Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024)

1.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.

Lý thuyết Hóa học 12 Bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

A. Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

1. Đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

- Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm các nguyên tố từ Sc đến Cu.

- Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có dạng[Ar]3d1÷104s1÷2

2. Một số tính chất vật lí và ứng dụng của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

- Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, độ cứng cao hơn kim loại nhóm IA và nhóm IIA trong cùng chu kì.

- Hầu hết kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

+ Đồng có độ dẫn điện lớn nên được dùng trong sản xuất các thiết bị như: biến thế, cầu dao điện, dây dẫn điện.

+ Chromium có độ cứng cao được dùng mạ lên các thiết bị để chống mài mòn, chế tạo hợp kim đặc biệt,….

3. Trạng thái oxi hóa và màu sắc ion của nguyên tố chuyển tiếp

- Với cấu hình[Ar]3d1÷104s1÷2, các nguyên tố chuyển tiếp thường có xu hướng thể hiện nhiều trạng thái oxi hóa.

Ví dụ: trạng thái oxi hóa thường gặp của sắt là +2, +3; của Cr là +3, +6,…

- Đa số kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiều trạng thái oxi hóa khác nhau.

- Trong dung dịch, ion của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thường có màu.

Sơ đồ tư duy Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

B. Trắc nghiệm Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Câu 1. Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, kim loại có độ cứng cao nhất là

A. Ti.

B. Fe.

C. Cr.

D. Cu.

Đáp án đúng là: C

Trong tất cả các kim loại Cr là kim loại cứng nhất.

Câu 2. Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa có màu

A. keo trắng.        

B. nâu đỏ.   

C. xanh lam.

D. tím đen.

Đáp án đúng là: B

3NaOH + FeCl3Fe(OH)3 + 3NaCl

Fe(OH)3 là kết tủa nâu đỏ.

Câu 3. Khi so sánh kim loại Fe với Ca, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Fe có khối lượng riêng lớn hơn.    

B. Fe có độ cứng cao hơn.       

C. Fe có tính khử mạnh hơn.

D. Fe có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.

Đáp án đúng là: C

Fe có tính khử yếu hơn Ca.

Câu 4. Trong dãy nguyên tử Sc, Ti, V, Cr bán kính nguyên tử thay đổi như thế nào?

A. Tăng dần.        

B. Không đổi.      

C. Giảm dần.        

D. Không có quy luật.

Đáp án đúng là: C

Trong dãy nguyên tử Sc, Ti, V, Cr bán kính nguyên tử giảm dần.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc nguyên tố d.

B. Zn là nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có phân lớp 3d đã điền đầy electron.

C. Nguyên tử các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có lớp vỏ bên trong của khí hiếm Ar.

D. Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thường tạo thành các hợp chất với nhiều số oxi hóa khác nhau.

Đáp án đúng là: B

Các nguyên tố từ Sc (Z = 21) đến Cu (Z = 29) được gọi là nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất. Vậy Zn không thuộc nhóm nguyên tố này.

Câu 6: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất được xếp ở

A. chu kì 3.                   

B. chu kì 4.                   

C. chu kì 5.                   

D. chu kì 3 và chu kì 4.

Đáp án đúng là: B

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất được xếp ở chu kì 4.

Câu 7. Các electron hoá trị của nguyên tử nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất phân bố ở

A. phân lớp 3d và phân lớp 4s.

B. phân lớp 3d.

C. phân lớp 4s.

D. phân lớp 3p và phân lớp 3d.

Đáp án đúng là: A

Các electron hoá trị của nguyên tử nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất phân bố ở phân lớp 3d và phân lớp 4s.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá họckim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm 8 nguyên tố.

B. Nguyên tử của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có electron hoá trị ở phân lớp 4s và phân lớp 3d.

C. Nguyên tử của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp chỉ có một số oxi hoá duy nhất.

D. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều thuộc họ s.

Đáp án đúng là: B

Các electron hoá trị của nguyên tử nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất phân bố ở phân lớp 3d và phân lớp 4s.

Câu 9. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử nào sau đây có phân lớp 3d bão hòa?

A. Sc (Z = 21).     

B. Cu (Z = 29).    

C. Ni (Z = 28).     

D. Mn (Z = 25).

Đáp án đúng là: B

Cu (Z = 29): 1s22s22p63s23p63d104s1.

Câu 10. Nguyên tố kim loại có trong hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxygen, duy trì sự sống là

A. Na.

B. Mg.

C. Al.

D. Fe.

Đáp án đúng là: D

Nguyên tố kim loại có trong hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxygen, duy trì sự sống là Fe.

Câu 11: Trong các phát biểu sau hãy chỉ ra phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Các kim loại chuyển tiếp thường cứng và khó nóng chảy.

   

b. Các kim loại chuyển tiếp được xếp vào nhóm kim loại nhẹ.

   

c. So với calcium (là kim loại s), các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có khối lượng riêng, độ cứng và nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.

   

d. Nhờ có độ cứng cao, đồng thời bền trước tác động của các tác nhân ăn mòn nên chromium được dùng làm lớp bảo vệ chống ăn mòn cho các dụng cụ, máy móc, thiết bị, đồ gia dụng,....

   

a – Sai. Vì các kim loại chuyển tiếp thường cứng và có nhiệt độ nóng chảy cao.

b – Sai. Vì kim loại chuyển tiếp là kim loại nặng.

c – Đúng.

d – Đúng.

Câu 12: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Cr có cấu hình electron là [Ar]3d54s1. Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Nguyên tố chromium thuộc chu kì 4, nhóm VIB trong bảng tuần hoàn.

   

b. Chromium là kim loại nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy thấp.                             

   

c. Chromium là kim loại chuyển tiếp thứ nhất.

   

d. Nguyên tử chromium có số oxi hoá cao nhất là +3 trong các hợp chất.

   

a – Đúng.

b – Sai. Vì chromium thuộc kim loại chuyển tiếp thứ nhất là kim loại nặng, có nhiệt độ nóng chảy cao

c – Đúng.

d – Sai. Vì Cr có số oxi hoá cao nhất là +6 (K2CrO4, …).

Câu 13. Cho các nhận xét sau:

(1). Sắt thuộc nhóm kim loại nặng và có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất.       

(2). Trong số các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất, chromium có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.     

(3). Chromium có độ cứng cao nên được dùng mạ lên các thiết bị để chống mài mòn.

(4). Các đơn chất kim loại có khối lượng riêng lớn sẽ có độ cứng cao.

Số phát biểu đúng là?

Đáp án đúng là: 1

Giải thích:

Chỉ có phát biểu (3) đúng.

Câu 14: Nhỏ từ từ V lít dung dịch NaOH 0,01M vào dung dịch A gồm 0,02 mol FeCl2 và 0,015 mol FeCl3. Đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa gồm Fe(OH)2 và Fe(OH)3. Tính giá trị của V?

Đáp án đúng là: 8,5 lít

Giải thích:

FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2 + 2NaCl

FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaCl

Ta có nNaOH = 2.0,02 + 3.0,015 = 0,085 mol

Giá trị của V là V = 0,085 : 0,01 = 8,5 lít.

Câu 15:Một mẫu chất có thành phần chính là muối Mohr. Muối Mohr có công thức hoá học là (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O. Hoà tan 0,2151 g mẫu chất trong dung dịch sulfuric acid loãng dư, thu được dung dịch có chứa cation Fe2+. Lượng Fe2+ trong dung dịch này phản ứng vừa đủ với 5,40 mL dung dịch thuốc tím nồng độ 0,020 M (Các chất và ion khác trong dung dịch không phản ứng với thuốc tím). Xác định số mg sắt có trong mẫu chất?

Đáp án đúng là: 30,24 mg

Giải thích:

Phương trình hóa học:

5Fe2+(aq) + MnO4(aq) + 8H+(aq) →5Fe3+(aq) + Mn2+(aq) + 4H₂O(l)

Ta có: nMnO4= 0,02 . 5,4 . 10-3 = 1,08 . 10-4 (mol)

Theo phương trình: nFe2+=5nMnO4= 5.1,08.10-4 = 5,4.10-4 (mol)

Khối lượng sắt có trong mẫu chất là: 56 . 5,4 . 10-4 = 0,03024 (g) = 30,24 (mg).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá