Nhận xét về tác dụng của việc dùng điển cố trong đoạn văn sau: Thiếp là cung nhân đời Trân Duệ Tông, không bị chim đắm ở bến Đố Phụ

140

Trả lời Câu 2 trang 114 Ngữ văn 12 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt: Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nhận xét về tác dụng của việc dùng điển cố trong đoạn văn sau:

Thiếp là cung nhân đời Trân Duệ Tông, không bị chim đắm ở bến Đố Phụ và cũng không bị nước cuốn ở Tiêm Đài, chỉ là hồng nhan bạc phận, chiếc bóng một mình, phiêu lưu vào trong tay yêu quái. Từ khi về nơi thuỷ quốc, ở lẫn với loài hôi tanh, xấu hổ làm vợ họ Trương, bi luỵ làm tù nước Sở, ngậm sầu như biển, coi ngày bằng năm, giận thân không thế hoá ra hồn tinh vệ, chỉ đau lòng mà thốt ra phú Li tao. May sao ngày nay gặp đức Thánh hoàng, dám xin cả gan tâu bày, mong được ra tay tế độ, vớt kẻ trầm luân, để cho tiện thiếp lại được trông thấy ánh sáng mặt trời. Đó là ân lớn của bệ hạ tái tạo vậy.

(Đoàn Thị Điểm, Đền thiêng cửa bể, Ngô Lập Chi dịch)

Gợi ý: Tương tự như bài tập 1, trước hết, cần nhận diện được các điển cố xuất hiện trong đoạn văn. Thử diễn đạt lại nội dung đoạn văn theo cách không dùng các điển cố. Cần so sánh đoạn văn vừa viết với đoạn văn “gốc” để rút ra những nhận xét cần thiết theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

Tác dụng của sử dụng điển cố trong đoạn văn:

- Tăng tính biểu cảm: giúp bộc lộ được nỗi buồn của nhân vật, góp phần thể hiện tâm trạng của nhân vật.

- Tăng tính thuyết phục: có bằng chứng xác thực trong câu nói khiến lời nói của nhân vật trở nên uy tín hơn.

- Còn giúp thể hiện ý đồ của tác giả: Tác giả muốn mượn câu chuyện trong điển cố để làm nổi bật câu chuyện của mình.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá