“Hoa Quả Sơn” và “Thủy Liêm Động” trong những câu sau có phải là điển cố không

252

Trả lời Câu 3 trang 115 Ngữ văn 12 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt: Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12

Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): “Hoa Quả Sơn” và “Thủy Liêm Động” trong những câu sau có phải là điển cố không? Nêu tác dụng của việc sử dụng hai “địa danh” đó.

Cân nhắc kĩ, ông tính đi men chân núi đá vôi sang rừng rừng dâu da săn khỉ. Chắc ăn hơn mà đỡ tốn sức. Đây là Hoa Quả Sơn, Thủy Liêm Động của thung lũng này. Ở rừng dâu da, khỉ có hàng bầy.

(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)

Gợi ý: “Hoa Quả Sơn” và “Thủy Liêm Động” là những địa danh xuất hiện trong tác phẩm Tây du kí (Trung Quốc); kết nối với nội dung của Tây du kí để hình dung về khung cảnh của Hoa Quả Sơn và Thủy Liêm Động. Diễn đạt lại ý của câu thứ ba mà không dùng các địa danh này.

Trả lời

- “Hoa quả sơn” và “Thủy Liêm Động”: là điển cố, tên gọi của một ngọn núi trong tác phẩm Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân => ý nghĩa trong ngữ cảnh câu văn: Ý nói đây là một ngọn núi hoang vu, hiểm trở và có nhiều khỉ.

- Tác dụng: Việc sử dụng những từ ngữ như "Hoa quả sơn" và "Thủy Liêm Động" trong đoạn thơ là một nét đặc trưng của tác giả, thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật sáng tạo. Những từ này không chỉ làm tăng tính gợi tả và biểu cảm của câu thơ, mà còn kích thích sự liên tưởng của độc giả và làm cho nội dung của câu thơ trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá