Với giải Luyện tập 1 trang 70 Vật lí 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Cảm ứng điện từ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Vật lí 12 Bài 3: Cảm ứng điện từ
Luyện tập 1 trang 70 Vật Lí 12: Khung dây MNPQ quay trong từ trường đều. Tìm chiều của dòng điện cảm ứng trong khung dây tại thời điểm mặt phẳng khung dây song song với phương của đường sức từ (Hình 3.7).
Lời giải:
Dựa vào chiều quay của khung dây (mũi tên màu đỏ) và hướng của cảm ứng từ (đường màu xanh) sử dụng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều của dòng điện chạy theo chiều NMQP. Tuy nhiên đây là dòng điện cảm ứng sinh ra do hiện tượng cảm ứng điện từ nên chiều dòng điện sẽ ngược lại có chiều MNPQ.
Kiểm chứng lại bằng quy tắc bàn tay phải xác định chiều dòng điện cảm ứng.
Lý thuyết Hiện tượng cảm ứng điện từ
1. Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2
2. Kết luận
Kết quả của các thí nghiệm trên và nhiều thí nghiệm tương tự khác nữa chứng tỏ rằng:
Mỗi khi từ thông qua mặt giới hạn bởi mạch điện kín biến thiên theo thời gian thì trong mạch xuất hiện dòng điện.
Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín được gọi là dòng điện cảm ứng. Suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín được gọi là suất điện động cảm ứng.
Như vậy, ta cũng có thể nói khi có sự biến thiên của từ thông qua một mặt giới hạn bởi một mạch kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng.
Hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng là hiện tượng cảm ứng điện từ và hiện tượng này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.
3. Định luật Lenz
Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông qua mạch kín.
4. Định luật Faraday
Thực nghiệm chứng tỏ rằng, độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín đó.
Phát biểu trên là định luật Faraday về cảm ứng điện từ.
Suất điện động cảm ứng trong mạch điện kín là:
trong đó, là độ biến thiên từ thông qua diện tích giới hạn bởi mạch điện kín.
Trường hợp cuộn dây có N vòng thì
Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 66 Vật Lí 12: Dòng điện tạo ra từ trường ở không gian xung quanh nó. Từ trường có gây ra dòng điện được không?...
Câu hỏi 1 trang 66 Vật Lí 12: Một vòng dây dẫn phẳng có diện tích 0,10 m2 được đặt vuông góc với từ trường có độ lớn cảm ứng từ là 2,0.10-3 T. Tính từ thông qua vòng dây này....
Tìm hiểu thêm 1 trang 67 Vật Lí 12: Xét một mạch kín (C), trong đó có dòng điện với cường độ i. Dòng điện này gây ra một từ trường và từ trường đó gây ra một từ thông qua (C) được gọi là từ thông riêng của mạch. Từ thông này tỉ lệ với cảm ứng từ của từ trường do dòng điện sinh ra và cảm ứng từ đó lại tỉ lệ với cường độ dòng điện. Vậy từ thông riêng của mạch tỉ lệ với cảm ứng từ của cường độ dòng điện trong mạch đó: Φ = Li...
Câu hỏi 2 trang 67 Vật Lí 12: Lập phương án và thực hiện phương án thí nghiệm minh hoạ được hiện tượng cảm ứng điện từ với các dụng cụ thực hành ở trường....
Câu hỏi 3 trang 68 Vật Lí 12: Ở thí nghiệm (Hình 3.3), từ thông qua ống dây biến thiên như thế nào trong hai trường hợp sau đây?...
Câu hỏi 4 trang 68 Vật Lí 12: Nêu điểm giống và khác nhau giữa thí nghiệm ở Hình 3.3 và thí nghiệm ở Hình 3.4...
Câu hỏi 5 trang 69 Vật Lí 12: Ở thí nghiệm Hình 3.6, nếu đưa cực nam của nam châm lại gần đầu 1 của ống dây thì đầu 1 là cực nào của ống dây?...
Luyện tập 1 trang 70 Vật Lí 12: Khung dây MNPQ quay trong từ trường đều. Tìm chiều của dòng điện cảm ứng trong khung dây tại thời điểm mặt phẳng khung dây song song với phương của đường sức từ (Hình 3.7)....
Tìm hiểu thêm 2 trang 71 Vật Lí 12: Ở hình 3.8, ta phải tác dụng lực làm cho đoạn dây MN di chuyển cắt các đường sức của từ trường tạo ra dòng điện chạy qua nó. Đối với những trường hợp như vậy, có thể xác định chiều của dòng điện cảm ứng bằng quy tắc bàn tay phải (hình 3.9)...
Câu hỏi 6 trang 72 Vật Lí 12: Nếu thay đĩa kim loại đặc trong Hình 3.11 bằng đĩa có xẻ rãnh (Hình 3.12) thì dao động sẽ diễn ra lâu hơn. Giải thích tại sao....
Luyện tập 2 trang 73 Vật Lí 12: Hình 3.13 mô tả sơ lược sơ đồ nguyên lí hoạt động của một loại đàn ghita điện....
Câu hỏi 7 trang 73 Vật Lí 12: Tại sao lõi biến áp như Hình 3.14 lại làm giảm được cường độ dòng điện xoáy trong nó....
Câu hỏi 8 trang 75 Vật Lí 12: Từ lớp 11, bạn đã biết, trong vùng không gian bao quanh một điện tích có điện trường. Liệu quanh điện tích đó có cả điện trường và từ trường không?...
Câu hỏi 9 trang 76 Vật Lí 12: Sóng điện từ là gì? Hãy lấy ví dụ về dụng cụ có thể thu và phát sóng điện từ thường được dùng trong cuộc sống....
Câu hỏi 10 trang 76 Vật Lí 12: Sử dụng mô hình sóng điện từ, chứng tỏ rằng sóng điện từ truyền được trong chân không....
Luyện tập 3 trang 77 Vật Lí 12: Ở hai vị trí A và B cách nhau 1 km có hai nguồn phát sóng điện từ giống hệt nhau. Tín hiệu mà máy thu sóng nhận được có như nhau tại các vị trí khác nhau không? Tại sao?...
Vận dụng trang 77 Vật Lí 12: Giá trị cực đại của suất điện động cảm ứng trong một khung dây quay trong từ trường có mối liên hệ với độ lớn của cảm ứng từ B, diện tích tiết diện thẳng của cuộn dây S, số vòng dây N và tần số quay f của khung dây. Sử dụng định luật Faraday hãy giải thích tại sao suất điện động cảm ứng tỉ lệ thuận với các đại lượng này....
Xem thêm các bài giải bài tập Vật Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
2. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ
3. Cảm ứng điện từ
4. Đại cương về dòng điện xoay chiều
Bài tập Chủ đề 3
1. Cấu trúc hạt nhân
2. Năng lượng hạt nhân