Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 6: Dân số Việt Nam sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 6: Dân số Việt Nam. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6: Dân số Việt Nam
Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6: Dân số Việt Nam
Câu 1. Ở khu vực Đông Nam Á, nước ta có dân số đông thứ 3 đứng sau các quốc gia nào sau đây?
A. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
B. Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin.
C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.
D. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.
Chọn D
Dân số nước ta năm 2023 là 99,2 triệu người đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á sau In-đô-nê-xi-a (279,2 triệu người) và Phi-lip-pin (118,6 triệu người).
Câu 2. Dân số nước ta hiện nay
A. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.
B. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.
C. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 16 trên thế giới.
D. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và thứ 16 trên thế giới.
Chọn A
Năm 2021, Việt Nam có 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Hiện có hàng triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, luôn hướng về Tổ quốc. Quy mô dân số nước ta lớn, tiếp tục tăng lên nhưng có xu hướng tăng chậm lại, tỉ lệ tăng dân số giảm dần.
Câu 3. Cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta hiện nay
A. dân số già.
B. dân số trẻ.
C. đang già hóa.
D. khó xác định.
Chọn C
Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng nhưng cũng đã bước vào thời kì già hóa dân số.
Câu 4. Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng nào sau đây?
A. Nhóm 0 - 14 tuổi và nhóm 15 - 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
B. Nhóm 0 - 14 tuổi giảm, nhóm 15 - 59 tuổi và nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
C. Nhóm 0 - 14 tuổi tăng, nhóm 15 - 59 tuổi và nhóm 60 tuổi trở lên giảm.
D. Nhóm 0 - 14 tuổi và nhóm 15 - 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm.
Chọn B
Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng nhóm 0 - 4 tuổi giảm, nhóm 15 - 59 tuổi và nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
Câu 5. Vùng nào ở nước ta có mật độ dân số thấp nhất?
A. Tây Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Chọn B
Năm 2021, mật độ dân số nước ta là 297 người/km2, cao gấp 5 lần mức trung bình thế giới và có sự chênh lệch giữa các vùng. Tây Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước 84 người/km2, Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta 1091 người/km2.
Câu 6. Trong các năm gần đây, dân số vùng nào dưới đây có biến động cơ học lớn nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn C
Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, khu cộng nghiệp lớn,… thu hút lượng lớn người lao động đến đây làm việc, học tập và định cư -> Đây là khu vực có sự biến động về gia tăng dân số cơ học lớn nhất nước ta hiện nay.
Câu 7. Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là làm
A. cạn kiệt tài nguyên.
B. ô nhiễm môi trường.
C. GDP bình quân đầu người thấp.
D. giảm tốc độ phát triển kinh tế.
Chọn C
Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là làm GDP bình quân đầu người thấp (dân số đông, tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế phát triển chậm).
Câu 8. Tỉ trọng nhóm tuổi từ 60 trở lên ở nước ta có xu hướng tăng là do
A. mức sống được nâng cao.
B. tuổi thọ trung bình thấp.
C. hệ quả của tăng dân số.
D. tỉ lệ gia tăng dân số giảm.
Chọn A
Tỉ trọng nhóm tuổi từ 60 trở lên ở nước ta có xu hướng tăng là do mức sống được nâng cao, chất lượng dinh dưỡng cải thiện, các dịch vụ ý tế phát triển,…
Câu 9. Dân tộc nào chiếm phần lớn ở Việt Nam?
A. Thái.
B. Mông.
C. Tày.
D. Kinh.
Chọn D
Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% tổng số dân, các dân tộc thiểu số chiếm gần 15%. Các dân tộc sinh sống đan xen nhau khá phổ biến trên các vùng miền của Tổ quốc.
Câu 10. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc sinh sống?
A. 53.
B. 54.
C. 55.
D. 52.
Chọn B
Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% tổng số dân, các dân tộc thiểu số chiếm gần 15%. Các dân tộc sinh sống đan xen nhau khá phổ biến trên các vùng miền của Tổ quốc.
Câu 11. Gia tăng tự nhiên nước ta những năm gần đây có xu hướng giảm do tác động của
A. tỉ suất tử thô tăng.
B. sự già hóa dân số.
C. chính sách dân số.
D. thiên tai tự nhiên.
Chọn C
Gia tăng tự nhiên nước ta những năm gần đây có xu hướng giảm do tác động của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con. Tuy nhiên, hiện nay mức sinh thay thế ở một số đô thị lớn (TP. Hồ Chí Minh,…) đang giảm mạnh nên nhà nước đang khuyến khích sinh đẻ nhằm đảm bảo duy trì vững chắc mức sinh thay thế.
Câu 12. Vùng nào ở nước ta có mật độ dân số cao nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Chọn A
Năm 2021, mật độ dân số nước ta là 297 người/km2, cao gấp 5 lần mức trung bình thế giới và có sự chênh lệch giữa các vùng. Tây Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước 84 người/km2, Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta 1091 người/km2.
Câu 13. Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là
A. Số trẻ em và người trên độ tuổi lao động trên 50%.
B. Số người ở độ tuổi từ 0 -14 chiếm hơn 2/3 dân số.
C. Số người độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tới 2/3 dân số.
D. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 2/3 dân số.
Chọn D
Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là số người ở độ lao động (tuổi 15 - 59) chiếm hơn 2/3 dân số. Trong thời kì có cơ cấu dân số vàng, cần có chính sách tận dụng để sử dụng nguồn lao động này để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
Câu 14. Dân cư phân bố không hợp lí ảnh hưởng đến
A. sử dụng lao động.
B. sự gia tăng dân số.
C. tốc độ đô thị hóa.
D. quy mô của dân số.
Chọn A
Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm giảm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư, dân tộc ở nước ta?
A. Các dân tộc luôn phát huy truyền thống sản xuất.
B. Các dân tộc đoàn kết, bảo vệ, xây dựng đất nước.
C. Mức sống của các dân tộc ít người đã ở mức cao.
D. Kinh tế giữa các vùng dân tộc có sự chênh lệch.
Chọn C
Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng núi, vùng sâu vùng xa nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Mặc dù cuộc sống ngày càng được nâng cao, cải thiện nhưng mức sống vẫn rất thấp -> Nhận xét: Mức sống của các dân tộc ít người đã ở mức cao là không đúng.
Câu 16. Dân số đông và tăng nhanh là cơ hội để nước ta
A. phát triển ngành nông nghiệp.
B. cải thiện đời sống người dân.
C. khai thác hiệu quả tài nguyên.
D. mở rộng thị trường tiêu thụ.
Chọn D
Dân số đông và tăng nhanh -> Nhu cầu tiêu dùng nội địa ngày càng tăng -> Kích thích sản xuất công nghiệp, các loại hình dịch vụ từ đó thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ.
Câu 17. Động lực gây ra bùng nổ dân số nước ta vào cuối những 50 của thế kỉ XX là
A. tỉ suất tử thô của nước ta giảm nhanh.
B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên tăng cao.
C. tỉ lệ tử vong trẻ em của nước ta hạ thấp.
D. tỉ suất gia tăng dân số cơ học nước ta cao.
Chọn B
Động lực gây ra bùng nổ dân số nước ta vào cuối những 50 của thế kỉ XX là tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên tăng cao.
Câu 18. Quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số vàng nên nước ta có
A. nguồn lao động dồi dào.
B. chất lượng cuộc sống cao.
C. phát triển ngành dịch vụ.
D. điều kiện giáo dục và y tế.
Chọn A
Quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số vàng nên nước ta có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng đủ yêu cầu về nhân lực để phát triển nền kinh tế đa ngành và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Câu 19. Vùng kinh tế nào ở nước ta có mật độ dân số thấp nhất cả nước?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Chọn C
Mật độ dân số trung bình nước ta khoảng 297 người/km2 (năm 2021). Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất với 1 091 người/km2, Tây Nguyên thấp nhất với 111 người/km2 (năm 2021). Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn trong nhiều thập kỉ qua có sự thay đổi đáng kể, giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đất nước. Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị là 37,1%, tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%.
Câu 20. Đặc điểm nào sau đây của dân tộc Việt Nam vừa là thế mạnh vừa là trở ngại trong việc phát triển kinh tế - xã hội?
A. Quy mô dân số các dân tộc khác nhau.
B. Trình độ phát triển kinh tế khác nhau.
C. Địa bàn phân bố các dân tộc khác nhau.
D. Sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.
Chọn D
Sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam vừa là thế mạnh trong việc đa dạng bản sắc thu hút khách du lịch, phát triển các ngành dịch vụ. Đồng thời, đó cũng là khó khăn, trở ngại trong phát triển kinh tế, giáo dục và an ninh quốc phòng
Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Dân số Việt Nam
I. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ
1. Quy mô và gia tăng dân số
- Năm 2021, nước ta có 98,5 triệu người, đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 8 châu Á và thứ 15 thế giới.
- Có hàng triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, luôn hướng về Tổ quốc.
- Quy mô dân số lớn, tiếp tục tăng lên nhưng có xu hướng tăng chậm lại, tỉ lệ tăng dân số giảm dần, từ 2,16% (1979) xuống chỉ còn 0,94% (2021).
2. Cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số theo giới tính khá cân bằng, năm 2021 tỉ lệ nam, nữ trong tổng số dân là 49,84% và 50,16% (99,4 nam/100 nữ). Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, số trẻ sinh ra năm 2021 có tỉ lệ 112 bé trai/100 bé gái.
- Cơ cấu dân số theo tuổi: do mức sinh giảm, tuổi thọ tăng nên cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta biến đổi nhanh theo hướng giảm tỉ lệ nhóm trẻ em, tăng tỉ lệ nhóm cao tuổi. Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng nhưng cũng đã bước vào thời kì già hóa dân số.
- Cơ cấu dân số theo dân tộc: nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 85%, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Các dân tộc sinh sống đan xen nhau khá phổ biến trên các vùng miền Tổ quốc. Các dân tộc có truyền thống đoàn kết, cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn: trình độ học vấn của người dân được nâng cao dần, năm 2021, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 95,7%. Số năm đi học trung bình của dân số từ 25 tuổi trở lên là 9,1 năm. Trình độ học vấn có sự khác biệt đáng kể giữa thành thị với nông thôn và giữa các vùng.
3. Phân bố dân cư
- Tình hình phân bố dân cư:
+ Năm 2021, mật độ dân số nước ta là 297 người/km2, cao gấp 5 lần mức trung bình thế giới và có sự chênh lệch giữa các vùng.
+ Vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số lên tới 1091 người/km2, vùng Tây Nguyên mật độ dân số chỉ có 111 người/km2.
+ Dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở nông thôn, năm 2021, tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%, tỉ lệ dân thành thị là 37,1% tổng số dân.
- Tỉnh, thành phố có mật độ dân số dưới 100 người/km2: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Kon Tum.
- Tỉnh, thành phố có mật độ dân số từ 1000 người/km2 trở lên: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, TP Hồ Chí Minh.
II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ VỀ DÂN SỐ
1. Thế mạnh:
- Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Quy mô dân số lớn dẫn đến nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực quan trọng, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
- Quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số vàng nên nước ta có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng đủ yêu cầu về nhân lực để phát triển nền kinh tế đa ngành và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
- Mức sinh thấp, dân số tăng chậm tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống dân cư.
2. Hạn chế:
- Quy mô dân số lớn và tăng lên hàng năm nảy sinh thách thức về an ninh lương thực, năng lượng; đảm bảo việc làm, giáo dục, y tế; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường,…
- Số lượng và tỉ lệ người cao tuổi ngày càng lớn, đòi hỏi tăng chi phí cho an sinh xã hội, dịch vụ y tế,…
- Phân bố dân cư chênh lệch lớn gây ra nhiều thách thức. Ở những khu vực dân cư tập trung, mật độ quá cao gây sức ép đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; quá tải trong việc đáp ứng nhu cầu về việc làm, dịch vu y tế, giáo dục,… Ngược lại, những khu vực dân cư thưa thớt, thiếu lao động để khai thác tài nguyên thiên nhiên, khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
III. CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM
1. Mục tiêu:
- Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân 2,1 con/một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng.
- Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người.
- Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lí.
- Nâng cao chất lượng dân số: tăng tuổi thọ bình quân, nâng cao thể trạng người dân; phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững.
- Thúc đẩy phân bố dân số hợp lí và bảo đảm quốc phòng an ninh.
- Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2. Giải pháp:
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số.
- Đẩy mạnh giáo dục, truyền thông về dân số và phát triển.
- Phát triển mạng lưới dịch vụ nâng cao chất lượng dân số: tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân, kế hoạch hóa gia đình, tầm soát trước sinh và sơ sinh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, sức khỏe người cao tuổi, phát triển giáo dục và đào tạo,…
- Bảo đảm đủ nguồn lực cho công tác dân số từ ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực xã hội.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bon Bon
2024-10-30 09:07:39