Lý thuyết Sơ lược về phức chất (Hóa 12 Cánh diều 2024)

1 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Bài 21: Sơ lược về phức chất sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.

Lý thuyết Hóa học 12 Bài 21: Sơ lược về phức chất

A. Lý thuyết Sơ lược về phức chất

I. Một số khái niệm

- Phức chất đơn giản thường có một nguyên tử trung tâm liên kết với các phối tử bằng liên kết cho nhận

- Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết cho – nhận: phối tử cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử trung tâm

+ Phối tử là các phân tử hoặc anion đã cho cặp electron chưa liên kết

+ Nguyên tử trung tâm là cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại có orbital trống đã nhận cặp electron chưa liên kết của phối tử.

II. Dạng hình học của phức chất

- Phức chất có nhiều dạng hình học khác nhau như vuông phẳng, tứ diện, bát diện,…

- Dạng hình học của phức chất được xác nhận bằng thực nghiệm

- Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 6 liên kết σ với các phối tử thường có dạng hình học bát diện, được gọi là phức chất bát diện

Ví dụ: Lý thuyết Sơ lược về phức chất (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 2)

- Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 4 liên kết σ với các phối tử thường có dạng hình học là tứ diện hoặc vuông phẳng, được gọi là phức chất tứ diện hoặc phức chất vuông phẳng.

Ví dụ: Lý thuyết Sơ lược về phức chất (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 1)

Sơ đồ tư duy Sơ lược về phức chất

B. Trắc nghiệm Sơ lược về phức chất

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án trả lời.

Câu 1: Phức chất [Cu(H2O)6]2+ có dạng hình học là

A. vuông phẳng.                                                

B. tứ diện.                      

C. bát diện.                                                        

D. đường thẳng.

Đáp án đúng là: C

Phức chất [Cu(H2O)6]2+ có dạng hình học là bát diện.

Câu 2: Điện tích của nguyên tử trung tâm trong phức chất [Co(NH3)6]3+   và [FeF6]3- lần lượt là

A. +3 và +3.                   

B. +3 và +2.                   

C. +6 và -6.                    

D. +3 và -3.

Đáp án đúng là: A

Điện tích của nguyên tử trung tâm trong phức chất [Co(NH3)6]3+   và [FeF6]3- lần lượt là

+3 và +3.

Câu 3: Dạng hình học có thể có của phức chất [FeF6]3-  

A. tứ diện.                                                         

B. bát diện.                    

C. vuông phẳng.                                                

D. tứ diện hoặc vuông phẳng.

Đáp án đúng là: B

Dạng hình học có thể có của phức chất [FeF6]3-  là bát diện.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Nguyên tử trung tâm chỉ có thể là cation kim loại.

B. Thành phần của phức chất có nguyên tử trung tâm và phối tử.

C. Phối tử còn cặp electron chưa liên kết, có khả năng cho nguyên tử trung tâm.

D. Liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm là liên kết cho – nhận.

Đáp án đúng là: A

Nguyên tử trung tâm có thể là nguyên tử trung hòa.

Câu 5: Phức chất nào sau đây có dạng hình học không phải là tứ diện?

A. [CuCl4]2-.          

B. [CoCl4]2-.                    

C. [PdCl4]2-.                    

D. [FeCl4]-.

Đáp án đúng là: C

[PdCl4]2- có dạng vuông phẳng.

Câu 6: Nguyên tử trung tâm của các phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] lần lượt là

A. Pt4+ và Fe2+.                      

B. Pt2+ và Fe2+.                

C. Cl và CO.                  

D. Pt2+ và Fe.

Đáp án đúng là: D

Nguyên tử trung tâm của các phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] lần lượt là Pt2+ và Fe.

Câu 7: Điện tích của phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] lần lượt là

A. +2 và +5.                   

B. +2 và 0.                     

C. -1 và 0.                      

D. -2 và 0.

Đáp án đúng là: D

Điện tích của phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] lần lượt là -2 và 0.

Câu 8: Phối tử trong phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] là

A. Cl và C.

B. Pt và Fe.                    

C. Cl và CO.                 

D. Cl và CO.

Đáp án đúng là: C

Phối tử trong phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] lần lượt là Cl và CO.

Câu 9: Số lượng phối tử có trong mỗi phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] là

A. 4 và 5.                       

B. 5 và 6.                       

C. 5 và 2.                       

D. 1 và 2.

Đáp án đúng là: A

Số lượng phối tử có trong mỗi phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] là 4 và 5.

Câu 10: Công thức tổng quát của phức chất (với nguyên tử trung tâm M và phối tử L) có dạng tứ diện và bát diện lần lượt là

A. [ML2] và [ML4].                                            

B. [ML4] và [ML6].        

C. [ML6] và [ML2].                                            

D. [ML6] và [ML4].

Đáp án đúng là: B

Công thức tổng quát của phức chất (với nguyên tử trung tâm M và phối tử L) có dạng tứ diện và bát diện lần lượt là [ML4] và [ML6].

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a, b, c, d mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Câu 11: Xét phức chất [CoCl2(NH3)4]+

a) Nguyên tử trung tâm trong phức chất là CO2+.

b) Các phối tử có trong phức chất là Cl và NH3 .

c) Số lượng phối tử trong phức chất là 6.

d) Điện tích của phức chất là +3.

a. Sai vì nguyên tử trung tâm là Co3+.

b. Đúng. Các phối tử có trong phức chất là Cl và NH3 .

c. Đúng. Số lượng phối tử trong phức chất là 6.

d. Sai vì điện tích của phức chất là  +1.

Câu 12:  Xét phức chất [Ni(NH3)6]2+ 

a) Phức chất có thể có dạng hình học tứ diện hoặc vuông phẳng.

b) Liên kết trong phức chất được hình thành là do phối tử NH3 cho cặp eletron chưa liên kết vào nguyên tử trung tâm Ni+.

c) Nguyên tử trung tâm trong phức là Ni2+.

d) Điện tích của phức chất là +2.

a. Sai vì có 6 phối tử nên phức chất có dạng hình học là bát diện.

b. Sai vì nguyên tử trung tâm không phải Ni+ mà là Ni2+. 

c. Đúng. Nguyên tử trung tâm trong phức là Ni2+.

d. Đúng. Điện tích của phức chất là +2.

Phần III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn

Câu 13: Số lượng phối tử trong phức chất [PtCl4(NH3) 2]2- là bao nhiêu?

Đáp án đúng là: 6

Giải thích:

Số lượng phối tử trong phức chất [PtCl4(NH3)2]2- là 6 (gồm 4 phối tử Cl- và 2 phối tử NH3).

Câu 14: Phức chất [MAxBy] có dạng hình học vuông phẳng. Ở đó M là nguyên tử trung tâm, x và y là số phối tử của A và B. Giá trị của x + y là bao nhiêu?

Đáp án đúng là: 4

Giải thích:

Giá trị của x + y là 4 do phức chất có dạng hình học vuông phẳng nên có 4 phối tử.

Câu 15: Cho các nhận định sau:

(1) Kiểu lai hoá của nguyên tử trung tâm sẽ quyết định dạng hình học của phức chất.

(2) Cation Ni2+ chỉ có thế tạo phức chất bát diện.

(3) Cầu nội của phức chất có thể mang điện tích dương, âm hoặc không.

(4) Phối tử chỉ có thể là anion hoặc phân tử trung hoà.

(5) Cầu ngoại của phức chất thường mang điện tích âm.

(6) Nguyên tử trung tâm là các nguyên tố nhóm B.

(7) Phức chất có các dạng hình học phổ biến là tứ diện, vuông phẳng và bát diện.

(8) Nguyên tử trung tâm không thể là các nguyên tố phi kim.

Số nhận định đúng là?

Đáp án đúng là: 3

Giải thích:

Các nhận định đúng là:

(1) Kiểu lai hoá của nguyên tử trung tâm sẽ quyết định dạng hình học của phức chất.

(3) Cầu nội của phức chất có thể mang điện tích dương, âm hoặc không.

(7) Phức chất có các dạng hình học phổ biến là tứ diện, vuông phẳng và bát diện.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá