Soạn bài Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12

1.7 K

Tài liệu soạn bài Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học

* Yêu cầu

- Giới thiệu chung về tác phẩm được lựa chọn; mối quan hệ giữa tác phẩm đó với tác phẩm mà nó đã chịu ảnh hưởng.

- Chỉ ra và phân tích được các phương diện, khía cạnh chủ yếu của sự tiếp nhận, chịu ảnh hưởng,… trong tác phẩm.

- Chỉ ra và phân tích được những điểm cách tân, sáng tạo của các tác giả khi tiếp nhận ảnh hưởng từ tác phẩm khác.

- Đánh giá giá trị của tác phẩm xét trên phương diện tiếp nhận và sáng tạo dựa vào các dẫn chứng cụ thể.

* Phân tích bài viết tham khảo:

1. Giới thiệu tác phẩm, mối quan hệ giữa hai tác phẩm thuộc hai kiểu loại văn bản.

2. Chủ đề và cốt truyện của hai tác phẩm: sự biến đổi, tính hợp lí của sự biến đổi.

3. Nhân vật Thủy Tinh và những biến đổi so với mẫu gốc.

3. Sáng tạo mới về nhân vật của Hòa Vang so với truyền thuyết.

4. Dùng luận điểm bàn về ngôn ngữ nghệ thuật để kết luận.

Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo tác giả bài viết, trong truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời, Hòa Vang đã kế thừa và làm biến đổi những phương diện cơ bản nào của “mẫu gốc”?

Trả lời:

- Theo tác giả bài viết, Hòa Vang đã kế thừa những phương diện sau: Cốt truyện, giữ nguyên các nhân vật chính, mô típ truyện.

- Những biến đổi so với “mẫu gốc”: Nhân vật được miêu tả chi tiết hơn, sinh động hơn, chuyển hoàn toàn sang lối viết tình cảm, cảm xúc hơn; Mị Nương hàn gắn mối quan hệ giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh (điều mà bản gốc không có).

=> Sự kế thừa và biến đổi của Hòa Vang trong "Sự tích những ngày đẹp trời" đã tạo ra một tác phẩm mới lạ và độc đáo, mang trong đó dấu ấn riêng biệt của tác giả. Truyện ngắn không chỉ giữ lại những giá trị truyền thống mà còn thể hiện những quan niệm hiện đại về tình yêu, cuộc sống và con người.

Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Khi bàn về sự “biến đổi” của nhân vật ở truyện ngắn so với nhân vật ở “mẫu gốc”, theo bạn, tác giả bài viết đã có những phát hiện mới mẻ nào?

Trả lời:

- Những phát hiện mới mẻ về nhân vật: Điển hình là Thủy Tinh, từ một vị thần hung bạo trở thành một người si tình nhờ được tập trung khai thác nội tâm. Ngoài ra, Sơn Tinh và Mỵ Nượng cũng có những thay đổi nhất định.

- Những thay đổi về chủ đề của tác phẩm: từ câu chuyện chủ yếu là đề cao sức mạnh đoàn kết mà con đề cao tình yêu thương, thấu hiểu và hòa hợp.

Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu nhận xét ngắn gọn về cách đánh giá của tác giả bài viết đối với những điểm sáng tạo của Hòa Vang trong việc biến đổi các yếu tố kì ảo.

Trả lời

Nhận xét: Tác giả của bài viết đánh giá cao sự sáng tạo của Hòa Vang trong việc thay đổi các yếu tố kì ảo. Những thay đổi này đã đóng góp vào việc tạo ra một tác phẩm mới lạ, độc đáo, và đặc trưng của tác giả. Cách đánh giá của tác giả bài viết về những sáng tạo của Hòa Vang trong việc biến đổi các yếu tố kì ảo là khách quan, thuyết phục, và mở ra nhiều cơ hội cho người đọc để suy ngẫm.

Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Qua việc tìm hiểu bài viết tham khảo, hãy chia sẻ thu hoạch của bạn trong việc rèn kĩ năng viết bài nghị luận về vấn đề tiếp thu, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học.

Trả lời

Học được cách so sánh hai tác phẩm, sử dụng triệt để kĩ năng phân tích và lập luận kết hợp với lối diễn đạt rành mạch, rõ ràng.

* Thực hành viết theo các bước

1. Chuẩn bị viết

- Chọn một tác phẩm (thơ, truyện ngắn, truyện thơ, tiểu thuyết,…) có biểu hiện tương đối rõ sự vay mượn - biến đổi (hay tiếp nhận - sáng tạo),… so với tác phẩm có trước.

- Chú ý chỉ ra được những phương diện vay mượn - biến đổi trong tác phẩm. Sắp xếp các dẫn chứng thông qua lập biểu khảo sát.

- Xác định phạm vi nội dung và trọng tâm bài viết (vấn đề nghị luận); đặt nhan đề cho bài viết của mình.

Một số gợi ý:

+ Trong số các tác phẩm văn học viết mà bạn đã biết, có thể có những tác phẩm vay mượn cốt truyện, nhân vật, sự kiện, hình tượng,… từ một tác phẩm văn học dân gian. Hãy nêu một vài ví dụ tiêu biểu.

+ Nhiều tác phẩm văn học Việt nam đã vay mượn cốt truyện, chịu ảnh hưởng ở các mức độ và phương diện khác nhau của tác phẩm văn học nước ngoài. Lựa chọn để trình bày về một số trường hợp như vậy.

+ Sử dụng điển cố là một trong những biểu hiện của hiện tượng vay mượn và cải biến trong tác phẩm văn học. Hãy trình bày về một trường hợp sử dụng điển cố mà bạn cho là độc đáo.

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

Có thể tự đặt ra các câu hỏi xếp theo nhóm như sau để tìm ý:

- Có những thông tin nổi bật gì cần giới thiệu liên quan đến nhan đề, thể loại, tác giả, ý nghĩa của tác phẩm “nguồn” và tác phẩm chịu ảnh hưởng?

- Sự tiếp nhận có ý thức được thể hiện rõ trên những phương diện nào (thể loại, cốt truyện, điển cố,… hay cảm hứng, quan điểm, phong cách,…)? Trong đó, phương diện nào cần được đặc biệt nhấn mạnh?

- Bạn nhận diện sự tiếp nhận (chịu ảnh hưởng, vay mượn) dựa trên những yếu tố hoặc cơ sở nào?

- Tác dụng, ý nghĩa của sự cải biến, cách tân là gì?

- Nên đánh giá về mức độ, phạm vi, tính chất,… của sự vay mượn và biến đổi như thế nào cho thỏa đáng?

b. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn các thông tin về tác giả, tác phẩm, trọng tâm vấn đề (khía cạnh nào của sự vay mượn - biến đổi) mà bài viết bàn luận.

- Thân bài: Cân triển khai các ý chính sau đây:

+ Nhận diện về phạm vi, tính chất của việc tiếp nhận, chịu ảnh hưởng.

+ Phân tích, đánh giá sự vay mượn, tiếp nhận, chịu ảnh hưởng trên các phương diện cụ thể.

+ Phân tích, đánh giá những điểm biến đổi, sáng tạo của tác giả trong quá trình vay mượn.

Lưu ý: Việc sắp xếp hệ thống ý chính cần linh hoạt, phụ thuộc vào ý tưởng triển khai mạch nghị luận. Ví dụ, có thể sắp xếp theo cấu trúc: các phương diện chỉ vay mượn mà không biến đổi, vay muợn nhưng biến đối một phần, vay mượn về mặt hình thức nhưng biến đối hoàn toàn về nội dung,...

- Kết bài: Ý nghĩa của việc tìm hiểu về sự vay mượn và biến đổi trong tác phẩm. Nêu đánh giá chung và hướng khám phá, tìm tòi tiếp theo.

c. Viết

- Triển khai các ý thành một hoặc một vài đoạn văn. Chú ý sự phù hợp về dung lượng (độ dài) của ý chính (vay mượn – biến đổi) và các ý phụ.

- Hệ thống các dẫn chứng (trích dẫn, số liệu thống kệ,...) gắn với từng luận điểm cần rõ ràng, xác đáng. Biết trích dẫn ý kiến từ các tài liệu tham khảo một cách hợp Ií, trình bày theo đúng quy định.

- Tổ chức liên kết hệ thống ý một cách chặt chẽ.

- Lựa chọn từ ngữ thích hợp, nhất là hệ thống các từ ngữ thể hiện sự so sánh, dánh giá.

Bài viết tham khảo:

Văn học tồn tại như một dòng chảy vô tận, luôn liên tục chuyển động và phát triển. Trong dòng chảy đó, việc các tác giả sử dụng, biến đổi và sáng tạo từ những nguồn tài liệu có sẵn là không thể tránh khỏi. Điều này đóng góp vào sự phong phú và đa dạng của kho tàng văn học. Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam, là một ví dụ tiêu biểu cho quá trình sáng tạo, biến đổi và sử dụng các nguồn tài liệu có sẵn trong văn học.

Tác phẩm được lấy cảm hứng từ Truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã không sao chép một cách đơn thuần mà vay mượn một cách có chọn lọc những chất liệu như: cốt truyện, nhân vật, mô típ,... để tạo nên một tác phẩm mới mẻ, mang đậm dấu ấn cá nhân.

Nguyễn Du đã không ngừng tiến xa hơn khỏi khung cảnh cơ bản của Truyện Kim Vân Kiều, mà đã táo bạo tạo ra những biến đổi sáng tạo và phong phú. Việc bổ sung nhân vật Thúy Kiều, một nhân vật mới với đời sống tâm lý sâu sắc và đầy đau thương, không chỉ làm phong phú thêm câu chuyện mà còn tạo ra sự đồng cảm và sự chú ý đặc biệt từ độc giả. Sự thay đổi về kết thúc, từ một kết cục truyền thống sang một kết thúc mới, mang lại một thông điệp sâu sắc hơn về cuộc sống và con người. Đặc biệt, trong việc phát triển nhân vật, Nguyễn Du đã làm cho những nhân vật đã có trong Truyện Kim Vân Kiều trở nên sống động hơn bằng cách tạo ra những đặc điểm tâm lý phức tạp và mang tính nhân văn sâu sắc. Thúy Kiều, một biểu tượng của sự đẹp đẽ và tài năng, đồng thời cũng là biểu tượng của sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm trong cuộc đời, đã trở thành một biểu tượng về sự kiên định và sức mạnh trong cuộc sống, đồng thời là sự lên án sâu sắc đối với sự bất công của xã hội phong kiến. Nguyễn Du đã tận dụng những mô típ quen thuộc trong văn học dân gian, nhưng thay đổi chúng để phản ánh ý tưởng và phong cách sáng tạo của mình. Ví dụ, mô típ "hòn đá thử vàng" không chỉ đơn thuần là một thử thách vật chất, mà còn là một thử thách về lòng kiên nhẫn và sự chống chọi với số phận của Thúy Kiều, từ đó khẳng định giá trị nhân văn của tác phẩm. Sự sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất, giúp Truyện Kiều trở thành một tác phẩm vĩ đại, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du đã sáng tạo nên một bức tranh xã hội phong phú và đa chiều, thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc và khẳng định tài năng vĩ đại của mình trong lịch sử văn học.

Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam, là bông hoa rực rỡ trong vườn hoa văn học thế giới. Sự vay mượn, cải biến và sáng tạo của Nguyễn Du đã góp phần tạo nên giá trị trường tồn của tác phẩm.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Đọc lại và kiểm tra bài viết cẩn thận, từ chỉnh thể văn bản đến chi tiết là câu văn; chú ý các yêu cầu cụ thể của kiểu bài.

- Kiểm tra tính logic của mạch ý đã triển khai; tính hợp lí của dẫn chứng; sự khách quan trong bàn luận, so sánh, đánh giá,... về mức độ vay mượn, tiếp thu, sáng tạo của tác giả.

- Rà soát, chỉnh sửa các lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; kiểm tra sự liên kết giữa các câu trong đoạn và giữa các đoạn trong bài viết.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Thực hành tiếng Việt: Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học

Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học

Trình bày về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học

Củng cố, mở rộng trang 123

Bến trần gian (Trích – Lưu Sơn Minh)

Nhân vật quan trọng (Trích Quan thanh tra – Ni-cô-lai Gô-gôn - Nikolai Gogol

 
Đánh giá

0

0 đánh giá