Trình bày các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay

105

Với giải Câu hỏi trang 89 Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 12.

Mời các bạn đón xem: Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Câu hỏi trang 89 Lịch Sử 12: Trình bày các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Từ năm 1986, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

- Với khu vực Đông Nam Á:

+ Việt Nam cùng các nước tích cực tham gia tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Cam-pu-chia.

+ Quan hệ song phương và đa phương giữa ba nước Đông Dương ngày càng củng cố và mở rộng.

+ Việt Nam kí nhiều hiệp ước hợp tác với các thành viên ASEAN và chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995.

- Với Trung Quốc:

+ Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ (tháng 11-1991), hai nước kí kết Hiệp ước về biên giới trên đất liền (tháng 12-1991), kí Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ (tháng 12-2000).

+ Năm 2008, quan hệ song phương giữa hai nước đã nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện.

- Với Hoa Kỳ, nỗ lực ngoại giao hoà bình của Việt Nam đã đem lại thành công:

+ Phá bỏ cấm vận (1994), thiết lập quan hệ ngoại giao (1995), kí Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2000),…

+ Cải thiện và nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện (2023).

- Việt Nam đã tăng cường hợp tác nhiều mặt với Liên bang Nga, đổi mới quan hệ với các nước Đông Âu và bạn bè truyền thống; cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa có nền công nghiệp phát triển.

- Đến năm 2022, Việt Nam đã là thành viên của 63 tổ chức và diễn đàn khu vực, quốc tế; tham gia nhiều công ước, điều ước quốc tế; chủ động phát huy vai trò, sáng kiến đóng góp vào xây dựng, định hình các thể chế đa phương; hợp tác với cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu.

- Cộng đồng quốc tế đã tín nhiệm bầu Việt Nam làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008-2009 và 2020-2021, thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kì 2014-2016 và 2023-2025.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá