Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 5 Bài 48: Chu vi hình tròn chi tiết trong Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón xem:
Giải vở bài tập Toán lớp 5 Bài 48: Chu vi hình tròn
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 121
Vở bài tập Toán lớp 5 trang 121 Lý thuyết: Viết vào chỗ chấm.
Độ dài của một đường tròn gọi là ............... của hình tròn đó.
• Cách tính chu vi của hình tròn
Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy độ dài của .........................................................
Gọi C là chu vi, d và r lần lượt là độ dài đường kính và bán kính hình tròn, ta có:
C = ...... × 3,14
C = ...... × 2 × 3,14
Ví dụ:
Chu vi của hình tròn đường kính 20 cm là: .......................................................................
Chu vi của hình tròn bán kính 1,5 m là: ..........................................................................
Lời giải
Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.
• Cách tính chu vi của hình tròn
Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy độ dài của đường kính nhân với số 3,14.
Gọi C là chu vi, d và r lần lượt là độ dài đường kính và bán kính hình tròn, ta có:
C = d × 3,14
C = r × 2 × 3,14
Ví dụ:
Chu vi của hình tròn đường kính 20 cm là: 20 × 3,14 = 62,8 (cm).
Chu vi của hình tròn bán kính 1,5 m là: 1,5 × 2 × 3,14 = 9,42 (m)
Vở bài tập Toán lớp 5 trang 121 Thực hành 1: Tính chu vi của hình tròn biết đường kính d.
a) d = 3 m
Chu vi của hình tròn là: .....................................................................................................
b) d = 4,2 dm
Chu vi của hình tròn là: .....................................................................................................
c) d = cm
Chu vi của hình tròn là: .....................................................................................................
Lời giải
a) d = 3 m
Chu vi của hình tròn là: C = d × 3,14 = 3 × 3,14 = 9,42 m
b) d = 4,2 dm
Chu vi của hình tròn là: C = d × 3,14 = 4,2 × 3,14 = 13,188 dm
c) d = cm
Chu vi của hình tròn là: C = d × 3,14 = × 3,14 = 2,355 cm
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 122
Vở bài tập Toán lớp 5 trang 122 Thực hành 2: Tính chu vi của hình tròn biết bán kính r.
a) r = 36 mm
Chu vi của hình tròn là: .....................................................................................................
b) r = 0,7 cm
Chu vi của hình tròn là: .....................................................................................................
c) r = m
Chu vi của hình tròn là: .....................................................................................................
Lời giải
a) r = 36 mm
Chu vi của hình tròn là: C = r × 2 × 3,14 = 36 × 2 × 3,14 = 226,08 mm
b) r = 0,7 cm
Chu vi của hình tròn là: C = r × 2 × 3,14 = 0,7 × 2 × 3,14 = 4,396 cm
c) r = m
Chu vi của hình tròn là: C = r × 2 × 3,14 = × 2 × 3,14 = 3,14 m
Vở bài tập Toán lớp 5 trang 122 Luyện tập 1: Tính chu vi của các hình tròn sau:
Lời giải
Vở bài tập Toán lớp 5 trang 122 Luyện tập 2: Vành của chiếc nón lá có dạng đường tròn. Hỏi một nón lá có đường kính vành nón là 40 cm thì độ dài vành nón đó là bao nhiêu?
Bài giải
Lời giải
Độ dài vành nón đó là:
40 × 3,14 = 125,6 (cm)
Đáp số: 125,6 cm
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 123
Vở bài tập Toán lớp 5 trang 123 Luyện tập 3: Một sợi dây thép được sử dụng để làm một cái khung như hình bên. Biết độ dài đường kính của hai hình tròn là 0,6 m và 0,9 m. Tính độ dài sợi dây thép đó.
Bài giải
Lời giải
Chu vi hình tròn có đường kính 0,6 m là:
0,6 × 3,14 = 1,884 (m)
Chu vi hình tròn có đường kính 0,9 m là:
0,9 × 3,14 = 2,826 (m)
Độ dài sợi dây thép đó là:
1,884 + 2,826 + 0,9 + 0,9 = 6,51 (m)
Đáp số: 6,51 m
Vở bài tập Toán lớp 5 trang 123 Vui học: Số?
Đường kính của một bánh xe đạp là 0,4 m.
a) Chu vi của bánh xe đó là ........... m.
b) Chú hề sẽ đi được ............ m nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 1000 vòng.
Lời giải
a) Chu vi của bánh xe đó là 1,256 m.
b) Chú hề sẽ đi được 1 256 m nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 1 000 vòng.
Giải thích
a) Chu vi của bánh xe đó là:
C = d × 3,14 = 0,4 × 3,14 = 1,256 m
b) Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 1 000 vòng thì chú hề sẽ đi được số mét là:
1,256 × 1 000 = 1 256 m
Lý thuyết Chu vi hình tròn
- Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.
- Cách tính chu vi của hình tròn:
+ Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy độ dài của đường kính nhân với số 3,14
+ Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần độ dài của bán kính nhân với số 3,14
Trong đó: C là chu vi hình tròn
d là độ dài đường kính hình tròn
r là độ dài bán kính hình tròn.
Ví dụ:
Chu vi của hình tròn có đường kính bằng 10 cm là: 10 × 3,14 = 31,4 (cm)
Chu vi của hình tròn có bán kính bằng 4 cm là: 2 × 4 × 3,14 = 25,12 (cm)
Xem thêm các bài giải Vở bài tập Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 51: Thực hành và trải nghiệm