Ở thí nghiệm Hình 3.6, nếu đưa cực nam của nam châm lại gần đầu 1 của ống dây thì đầu 1 là cực nào của ống dây

143

Với giải Câu hỏi 5 trang 69 Vật lí 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Cảm ứng điện từ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 3: Cảm ứng điện từ

Câu hỏi 5 trang 69 Vật Lí 12: Ở thí nghiệm Hình 3.6, nếu đưa cực nam của nam châm lại gần đầu 1 của ống dây thì đầu 1 là cực nào của ống dây?

Ở thí nghiệm Hình 3.6, nếu đưa cực nam của nam châm lại gần đầu 1

Lời giải:

Theo cách đặt nam châm theo quy tắc bàn tay phải ta thu được chiều dòng điện hướng xuống, nhưng khi đưa nam châm lại gần ống dây, độ lớn của từ thông qua ống dây tăng nên sinh ra từ trường cảm ứng trong ống dây chống lại sự tăng đó. Do vậy, chiều dòng điện trong ống dây như hình vẽ 36.a (hướng lên), sử dụng quy tắc bàn tay phải, ta được đầu dây 1 là cực bắc.

Lý thuyết Hiện tượng cảm ứng điện từ

1. Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ

Thí nghiệm 1

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 3: Cảm ứng điện từ

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 3: Cảm ứng điện từ

Thí nghiệm 2

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 3: Cảm ứng điện từ

2. Kết luận

Kết quả của các thí nghiệm trên và nhiều thí nghiệm tương tự khác nữa chứng tỏ rằng:

Mỗi khi từ thông qua mặt giới hạn bởi mạch điện kín biến thiên theo thời gian thì trong mạch xuất hiện dòng điện.

Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín được gọi là dòng điện cảm ứng. Suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín được gọi là suất điện động cảm ứng.

Như vậy, ta cũng có thể nói khi có sự biến thiên của từ thông qua một mặt giới hạn bởi một mạch kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng.

Hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng là hiện tượng cảm ứng điện từ và hiện tượng này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.

3. Định luật Lenz

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 3: Cảm ứng điện từ

Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông qua mạch kín.

4. Định luật Faraday

Thực nghiệm chứng tỏ rằng, độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín đó.

Phát biểu trên là định luật Faraday về cảm ứng điện từ.

Suất điện động cảm ứng trong mạch điện kín là: eC=ΔΦΔt

trong đó, ΔΦ là độ biến thiên từ thông qua diện tích giới hạn bởi mạch điện kín.

Trường hợp cuộn dây có N vòng thì eC=NΔΦΔt

 
Đánh giá

0

0 đánh giá