Giải SGK Địa Lí 12 Bài 13 (Kết nối tri thức): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1.3 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Mở đầu trang 62 Địa Lí 12: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là các lãnh thổ sản xuất nông nghiệp được hình thành nhằm khai thác hợp lí các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển nông nghiệp của đất nước. Việt Nam có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp khác nhau, trong đó, nổi lên các hình thức: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp. Các hình thức này được hình thành và phát triển như thế nào ở nước ta?

Lời giải:

- Trang trại: được bắt đầu phát triển gắn liền với nền kinh tế sản xuất hàng hóa.

- Vùng chuyên canh: hình thành với quy mô lớn, tương đương với vùng nông nghiệp.

- Vùng nông nghiệp: từ những năm 1970, phương án 7 vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta đã được hình thành.

I. Trạng thái

Câu hỏi trang 63 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục I, hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay.

Lời giải:

- Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu (trừ đất đai) hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn, phương thức tổ chức quản lí sản xuất tiến bộ, trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa phù hợp yêu cầu thị trường.

- Giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

- Phát triển gắn liền với nền kinh tế sản xuất hàng hóa, năm 2021, có 23771 trang trại, số lượng và cơ cấu trang trại theo lĩnh vực hoạt động có sự thay đổi. Hai vùng có số lượng trang trại nhiều nhất là ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.

- Tổ chức sản xuất trong trang trại tập trung và những cây, con đặc thù có giá trị kinh tế cao; ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm chất lượng, an toàn, gắn với tiêu chuẩn quy định và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị: sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm kết hợp phát triển du lịch; thích ứng biến đổi khí hậu.

II. Vùng chuyên canh

Câu hỏi trang 63 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh của nước ta.

Lời giải:

- Vùng chuyên canh (vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm) là vùng tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu,…), điều kiện kinh tế - xã hội nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả cao.

- Có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đội ngũ lao động được nâng lên về trình độ và chuyên môn hóa.

- Hình thành với quy mô lớn, tương đương với vùng nông nghiệp như: vùng chuyên canh cây công nghiệp; các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm. Ngoài ra có các vùng chuyên canh có quy mô lãnh thổ nhỏ hơn nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp, hoặc một địa phương cấp tỉnh, có mức độ chuyên môn hóa sâu về một sản phẩm chính.

- Định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chăn nuôi tập trung an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.

III. Vùng nông nghiệp

Câu hỏi trang 64 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục III, hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

- Là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất. Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất, có phạm vi rộng lớn, dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật cũng như các thế mạnh khác nhau giữa các vùng lãnh thổ nước ta.

- Nhằm khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển và phân bố hợp lí các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

- Từ những năm 1970, phương án 7 vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta đã được hình thành:

Vùng nông nghiệp

Điều kiện sinh thái nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp chính

Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Địa hình đồi núi, đất feralit

- Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao.

- Cây công nghiệp, dược liệu cận nhiệt: chè, hồi, quế, trẩu,…

- Cây ăn quả

- Gia súc: trâu, bò và lợn

Đồng bằng sông Hồng

- Đồng bằng châu thổ, đất phù sa

- Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh

- Sản xuất lúa gạo, cây thực phẩm

- Cây công nghiệp hàng năm: đay, cói

- Lợn, gia cầm, bò sữa

Bắc Trung Bộ

- Có vùng biển rộng phía đông

- Địa hình phân hóa: đồi núi, dải đồng bằng ven biển

- Nhiều thiên tai (bão, lũ,…)

- Cây công nghiệp hàng năm: lạc, mía,… Cây công nghiệp lâu năm: hồ tiêu, cao su, cà phê.

- Chăn nuôi trâu, bò

- Thủy sản

Duyên Hải Nam Trung Bộ

- Địa hình đồi núi phía tây

- Đồng bằng ven biển

- Vùng biển giàu hải sản

- Khí hậu khô

- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, vừng, bông,…

- Chăn nuôi bò, cừu,…

- Thủy sản

Tây Nguyên

- Cao nguyên xếp tầng, rộng, đất badan màu mỡ.

- Khí hậu nhiệt đới phân mùa mưa – khô rõ rệt.

- Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều,…

- Rau, hoa

- Bò sữa, bò thịt

Đông Nam Bộ

- Địa hình khá bằng phẳng, đất đỏ badan và đất xám phù sa cổ.

- Khí hậu cận xích đạo

- Vùng biển có ngư trường lớn

- Cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, mía, lạc, đậu tương.

- Bò sữa, bò thịt,

- Thủy sản

Đồng bằng sông Cửu Long

- Có vùng biển rộng lớn

- Đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, chủ yếu đất phù sa

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, phân hai mùa mưa - khô

- Sản xuất lúa gạo

- Cây công nghiệp hàng năm: mía, đậu tương,…

- Cây ăn quả nhiệt đới

- Gia cầm (vịt); thủy sản

 

Luyện tập trang 64 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 13.1, nhận xét về quy mô và cơ cấu trang trại của nước ta năm 2011 và năm 2021.

Dựa vào bảng 13.1, nhận xét về quy mô và cơ cấu trang trại của nước ta năm 2011 và năm 2021

Lời giải:

Nhìn chung, quy mô trang trại của nước ta giai đoạn 2011 – 2021 đã có sự tăng lên, cơ cấu trang trại theo lĩnh vực hoạt động trong giai đoạn này đã có sự thay đổi, chỉ có trang trại chăn nuôi tăng số lượng, còn lại các trang trại khác đều giảm số lượng, cụ thể:

- Quy mô trang trại tăng từ 20.078 trang trại năm 2011 lên 23.771 trang trại năm 2021, tăng 3693 trang trại.

- Tỉ trọng trang trại trồng trọt giảm mạnh, từ 43% năm 2011 xuống chỉ còn 27,4% năm 2021, giảm 15,6%, đứng vị trí thứ 2.

- Tỉ trọng trang trại chăn nuôi tăng nhanh, từ 31,2% năm 2011 lên 59,7% năm 2021, tăng 28,5%, chiếm tỉ trọng lớn nhất.

- Tỉ trọng trang trại nuôi trồng thủy sản giảm, từ 22,1% năm 2011 xuống chỉ còn 11,8% năm 2021, giảm 10,3%.

- Các trang trại khác cũng giảm tỉ trọng, từ 3,7% năm 2011 xuống 2,9% năm 2021.

Vận dụng trang 64 Địa Lí 12: Sưu tầm một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp nổi bật của một vùng nông nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

Sưu tầm một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp nổi bật của một vùng nông nghiệp ở nước ta

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp | và ngành thuỷ sản

Bài 13. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu vai trò ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; vẽ biểu đồ và nhận xét về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Bài 15. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Bài 16. Một số ngành công nghiệp

Bài 17. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 13. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

I. TRANG TRẠI

- Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu (trừ đất đai) hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn, phương thức tổ chức quản lí sản xuất tiến bộ, trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa phù hợp yêu cầu thị trường.

- Giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

- Phát triển gắn liền với nền kinh tế sản xuất hàng hóa, năm 2021, có 23771 trang trại, số lượng và cơ cấu trang trại theo lĩnh vực hoạt động có sự thay đổi. Hai vùng có số lượng trang trại nhiều nhất là ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.

- Tổ chức sản xuất trong trang trại tập trung và những cây, con đặc thù có giá trị kinh tế cao; ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm chất lượng, an toàn, gắn với tiêu chuẩn quy định và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị: sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm kết hợp phát triển du lịch; thích ứng biến đổi khí hậu.

II. VÙNG CHUYÊN CANH

- Vùng chuyên canh (vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm) là vùng tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu,…), điều kiện kinh tế - xã hội nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả cao.

- Có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đội ngũ lao động được nâng lên về trình độ và chuyên môn hóa.

- Hình thành với quy mô lớn, tương đương với vùng nông nghiệp như: vùng chuyên canh cây công nghiệp; các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm. Ngoài ra có các vùng chuyên canh có quy mô lãnh thổ nhỏ hơn nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp, hoặc một địa phương cấp tỉnh, có mức độ chuyên môn hóa sâu về một sản phẩm chính.

- Định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chăn nuôi tập trung an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.

III. VÙNG NÔNG NGHIỆP

- Là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất. Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất, có phạm vi rộng lớn, dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật cũng như các thế mạnh khác nhau giữa các vùng lãnh thổ nước ta.

- Nhằm khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển và phân bố hợp lí các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

- Từ những năm 1970, phương án 7 vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta đã được hình thành:

Vùng nông nghiệp

Điều kiện sinh thái nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp chính

Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Địa hình đồi núi, đất feralit

- Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao.

- Cây công nghiệp, dược liệu cận nhiệt: chè, hồi, quế, trẩu,…

- Cây ăn quả

- Gia súc: trâu, bò và lợn

Đồng bằng sông Hồng

- Đồng bằng châu thổ, đất phù sa

- Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh

- Sản xuất lúa gạo, cây thực phẩm

- Cây công nghiệp hàng năm: đay, cói

- Lợn, gia cầm, bò sữa

Bắc Trung Bộ

- Có vùng biển rộng phía đông

- Địa hình phân hóa: đồi núi, dải đồng bằng ven biển

- Nhiều thiên tai (bão, lũ,…)

- Cây công nghiệp hàng năm: lạc, mía,… Cây công nghiệp lâu năm: hồ tiêu, cao su, cà phê.

- Chăn nuôi trâu, bò

- Thủy sản

Duyên Hải Nam Trung Bộ

- Địa hình đồi núi phía tây

- Đồng bằng ven biển

- Vùng biển giàu hải sản

- Khí hậu khô

- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, vừng, bông,…

- Chăn nuôi bò, cừu,…

- Thủy sản

Tây Nguyên

- Cao nguyên xếp tầng, rộng, đất badan màu mỡ.

- Khí hậu nhiệt đới phân mùa mưa – khô rõ rệt.

- Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều,…

- Rau, hoa

- Bò sữa, bò thịt

Đông Nam Bộ

- Địa hình khá bằng phẳng, đất đỏ badan và đất xám phù sa cổ.

- Khí hậu cận xích đạo

- Vùng biển có ngư trường lớn

- Cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, mía, lạc, đậu tương.

- Bò sữa, bò thịt,

- Thủy sản

Đồng bằng sông Cửu Long

- Có vùng biển rộng lớn

- Đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, chủ yếu đất phù sa

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, phân hai mùa mưa - khô

- Sản xuất lúa gạo

- Cây công nghiệp hàng năm: mía, đậu tương,…

- Cây ăn quả nhiệt đới

- Gia cầm (vịt); thủy sản

Đánh giá

0

0 đánh giá