Xét một mạch kín (C), trong đó có dòng điện với cường độ i

60

Với giải Tìm hiểu thêm 1 trang 67 Vật lí 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Cảm ứng điện từ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 3: Cảm ứng điện từ

Tìm hiểu thêm 1 trang 67 Vật Lí 12: Xét một mạch kín (C), trong đó có dòng điện với cường độ i. Dòng điện này gây ra một từ trường và từ trường đó gây ra một từ thông qua (C) được gọi là từ thông riêng của mạch. Từ thông này tỉ lệ với cảm ứng từ của từ trường do dòng điện sinh ra và cảm ứng từ đó lại tỉ lệ với cường độ dòng điện. Vậy từ thông riêng của mạch tỉ lệ với cảm ứng từ của cường độ dòng điện trong mạch đó: Φ = Li

L được gọi là độ tự cảm của (C) và có đơn vị trong hệ SI là henry (H).

Hãy tìm hiểu thông tin về độ tự cảm của một cuộn dây dẫn điện.

Lời giải:

Độ tự cảm đặc trưng cho khả năng chống lại sự thay đổi của dòng điện chạy qua mạch kín, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín.

Công thức: L=4π.107N2lS

Công thức này áp dụng đối với một ống dây điện hình trụ có chiều dài l khá lớn so với đường kính tiết diện S. Ống dây có độ tự cảm L đáng kể, được gọi là ống dây tự cảm hay cuộn cảm.

Lý thuyết Từ thông

1. Định nghĩa

Từ thông qua diện tích S: Φ=BScosα

Trong đó, α là góc hợp bời cảm ứng từ B và vectơ pháp tuyến n của mặt phẳng có diện tích S.

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 3: Cảm ứng điện từ

Khi 0°α<90°Φ>0

Khi α=90°Φ=0

Khi 90°<α180°Φ<0

2. Đơn vị đo từ thông

Một weber (1 Wb) là từ thông đi qua diện tích 1 m2 vuông góc với cảm ứng từ B, khi cảm ứng từ có độ lớn là 1 T.

Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb). 1 Wb = 1T . 1m2

 
Đánh giá

0

0 đánh giá