Lý thuyết KHTN 9 Bài 19 (Kết nối tri thức 2024): Dãy hoạt động hoá học

622

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 19: Dãy hoạt động hoá học sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 19: Dãy hoạt động hoá học

A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 19: Dãy hoạt động hoá học

I.  Xây dựng dãy hoạt động hoá học

- Khi quan sát phản ứng của kim loại với các chất khác nhau, có thể sắp xếp các kim loại thành dãy theo thứ tự khả năng phản ứng giảm dần. Dãy này được gọi là dãy hoạt động hoá học.

Ví dụ: Sắp xếp mức độ hoạt động hoá học của: Na, Fe, H, Cu, Ag bằng các khảo sát sau:

+ Khảo sát phản ứng của các kim loại Na, Fe, Cu với nước;

+ Khảo sát phản ứng của kim loại Fe, Cu với dung dịch acid;

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 19: Dãy hoạt động hoá học

+ So sánh mức độ hoạt động hoá học của kim loại Ag và Cu.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 19: Dãy hoạt động hoá học

- Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại và hydrogen thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học:

K, Na, Ca, Mg. Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au

Dãy trên gọi là dãy hoạt động hoá học.

II. Ý nghĩa dãy hoạt động hoá học

- Từ trái sang phải, mức độ hoạt động hoá học giảm dần.

- Các kim loại hoạt động hoá học mạnh như K, Na, Ca,… tác dụng được với nước ở điều kiện thường, giải phóng khí hydrogen.

- Kim loại đứng trước H có thể tác dụng với dung dịch acid, giải phóng khí hydrogen.

- Kim loại đứng trước (trừ K, Na, Ca,…) có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 19: Dãy hoạt động hoá học

Đang cập nhật …

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá