Hãy chuyển phần viết về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay thành bảng tổng kết với những nội dung dưới đây

59

Trả lời Câu 3 trang 123 Ngữ văn 12 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Tổng kết lịch sử văn học giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tổng kết lịch sử văn học

Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy chuyển phần viết về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay thành bảng tổng kết với những nội dung dưới đây:

Văn học

 

Bối cảnh lịch sử

Tình hình văn học

Khái quát chung

 

Nội dung

 

Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại)

Tác phẩm, tác giả tiêu biểu

Đầu thế kỉ XX-1945

 

 

 

 

 

Từ 1945-nay

 

Từ

1945-1975

 

 

 

 

 

Từ

1975-nay

 

 

 

 

 

Trả lời:

Văn học

 

Bối cảnh lịch sử

Tình hình văn học

Khái quát chung

 

Nội dung

 

Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại)

Tác phẩm, tác giả tiêu biểu

Đầu thế kỉ XX-1945

- Thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam.

- Xã hội, văn hóa theo chiều hướng thoắt dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hóa phương Tây

- Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ

- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

- Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng

 

- Chủ nghĩa nhân đạo tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam

- Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ

- Ngôn ngữ: chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tuwj chủ yếu trong báo chí và sáng tác văn học 

- Thể loại: Sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học. 

- Truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao 

- Tiểu thuyết của vũ Trọng

 

Từ 1945-nay

Từ

1945-1975

- Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam mới

- Đại thắng mùa xuân 1975 thống nhất đất nước

 

- Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ, văn học gắn với vận mệnh đất nước

- Cảm hứng chủ đạo: ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng - Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.

- Ngôn ngữ: Kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ sử thi, giữa hình tượng tự nhiên, giản dị với hình tượng hào hùng, kì vĩ 

- Thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển. Kí, truyện ngắn, với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.  

- Truyện ngắn của Nam Cao

- Tiểu thuyết Nguyên Hồng

- Thơ Tố Hữu

Từ

1975-nay

- Mở cửa quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới

- Cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi theo chiều hướng tích cực

 

- Ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên cách mạng

- Chuyển hướng từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, đời tư.

- Tiếp cận xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới. 

- Cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái xã hội, hiện thực

- Thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường, triết lý về nhân sinh, thế sự.

- Ngôn ngữ: đời thường, tự nhiên. Bình dị, trong sáng, làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt

- Thể loại: bút ký, phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết. 

 

- Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

- Tiểu thuyết Bảo Ninh

- Thơ ca Hữu Thỉnh

 
Đánh giá

0

0 đánh giá