Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Khoa học tự nhiên 9 Bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
I. Ứng dụng của một số phi kim quan trọng
1. Carbon
- Trong tự nhiên, đơn chất carbon tồn tại ở các dạng chính như: kim cương, than chì (graphite), carbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng,…)
- Các loại than như than gỗ, than xương,… có khả năng giữ trên bề mặt của nó các phân tử chất khí, chất tan trong dung dịch. Tính chất này được gọi là tính hấp phụ.
- Carbon có rất nhiều ứng dụng:
+ Carbon ở dạng than hoạt tính được dùng trong mặt nạ phòng độc, khử màu, khử mùi.
+ Than cốc dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp luyện kim,…
+ Than chì làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì,…
+ Kim cương làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính,…
2. Lưu huỳnh
Lưu huỳnh là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp.
3. Chlorine
Cholorine có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và trong các ngành công nghiệp như khử trùng nước sinh hoạt; sản xuất nước Javen, chất tẩy rửa,…; tẩy trắng vải, bột giấy,…; sản xuất chất dẻo.
II. Sự khác nhau giữa phi kim và kim loại
1. Sự khác nhau về tính chất vật lí
a) Tính dẫn điện
- Các kim loại dẫn điện tốt thì phi kim thường không dẫn điện.
- Silicon tinh khiết là chất bán dẫn. Than chì có tính dẫn điện nhưng yếu hơn kim loại.
b) Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi
- Phần lớn các phi kim có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại.
- Ở nhiệt độ thường, hầu hết các kim loại ở thể rắn (riêng thuỷ ngân ở thể lỏng), phi kim có thể tồn tại ở thế khí (hydrogen, nitrogen, oxygen, fluorine, chlorine,…), thể lỏng (bromine) hay thể rắn (carbon, silicon, phosphorus, lưu huỳnh,…).
c) Khối lượng riêng
Phần lớn phi kim có khối lượng riêng nhỏ hơn kim loại.
2. Sự khác nhau về tính chất hoá học
a) Phản ứng của kim loại với phi kim
Trong phản ứng hoá học, các kim loại dễ nhường eletron để tạo ra ion dương, còn các phi kim dễ nhận electron tạo ion âm.
Ví dụ:
b) Phản ứng của phi kim và kim loại với oxygen
- Kim loại tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide base.
Ví dụ:
- Phi kim tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide acid.
Ví dụ:
B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
Đang cập nhật …
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: