Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.
Lý thuyết Hóa học 12 Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng
A. Lý thuyết Nước cứng và làm mềm nước cứng
I. Nước cứng
1. Khái niệm
Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.
2. Phân loại
Căn cứ vào thành phần anion gốc aicd trong nước, nước cứng được chia thành ba loại:
- Nước cứng tạm thời được gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2
- Nước cứng vĩnh cửu được gây nên bởi các muối sulfate, chloride của calcium và magnesium.
- Nước cứng toàn phần bao gồm nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu.
3. Tác hại của nước cứng
Nước cứng gây nhiều tác hại trong đời sống và sản xuất
+ Ống dẫn nước cứng, nồi hơi sử dụng nước cứng lâu ngày sẽ bị đóng cặn (thành phần chính là CaCO3 và MgCO3). Lớp cặn này làm giảm lưu lượng nước trong ống dẫn, làm hỏng thiết bị, làm tiêu hao thêm nhiên liệu khi đun nóng nồi hơi, thậm chí có thể gây nổ nồi hơi.
+ Nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng; làm hại quần áo.
+ Nước cứng làm giảm hương bị của trà khi pha và của thực phẩm khi nấu.
II. Làm mềm nước cứng
1. Phương pháp kết tủa
Cơ sở của phương pháp này là chuyển cation Ca2+, Mg2+ trong nước về dạng chất không tan, có thể dễ dàng tách ra khỏi nước bằng cách lắng, lọc.
+ Khi đun sôi nước cứng, muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 bị phân hủy tạo ra muối không tan, làm mất tính cứng tạm thời của nước.
+ Dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để phản ứng với muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 tạo ra hợp chất không tan, làm mất tính cứng tạm thời của nước.
+ Dùng Na2CO3 hoặc Na3PO4 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửa của nước.
2. Phương pháp trao đổi ion
- Thực hiện bằng cách cho nước cứng đi qua lớp vật liệu hay màng vật liệu trao đổi ion. Các vật liệu này có chứa cation kim loại như Na+. Khi cho nước cứng đi qua vật liệu, các cation Ca2+ và Mg2+ đẩy cation Na+ ra khỏi vật liệu. Các cation Ca2+, Mg2+ bị giữ lại trên vật liệu.
- Phương pháp trao đổi ion làm giảm được cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
Sơ đồ tư duy Nước cứng và làm mềm nước cứng
B. Trắc nghiệm Nước cứng và làm mềm nước cứng
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án trả lời.
Câu 1. Trong các mẫu nước cứng sau đây, nước cứng tạm thời là
A. dung dịch Ca(HCO3)2.
B. dung dịch MgSO4.
C. dung dịch CaCl2.
D. dung dịch Mg(NO3)2 .
Đáp án đúng là: A
Nước cứng tạm thời chứa ion Ca2+, Mg2+ và .
Câu 2. Một loại nước cứng khi đun sôi thì trở thành nước mềm. Trong loại nước này có hoà tan những hợp chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
B. Ca(HCO3)2 và MgSO4.
C. CaSO4 và MgCl2.
D. MgCl2 và CaCl2.
Đáp án đúng là: A
Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng do muối hydrogencarbonate chuyển thành muối carbonate không tan → Nước cứng có tính cứng tạm thời → Trong nước cứng này có hòa tan các chất Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
Câu 3. Khi đun nóng nước tự nhiên, muối nào sau đây bị phân huỷ tạo thành cặn đá vôi trong phích nước, ấm đun nước?
A. Ca3(PO4)2.
B. CaCl2.
C. CaSO4.
D. Ca(HCO3)2.
Đáp án đúng là: D
Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + H2O + CO2 ↑
Câu 4: Trong cốc nước chưa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3- và 0,02 mol Cl-. Đun sôi cốc nước hồi lâu, nước thu được là
A. nước cứng tạm thời.
C. nước mềm.
B. nước cứng vĩnh cửu.
D. nước cứng toàn phần.
Đáp án đúng là: B
Các phương trình hóa học của phản ứng:
2HCO3- H2O + CO2 + CO32-
0,05 0,025 mol
CO32- + Ca2+ → CaCO3
0,02 0,02 mol
CO32- + Mg2+ → MgCO3
0,005 0,005 mol
Sau khi đun, trong cốc nước còn lại 0,01 mol Na+; 0,005 mol Mg2+ và 0,02 mol Cl-. Do còn muối MgCl2 nên nước cứng thu được là nước cứng vĩnh cửu.
Câu 5: Hai chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. NaCl và Ca(OH)2.
B. Na2CO3 và Na3PO4.
C. Na2CO3 và Ca(OH)2.
D. Na2CO3 và HCl.
Đáp án đúng là: B
Để làm mềm nước cứng có tính vĩnh cửu dùng muối Na2CO3, Na3PO4 hoặc phương pháp lọc qua màng.
Câu 6: Nước cứng gây nhiều tác hại trong đời sống và sản xuất như đóng cặn đường ống dẫn nước, làm cho xà phòng có ít bọt khi giặt quần áo, làm giảm mùi vị thực phẩm khi nấu ăn. Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Ca2+ và Mg2+.
B. Na+ và K+.
B. F- và Cl-.
C.và .
Đáp án đúng là: A
Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion Ca2+ và Mg2+.
Câu 7: Nhận định nào sau đây về nước cứng tạm thời là không đúng?
A. Chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.
B. Chứa nhiều ion HCO3-.
C. Chứa nhiều ion Cl- và SO42-
D. Đun sôi để trở thành nước mềm.
Đáp án đúng là: C
Nước cứng chứa nhiều ion Cl- và SO42- không phải là nước cứng tạm thời.
Câu 8: Trong cốc nước chứa nhiều các ion sau: Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-. Nước trong cốc trên thuộc loại
A. có tính cứng vĩnh cửu.
B. không có tính cứng.
C. có tính cứng tạm thời.
D. có tính cứng toàn phần.
Đáp án đúng là: A
Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi các muối sulfate và chloride của calcium mà magnesium.
Vậy trong cốc nước chứa nhiều các ion sau: Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-. Nước trong cốc trên thuộc loại có tính cứng vĩnh cửu.
Câu 9: Cho các nhận định sau về tác hại của nước cứng:
(1) làm giảm bọt khi giặt quần áo bằng xà phòng;
(2) làm đường ống dẫn nước đóng cặn, giảm lưu lượng nước;
(3) làm thức ăn lâu chín và giảm mùi vị;
(4) làm nồi hơi phủ cặn, gây tốn nhiên liệu và có nguy cơ gây nổ.
Số nhận định đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: D
Cả 4 nhận định trên đều đúng về tác hại của nước cứng.
Câu 10: Nước cứng không gây tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát.
B. Gây lãng phí nhiên liệu và mất an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống nước nóng.
C. Gây ngộ độc cho nước uống.
D. Làm hỏng dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị của thực phẩm.
Đáp án đúng là: C
Nước cứng không gây ngộ độc cho nước uống. Nước cứng giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát, gây lãng phí nhiên liệu và mất an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống nước nóng, làm hỏng dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị của thực phẩm.
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)
Câu 11: Nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai trong các nhận xét sau?
a) Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O.
b) Dùng dung dịch HCl có thể làm mềm nước cứng tạm thời.
c) Dùng giấm ăn đặc có thể làm sạch cặn ở đáy ấm đun nước.
d) Phản ứng giữa NaHCO3 và Ba(OH)2 tạo kết tủa và khí.
a) Đúng. Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O.
b) Sai. Dung dịch HCl không thể làm mềm nước cứng tạm thời.
c) Đúng. Dùng giấm ăn đặc có thể làm sạch cặn ở đáy ấm đun nước.
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
d) Sai. Phản ứng giữa NaHCO3 và Ba(OH)2 tạo kết tủa.
2NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
Câu 12: Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.
a) Nước cứng vĩnh cửu có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, , Cl−,
b) Nước cứng được phân làm ba loại: nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần.
c) Na2CO3 có khả năng làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu.
d) Đun nước cứng lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Để loại bỏ lớp cặn lâu ngày người ta có thể dùng dung dịch muối ăn.
a) Sai vì đây là mẫu nước có tính cứng toàn phần.
b) Đúng.
c) Đúng.
d) Sai vì thành phần chính của lớp cặn đó là CaCO3. Để hòa tan lớp cặn lâu ngày người ta có thể dùng dung dịch giấm ăn.
Phần III. Câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn
Câu 13: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(2) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(3) Đun sôi một mẫu nước có tính cứng tạm thời.
(4) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là?
Đáp án đúng là: 3
Giải thích:
(1) 2CO2 dư + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2.
(2) 2NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
(3) M(HCO3)2 MCO3↓ + CO2 + H2O (với M là kim loại Mg, Ca).
(4) 2KHSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2H2O.
Vậy các thí nghiệm (2), (3), (4) thu được kết tủa.
Câu 14: Vôi tôi được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản để cải tạo ao, đầm trước khi bắt đầu vụ mới. Khối lượng vôi tôi để cải tạo một đầm nuôi tôm rộng 3 000 m2 với hàm lượng 8 kg/100 m2 là ?
Đáp án đúng là: 240 kg
Giải thích:
Khối lượng vôi tôi để cải tạo một đầm nuôi tôm rộng 3 000 m2 với hàm lượng 8 kg/100 m2 là:
Câu 15. Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01−1:2018/BYT về chất lượng nước sinh hoạt, độ cứng tối đa cho phép (quy về CaCO3) là 300 mg/L. Theo quy chuẩn này, tổng nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ gây nên tính cứng trong nước sinh hoạt không vượt quá x.10−3 M. Giá trị của x là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: 3.
Giải thích:
Tổng nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ gây nên tính cứng trong nước sinh hoạt không được vượt quá: 300 mg/L = 0,3 gam/L = mol/L = 3,0.10−3 M.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 20: Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Lý thuyết Bài 21: Sơ lược về phức chất
Lý thuyết Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch