước ta được phân thành 7 vùng sinh thái nông nghiệp, đó là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7. Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp diễn ra mạnh ở các vùng nào sau đây?

A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Chọn C

Vùng sinh thái nông nghiệp Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có tiềm năng lớn về sản xuất hàng hóa, những vùng chuyên canh lớn về cây công nghiệp lâu năm, cây lương thực của nước ta.

Câu 8. Các vùng nào sau đây ở nước ta chuyên canh cây lương thực?

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.

Chọn B

Diện tích trồng cây thực phẩm (rau, đậu,...) ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần để xuất khẩu. Cây thực phẩm được trồng rộng khắp, tập trung nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 9. Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn nhất về các loại công nghiệp lâu năm nào sau đây?

A. Chè, tiêu, điều.

B. Cà phê, cao su.

C. Cao su, bông.

D. Cao su, hồ tiêu.

Chọn B

Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn nhất về cây cà phê, cao su. Ngoài ra còn có một số loại cây công nghiệp lâu năm khác như hồ tiêu, điều, sầu riêng,…

Câu 10. Sự biến động của sản xuất hàng hóa là do tác động của nhân tố nào sau đây?

A. Chính sách.

B. Lao động.

C. Nguồn vốn.

D. Thị trường.

Chọn D

Các sản phẩm của sản xuất hàng hóa là nhằm mục đích hướng ra xuất khẩu (mang ra trao đổi, buôn bán trên thị trường) -> Sự biến động của thị trường (mất giá, được giá,…) sẽ dẫn đến sự biến động của sản xuất hàng hóa (đẩy mạnh sản xuất hay hạn chế sản xuất,…).

Câu 11. Vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên nổi bật nào sau đây?

A. Địa hình núi cao.

B. Thường có thiên tai.

C. Có mùa đông lạnh.

D. Mùa khô hạn hán.

Chọn C

Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng, đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, có mùa đông lạnh thích hợp trồng các loại cây ôn đới, cận nhiệt.

Câu 12. Vùng Tây nguyên tập trung ở mức độ sản phẩm nông nghiệp nào sau đây?

A. Cây công nghiệp hàng năm.

B. Cây ăn quả và chăn nuôi.

C. Cây công nghiệp lâu năm.

D. Cây ăn quả và lương thực.

Chọn C

Vùng Tây nguyên tập trung ở mức độ cao sản phẩm cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè, tiêu, điều,…) và rau màu, hoa, bò (thịt, sữa).

Câu 13. Kinh tế trang trại ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Diện tích tương đối hẹp và thuộc sở hữu cá nhân.

B. Góp phần đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.

C. Hạn chế cạnh tranh nhưng tăng nhanh sản lượng.

D. Chỉ tập trung ngành trồng trọt, hạn chế chăn nuôi.

Chọn B

Hình thức trang trại giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Câu 14. Các vùng sinh thái nông nghiệp nào sau đây ở nước ta thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô?

A. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

Chọn C

Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo, khí hậu có sự phân mùa thành mùa khô - mưa sâu sắc nên vào mùa khô hai vùng này đều thiếu nước nghiêm trọng cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất (đặc biệt là hoạt động nông nghiệp).

Câu 15. Vùng sinh thái nông nghiệp nào sau đây có hướng chuyên môn hoá là lúa chất lượng, các loại rau cao cấp và cây ăn quả?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Chọn B

Nhờ có một mùa đông lạnh và diện tích đất phù sa màu mỡ nên Đồng bằng sông Hồng có thể phát triển chuyên môn hóa lúa chất lượng, các loại cây thực phẩm, các loại rau cao cấp và cây ăn quả.

Câu 16. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp của nước ta hiện nay là

A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

B. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

D. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

Chọn A

Vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với địa hình bán bình nguyên và cao nguyên, đất đỏ badan, khí hậu có sự phân hoá thành mùa mưa và khô rõ rệt,... tạo điều kiện phát triển các loại cây trồng như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu,...

Câu 17. Vùng chuyên canh cây ăn quả ở nước ta hiện nay không phải là

A. Đông Nam Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn C

Vùng chuyên canh cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (vải thiều, cam, đào, lê, mận,...), Tây Nguyên (bơ, chuối,...), Đông Nam Bộ (bưởi, cam, sầu riêng,...), Đồng bằng sông Cửu Long (xoài, thanh long,...).

Câu 18. Vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn D

Vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,...

Câu 19. Trang trại ở nước ta phát triển theo xu hướng nào sau đây?

A. Trang trại hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.

B. Sử dụng nhiều lao động trình độ không cao.

C. Tập trung phát triển trang trại nuôi gia cầm.

D. Chuyển đổi số, mở rộng diện tích trang trại.

Chọn A

Các trang trại ở nước ta đang phát triển theo hướng trang trại hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, đảm bảo yêu cầu môi trường, đạt chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất chất lượng an toàn.

Câu 20. Theo lĩnh vực hoạt động trang trại nào sau đây nhiều nhất?

A. Thủy sản.

B. Lâm sản.

C. Chăn nuôi.

D. Trồng trọt.

Chọn C

Năm 2021, nước ta có 23 771 trang trại, trong đó trang trại trồng trọt chiếm 27,4%, trang trại chăn nuôi chiếm 57,8%, trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm 11,8%. Lao động trong trang trại chủ yếu là chủ trang trại và các thành viên trong gia đình; một số trang trang trại có thuê mướn lao động bên ngoài.

Câu 21. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất là

A. vùng nông nghiệp.

B. trang trại.

C. vùng chuyên canh.

D. hộ gia đình.

Chọn A

Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta, có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hoá trong sản xuất.

Câu 22. Tỉnh nào sau đây ở vùng sinh thái nông nghiệp Tây Nguyên có diện tích chè lớn nhất?

A. Đắk Nông.

B. Đắk Lắk.

C. Lâm Đồng.

D. Kon Tum.

Chọn C

Với lợi thế về khí hậu ôn hòa với hai mùa mưa nắng, vùng đất đỏ bazan màu mỡ và độ ẩm cao vùng Tây Nguyên rất phù hợp cho cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su. Ở Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng có diện tích trồng chè lớn nhất nước khoảng 26 000 ha, hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng 184 000 tấn.

Câu 23. Điều kiện sinh thái nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây?

A. Các cao nguyên badan rộng lớn, khí hậu phân mùa.

B. Các vùng đất badan và đất xám phù sa cổ rộng lớn.

C. Có đồng bằng ven biển với đất phù sa khá màu mỡ.

D. Có nhiều ô trũng được bồi đắp phù sa từ sông lớn.

Chọn D

Điều kiện tự nhiên nổi bật của vùng sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng là châu thổ có nhiều ô trũng được bồi đắp phù sa bởi sông Hồng và sông Thái Bình, khí hậu có một mùa đông lạnh.

Câu 24. Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thể hiện xu hướng

A. đẩy mạnh luân canh và độc canh.

B. phát triển vùng sản xuất hàng hóa.

C. đa dạng nông nghiệp nông thôn.

D. phân hoá lãnh thổ trong sản xuất.

Chọn B

Các vùng chuyên canh được định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chăn nuôi tập trung an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Câu 25. Nước ta không có vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Chọn A

Nước ta có 3 vùng chuyên canh, đó là Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh quan trọng và lớn nhất cả nước, đứng thứ hai là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm Tây Nguyên, đứng thức 3 là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Một số loại cây công nghiệp tiêu biểu của các vùng chuyên canh là cà phê, cao su, tiêu, điều, chè,…

Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

I. TRANG TRẠI

- Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu (trừ đất đai) hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn, phương thức tổ chức quản lí sản xuất tiến bộ, trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa phù hợp yêu cầu thị trường.

- Giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

- Phát triển gắn liền với nền kinh tế sản xuất hàng hóa, năm 2021, có 23771 trang trại, số lượng và cơ cấu trang trại theo lĩnh vực hoạt động có sự thay đổi. Hai vùng có số lượng trang trại nhiều nhất là ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.

- Tổ chức sản xuất trong trang trại tập trung và những cây, con đặc thù có giá trị kinh tế cao; ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm chất lượng, an toàn, gắn với tiêu chuẩn quy định và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị: sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm kết hợp phát triển du lịch; thích ứng biến đổi khí hậu.

II. VÙNG CHUYÊN CANH

- Vùng chuyên canh (vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm) là vùng tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu,…), điều kiện kinh tế - xã hội nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả cao.

- Có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đội ngũ lao động được nâng lên về trình độ và chuyên môn hóa.

- Hình thành với quy mô lớn, tương đương với vùng nông nghiệp như: vùng chuyên canh cây công nghiệp; các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm. Ngoài ra có các vùng chuyên canh có quy mô lãnh thổ nhỏ hơn nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp, hoặc một địa phương cấp tỉnh, có mức độ chuyên môn hóa sâu về một sản phẩm chính.

- Định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chăn nuôi tập trung an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.

III. VÙNG NÔNG NGHIỆP

- Là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất. Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất, có phạm vi rộng lớn, dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật cũng như các thế mạnh khác nhau giữa các vùng lãnh thổ nước ta.

- Nhằm khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển và phân bố hợp lí các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

- Từ những năm 1970, phương án 7 vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta đã được hình thành:

Vùng nông nghiệp

Điều kiện sinh thái nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp chính

Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Địa hình đồi núi, đất feralit

- Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao.

- Cây công nghiệp, dược liệu cận nhiệt: chè, hồi, quế, trẩu,…

- Cây ăn quả

- Gia súc: trâu, bò và lợn

Đồng bằng sông Hồng

- Đồng bằng châu thổ, đất phù sa

- Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh

- Sản xuất lúa gạo, cây thực phẩm

- Cây công nghiệp hàng năm: đay, cói

- Lợn, gia cầm, bò sữa

Bắc Trung Bộ

- Có vùng biển rộng phía đông

- Địa hình phân hóa: đồi núi, dải đồng bằng ven biển

- Nhiều thiên tai (bão, lũ,…)

- Cây công nghiệp hàng năm: lạc, mía,… Cây công nghiệp lâu năm: hồ tiêu, cao su, cà phê.

- Chăn nuôi trâu, bò

- Thủy sản

Duyên Hải Nam Trung Bộ

- Địa hình đồi núi phía tây

- Đồng bằng ven biển

- Vùng biển giàu hải sản

- Khí hậu khô

- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, vừng, bông,…

- Chăn nuôi bò, cừu,…

- Thủy sản

Tây Nguyên

- Cao nguyên xếp tầng, rộng, đất badan màu mỡ.

- Khí hậu nhiệt đới phân mùa mưa – khô rõ rệt.

- Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều,…

- Rau, hoa

- Bò sữa, bò thịt

Đông Nam Bộ

- Địa hình khá bằng phẳng, đất đỏ badan và đất xám phù sa cổ.

- Khí hậu cận xích đạo

- Vùng biển có ngư trường lớn

- Cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, mía, lạc, đậu tương.

- Bò sữa, bò thịt,

- Thủy sản

Đồng bằng sông Cửu Long

- Có vùng biển rộng lớn

- Đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, chủ yếu đất phù sa

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, phân hai mùa mưa - khô

- Sản xuất lúa gạo

- Cây công nghiệp hàng năm: mía, đậu tương,…

- Cây ăn quả nhiệt đới

- Gia cầm (vịt); thủy sản

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản

Trắc nghiệm Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Trắc nghiệm Bài 15: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 16: Một số ngành công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 19: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Đánh giá

0

0 đánh giá