SBT Vật lí 12 Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch | Giải SBT Vật Lí lớp 12

9.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Vật Lí lớp 12 Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật Lí 12 Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch

Bài 39.1 trang 116 SBT Vật Lí 12: Phản ứng nhiệt hạch là

A. phản ứng phân rã phóng xạ.

B. phản ứng phân hạch.

C. phản ứng tổng hợp hạt nhân.

D. phản ứng hạt nhân tự phát.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết phản ứng nhiệt hạch

Lời giải:

Nhiệt hạch là phản ứng trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ hợp lại thành hạt nhân nặng hơn

Chọn C

Bài 39.2 trang 116 SBT Vật Lí 12: Nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời là do

A. các phản ứng hóa học xảy ra trong lòng nó.

B. các phản ứng phân hạch xảy ra trong lòng nó.

C. các phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lòng nó.

D. các quá trình phóng xạ xảy ra trong lòng nó.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về năng lượng Mặt Trời

Lời giải:

Nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời là do các phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lòng nó.

Chọn C

Bài 39.3 trang 116 SBT Vật Lí 12: Tổng hợp hạt nhân 24He từ phản ứng hạt nhân

11H+37Li24He+X

Mỗi phản ứng trên tỏa năng lượng 17,3MeV. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 0,5mol heli là

A. 2,6.1024MeV.       B. 2,4.1024MeV.

C. 5,2.1024MeV.       D. 1,3.1024MeV.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính số hạt 24HeN=mA.NA

Lời giải:

Phương trình phản ứng hạt nhân: 11H+37Li24He+24He

Vậy một phản ứng tạo ra 2 hạt 24He

Số hạt 24Hecó trong 0,5mollà N=0,5.NA=0,5.6,02.1023=3,01.1023(hat)

Vậy số phản ứng cần có là N2

Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 0,5mol heli là Q=N2.17,3=3,01.10232.17,3=2,6.1024MeV

Chọn A

Bài 39.4 trang 117 SBT Vật Lí 12: Phản ứng hạt nhân nào dưới đây không phải là phản ứng nhiệt hạch?

A. 11H+13H24He

B. 12H+12H24He

C. 12H+36Li224He

D. 24He+714N817O+11H

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết phản ứng nhiệt hạch

Lời giải:

Nhiệt hạch là phản ứng trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ hợp lại thành hạt nhân nặng hơn

Chọn D

Bài 39.5 trang 117 SBT Vật Lí 12: Năng lượng tỏa ra trong phản ứng nhiệt hạch lớn hơn năng lượng tỏa ra trong phản ứng phân hạch vì

A. phản ứng nhiệt hạch xảy ra ở nhiệt độ rất cao.

B. mỗi phản ứng nhiệt hạch tỏa ra một năng lượng lớn hơn năng lượng mà mỗi phản ứng phân hạch tỏa ra.

C. cùng một lượng nhiên liệu của phản ứng nhiệt hạch tỏa ra một năng lượng lớn hơn năng lượng mà cùng một lượng nhiên liệu của phản ứng phân hạch tỏa ra.

D. các hạt nhân tham gia vào phản ứng nhiệt hạch “nhẹ” hơn các hạt nhân tham gia vào phản ứng phân hạch.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch

Lời giải:

Năng lượng tỏa ra trong phản ứng nhiệt hạch lớn hơn năng lượng tỏa ra trong phản ứng phân hạch vì cùng một lượng nhiên liệu của phản ứng nhiệt hạch tỏa ra một năng lượng lớn hơn năng lượng mà cùng một lượng nhiên liệu của phản ứng phân hạch tỏa ra.

Chọn C

Bài 39.6 trang 117 SBT Vật Lí 12: Trong các nhà máy điện hạt nhân thì

A. năng lượng của phản ứng phân hạch được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

B. năng lượng của phản ứng nhiệt hạch được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

C. năng lượng của phản ứng phân hạch được biến thành nhiệt năng, rồi thành cơ năng và sau cùng thành điện năng.

D. năng lượng của phản ứng nhiệt hạch được biến đổi thành nhiệt năng, rồi thành cơ năng và sau cùng thành điện năng.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về phản ứng nhiệt hạch

Lời giải:

Trong các nhà máy điện hạt nhân thì năng lượng của phản ứng phân hạch được biến thành nhiệt năng, rồi thành cơ năng và sau cùng thành điện năng.

Chọn C

Bài 39.7 trang 117 SBT Vật Lí 12: Tính năng lượng tỏa ra trong các phản ứng sau:

a)37Li+11H24He+24He

b)12H+23He11H+24He

c)36Li+12H24He+24He

d)36Li+11H23He+24He

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính năng lượng: Q=(mtruocmsau)c2

Lấym37Li=7,0154u; m36Li=6,0145u;m12H=2,0140u;m11H=1,0073u;m23He=3,0025u;m24He=4,0015u;1u=931MeV/c2.

Lời giải:

a)Q=(mtruocmsau)c2=(7,0154+1,00734,0015.2).931=18,34MeV

b)Q=(mtruocmsau)c2=(2,014+3,00254,00151,0073).931=7,1687MeV

c)Q=(mtruocmsau)c2=(6,0145+2,0144,0015.2).931=23,74MeV

d)Q=(mtruocmsau)c2=(6,0145+1,00734,00153,0025).931=16,73MeV

Bài 39.8 trang 118 SBT Vật Lí 12: Trong phản ứng tổng hợp heli:

37Li+11H2(24He)

Nếu tổng hợp heli từ 1g liti thì năng lượng tỏa ra có thể đun sôi bao nhiêu kilôgam nước ở 0oC?

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết mỗi một phản ứng trên tỏa ra năng lượng bằng 17,3MeV

Tính số hạt Liti có trong 1gliti suy ra năng lượng thu được nếu tổng hợp heli từ 1g liti

Sử dụng công thức tính năng lượng cần đun sôi nước Q=mcΔt

Lời giải:

+ Số hạt số hạt Liti có trong 1g Liti là N=mM.NA

+ Số hạt Liti chính bằng số phản ứng tổng hợp lên Heli, mỗi phản ứng tỏa ra 17.3MeV , vậy năng năng lượng thu được nếu tổng hợp heli từ 1g liti:

Q=N.17,3=17,3mM.NA(MeV)

+Năng lượng cần để đun sôi nước là Q=mcΔt

m=17,3.mM.NA.1,6.1013cΔt=17,3.17.6,02.1023.1,6.10134200.(1000)=5,67.105kg

Bài 39.9 trang 118 SBT Vật Lí 12: Rơ-dơ-pho đã làm thí nghiệm sau: Bắn phá 714N bằng hạt α; hạt 714N bắt lấy hạt đạn α đó và lập tức phân rã thành hạt nhân ô xi bền.

a) Viết các phương trình phản ứng trên.

b) Tính năng lượng tỏa ra hay thu vào các phản ứng đó.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính năng lượng: Q=(mtruocmsau)c2

Lời giải:

a) Phương trình phản ứng hạt nhân:

714N+24He817O+11H

b) Năng lượng:

 Q=(mtruocmsau)c2=(mO+mHmNmHe)c2=1,19MeV

Bài 39.10 trang 118 SBT Vật Lí 12: Xác định năng lượng cực tiểu của các phô tôn cần thiết để kích thích sự tạo thành các phản ứng:

49Be+hf2(24He)+01n

612C+hf3(24He)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính năng lượng: Q=(mtruocmsau)c2

Lời giải:

Năng lượng tối thiểu của  photon  phải bằng lượng năng lượng phản ứng cần hấp thụ để xảy ra

a) hf=|Q|=|(mBe2.mHe)c2|

a) hf=|Q|=|(mC3.mHe)c2|

Bài 39.11 trang 118 SBT Vật Lí 12: Viết phản ứng hạt nhân biến thủy ngân ( 198Hg) thành vàng (giấc mơ của các nhà giả kim thuật ngày xưa).

Phương pháp giải:

Sử dụng bảo toàn số nuclon và điện tích

Lời giải:

80198Hg+01n79198Au+11H

Đánh giá

0

0 đánh giá