20 Bài tập Tập hợp, Phần tử của tập hợp lớp 6 (sách mới) có đáp án

510

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 6 Tập hợp, Phần tử của tập hợp, được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Tập hợp, Phần tử của tập hợp. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 6 Tập hợp, Phần tử của tập hợp

A. Bài tập Tập hợp, Phần tử của tập hợp

Bài 1. Cho tập hợp E như hình vẽ:

Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

a) Hãy viết tập hợp E bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

b) Điền dấu ( ∈, ∉ ) thích hợp vào ô trống.

Ngữ văn Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức E;                              Toán Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E;                     Vật lý  Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức E;

Địa lý Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E;                                  Ngoại ngữ Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E;             Lịch sử Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E.

Lời giải

a) Bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp, ta viết:

E = {Toán; Ngữ văn; Lịch sử; Ngoại ngữ; Giáo dục công dân; Hóa học}.

b) 

Ngữ văn Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức E;                         Toán Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E;                     Vật lý Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E;

Địa lý Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức E;                             Ngoại ngữ Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E;             Lịch sử Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E.

Bài 2. Viết các tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của chúng:

a) A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} ;

b) B = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} .

Lời giải

a) Ta thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên nhỏ hơn 10.

Bằng cách chỉ ta tính chất đặc trưng, ta viết: A = {x ∈ N | x < 10}.

b) Ta thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên khác 0 nhỏ hơn 10.

Bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết: A = {x ∈ N* | x < 10}.

Bài 3. Cho E là tập hợp các số tự nhiên vừa lớn hơn 24 vừa nhỏ hơn 30. Điền kí hiệu ∈, ∉ thích hợp vào ô trống dưới đây.

25 ☐ E     5 ☐ E

30 ☐ E     28 ☐ E

Hướng dẫn giải

Các số tự nhiên vừa lớn hơn 24 vừa nhỏ hơn 30 là: 25; 26; 27; 28; 29.

Vì 25 thuộc tập hợp E nên ta kí hiệu 25  E.

Vì 5 không thuộc tập hợp E nên ta kí hiệu 5  E.

Vì 30 không thuộc tập hợp E nên ta kí hiệu 30  E.

Vì 28 thuộc tập hợp E nên ta kí hiệu 28  E.

Vậy ta điền kí hiệu vào ô trống như sau:

Tập hợp, Phần tử của tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Bài 4. Tập hợp M gồm tất cả các tháng (dương lịch) có 30 ngày. Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

Hướng dẫn giải
Các tháng dương lịch có 30 ngày gồm: tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.

Vậy tập hợp M được viết bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp là:

M = {tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}.

Bài 5. Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn 4 nhưng không quá 10. Hãy viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp đó.

Hướng dẫn giải

Các phần tử của tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn 4 nhưng không quá 10.

Hay tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn 4 và nhỏ hơn hoặc bằng 10.

Tập hợp B gồm các phần tử là: 5; 6; 7; 8; 9; 10.

Vậy tập hợp B viết dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng:

B = {x|4<x10}.

Bài 6. Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) A là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ “NHA TRANG”;

b) B là tập hợp tên các tháng của Quý III (biết một năm gồm bốn quý);

Lời giải:

a) Ta thấy các chữ cái xuất hiện trong từ "NHA TRANG" là: N; H; A; T; R; A; N; G, trong đó các chữ cái N; A xuất hiện hai lần. Mà ta đã biết, trong tập hợp mỗi phần tử được liệt kê một lần.

Do đó ta viết tập hợp A là:

A = {N; H; A; T; R; G}.

b) Ta đã biết một năm gồm bốn quý, mỗi quý gồm ba tháng liên tiếp nhau (tính từ tháng đầu tiên của năm) như sau:

Quý I: tháng 1; tháng 2; tháng 3

Quý II: tháng 4; tháng 5; tháng 6

Quý III: tháng 7; tháng 8; tháng 9

Quý IV: tháng 10; tháng 11; tháng 12

Do đó, ta viết tập hợp B gồm tên các tháng của Quý III là:

B ={tháng 7; tháng 8; tháng 9} . 

Bài 7. Cho tập hợp A = {12; 13; 19; 20}. Chọn kí hiệu "∈", "∉ " thích hợp cho Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều :

a) 11 Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp   A;

b) 12  Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp  A;

c) 14 Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp   A;

d) 19  Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp  A.

Lời giải:

a) Ta thấy tập hợp A không chứa số 11 hay 11 không thuộc tập hợp A nên ta viết: 11 Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều A;

b) Ta thấy tập hợp A chứa 12 hay 12 thuộc tập hợp A nên ta viết: 12 Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều A;

c) Ta thấy tập hợp A không chứa 14 hay 14 không thuộc tập hợp A nên ta viết: 14 Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp  A;

d) Ta thấy tập hợp A chứa số 19 hay 19 thuộc tập hợp A nên ta viết: 19 Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều A.

Bài 8. Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 15}

b) M = {x | x là số tự nhiên lẻ, 10 < x < 21}.

Lời giải: 

a) A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 15}

Ta thấy tập hợp A gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 15 nên các phần tử thuộc tập hợp A là: 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14.

Vậy ta viết tập hợp A là: 

A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14}.

b) M = {x | x là số tự nhiên lẻ, 10 < x < 21} .

Ta thấy tập hợp M là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 10 và nhỏ hơn 21 nên các phần tử thuộc tập hợp M là: 11; 13; 15; 17; 19.

Do đó ta viết tập hợp M là: 

M = {11; 13; 15; 17; 19}.

Bài 9. Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15};

b) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90};

Lời giải:

a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15};

Ta thấy các số 0; 3; 6; 9; 12; 15 là các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 16 nên ta viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng là:

A = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 3, x < 16}.

b) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90};

Ta thấy các số 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90 là các số tự nhiên chia hết cho 10, lớn hơn 0 và nhỏ hơn 100 (hoặc ta có thể viết nhỏ hơn 91; …; 99).

Vậy ta có thể viết tập hợp C bằng các cách sau: 

Cách 1: 

C = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 10, 0 < x < 91}.

Cách 2: 

C = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 10, 0 < x < 100}…

Cách 3:

Ngoài ra ta thấy các số 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90 là các số tròn chục nhỏ hơn 100, nên ta có thể viết tập hợp C là

C = {x | x là số tròn chục nhỏ hơn 100} . 

Câu 10. Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E.

A. Các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10

B. Các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 11

C. Các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 12

D. Các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 8

Trả lời:

Các phần tử của tập hợp E đều là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10

Tính chất đặc trưng của các phần tử trong E là “các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12. Cho tập hợp A = {xN|2 < x ≤ 7} . Kết luận nào sau đây không đúng?

A. 7A

B. Tập hợp A có 5 phần tử

C. 2A

D. Tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 7

Trả lời:

Trong cách viết A = {xN|2 < x ≤ 7}, ta chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử xx của tập hợp A đó là x > 2 và x ≤ 7 . Do đó 2 không là phần tử của tập A.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13. Dùng ba chữ số 0; 4; 6 để viết tập hợp các số có ba chữ số khác nhau. Hỏi tập này có bao nhiêu phần tử?

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Trả lời:

Với ba chữ số 0; 4; 6 ta có thể lập được bốn số có ba chữ số khác nhaulà 640; 604; 406; 460 . Do đó tập hợp cần tìm có bốn phần tử.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14. Cho tập hợp A = {xN|1990 ≤ x ≤ 2009}. Số phần tử của tập hợp A là

A. 20

B. 21

C. 19

D. 22

Trả lời:

Các số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Vì vậy số phần tử của tập hợp A là:

2009 – 1990 + 1 = 20.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15. Tập hợp C các số tự nhiên x sao cho x – 10 = 15 có số phần tử là

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Trả lời:

Ta có:

x – 10 = 15

x = 15 + 10

x = 25

nên C = {25} do đó CC có một phần tử.

Đáp án cần chọn là: C

B. Lý thuyết Tập hợp, Phần tử của tập hợp

1. Tập hợp

Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.

Ví dụ:

   + Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.

   + Tập hợp học sinh lớp 6A.

   + Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 7.

   + Tập hợp các số trên mặt đồng hồ trong hình dưới

 Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

2. Kí hiệu và cách viết tập hợp

Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C,…

Ví dụ: 

+ Tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5

Ta viết: A = {0; 1; 2; 3; 4}

Các số 0; 1; 2; 3; 4 được gọi là các phần tử của tập hợp A.

+ Tập hợp B = {bóng rổ; bóng đá; cầu lông; bóng bàn}

Các phần của tập hợp B là: bóng rổ, bóng đá, cầu lông, bóng bàn.

Chú ý: 

• Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu ";".

• Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Chẳng hạn, với tập A ở trên, ta có thể viết như sau:

A = {2; 3; 1; 4; 0}

3. Phần tử thuộc tập hợp

Kí hiệu:  (thuộc) và  (không thuộc)

Ví dụ: Cho tập hợp B = {2; 3; 5; 6}

- Các số 2; 3; 5; 6 là các phần tử của tập hợp B, ta nói 

+ Phần tử 2 (số 2) thuộc tập hợp B, viết là 2  B

+ Phần tử 3 (số 3) thuộc tập hợp B, viết là 3  B

+ Phần tử 5 (số 5) thuộc tập hợp B, viết là 5  B

+ Phần tử 6 (số 6) thuộc tập hợp B, viết là 6  B

- Ta thấy số 4 không là phần tử của tập hợp B, ta viết 4  B, đọc là 4 không thuộc B.

4. Cách cho tập hợp

 Có hai cách cho một tập hợp

4.1 Liệt kê các phần tử của tập hợp.

Ví dụ: Quan sát các số được cho ở hình dưới:

Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Gọi A là tập hợp các số đó. 

Các phần tử của tập hợp A là: 0; 1; 2; 3; 4

Ta viết: A ={0; 1; 2; 3; 4} .

4.2 Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Ví dụ:Các phần tử của tập hợp A ở trên đều là các số tự nhiên nhỏ hơn 5. Ta có thể viết:

 A = {x| x là số tự nhiên nhỏ hơn 5}.

4.3 Chú ý:

• Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu ";".

• Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

• Ngoài ra ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng tròn kín, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bằng 1 dấu chấm bên trong vòng tròn kín đó, còn phần tử không thuộc tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên ngoài vòng kín. Cách minh họa tập hợp như trên gọi là biểu đồ Ven (Venn). 

Ví dụ: Tập hợp B trong hình vẽ là B = {a; b; c; d}; e ∉ B 

Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

5. Tập rỗng

Tập rỗng là tập hợp không có phần tử nào, kí hiệu .

Ví dụ: Giả sử các học sinh lớp 6A không có bạn nào trên 55kg. Nên tập hợp các bạn trên 55kg của lớp 6A là tập rỗng.

Đánh giá

0

0 đánh giá