Giải SGK Lịch sử 12 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

676

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Khởi động trang 69 Lịch Sử 12: Từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Đất nước có sự phát triển về mọi mặt. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Vậy, những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được biểu hiện cụ thể như thế nào? Việt Nam rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ công cuộc Đổi mới đất nước?

Lời giải:

♦ Một số thành tựu của công cuộc đổi mới về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa:

- Về kinh tế:

+ Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.

+ Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

- Về chính trị:

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.

+ Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

+ Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.

- Về văn hóa-xã hội:

+ Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển.

+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.

+ Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.

♦ Bài học rút ra:

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.

- Kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

1. Thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Câu hỏi trang 70 Lịch Sử 12: Trình bày thành tựu về đổi mới chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Đổi mới tư duy chính trị, thể hiện ở việc:

+ Nhận thức rõ hơn về tình hình thế giới, từ đó, đổi mới chủ trương, đường lối đối ngoại và đổi mới tổ chức cũng như phương thức hoạt động của hệ thống chính trị.

+ Tư duy mới về chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

- Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội được tăng cường theo quy định của Hiến pháp.

- Nền hành chính được cải cách để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Bộ máy hành chính các cấp được sắp xếp theo hướng tinh gọn và hiệu quả.

Câu hỏi trang 72 Lịch Sử 12: Trình bày thành tựu của công cuộc Đối mới ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kinh tế nhiều thành phần, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; các thành phần kinh tế đều được phát huy lợi thế, tiềm năng, nguồn lực.

- Hệ thống pháp luật về kinh tế hình thành và hoàn thiện dần, tạo cơ sở pháp lí cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu hoạt động.

- Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

+ Nông nghiệp phát triển góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế-xã hội.

+ Công nghiệp tăng trưởng và chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm xuất khẩu thô.

- Quy mô nền kinh tế được mở rộng, GDP bình quân đầu người ngày càng tăng.

Câu hỏi trang 73 Lịch Sử 12: Trình bày những thành tựu đổi mới về xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo hiểm y tế được mở rộng; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục; nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, giải trí,.. được đáp ứng ngày càng tốt hơn.

- Chính sách lao động, việc làm có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động tham gia tạo việc làm. Số lao động được tạo việc làm trong nước hằng năm tăng lên, trung bình khoảng hơn 1 triệu người mỗi năm.

- Công tác xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm nhanh.

Câu hỏi trang 74 Lịch Sử 12: Trình bày những thành tựu tiêu biểu về văn hoá trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.

- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Xây dựng gia đình văn hoá”, “Xây dựng nông thôn mới” đạt kết quả tích cực.

- Các giá trị văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể truyền thống của Việt Nam được xác định và đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều di sản lịch sử, văn hoá của Việt Nam được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá của thế giới.

- Hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản phát triển sôi động. Hình thành thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hoá.

- Phong trào thể dục, thể thao phát triển; một số bộ môn đạt thành tích cao trong các kì thi đấu quốc tế.

Câu hỏi trang 74 Lịch Sử 12: Quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong công cuộc Đổi mới đạt được những thành tựu nào?

Lời giải:

- Hội nhập quốc tế được thực hiện thiết thực và hiệu quả song phương cũng như đa phương, cả trong khu vực và phạm vi toàn cầu. Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.

- Ngoại giao song phương tạo tiền đề để Việt Nam phát huy vai trò trên diễn đàn đa phương, qua đó, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.

- Việt Nam tham gia nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực, là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc.

- Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thế giới, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kì mới.

2. Một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Câu hỏi trang 75 Lịch Sử 12: Nêu các bài học kinh nghiệm của công cuộc Đối mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Các bài học kinh nghiệm của công cuộc Đối mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay:

+ Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp

+ Đổi mới vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân

+ Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới

Luyện tập (trang 76)

Luyện tập 1 trang 76 Lịch Sử 12: Nêu những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

♦ Thành tựu về chính trị:

- Đổi mới tư duy chính trị

- Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội được tăng cường theo quy định của Hiến pháp.

- Nền hành chính được cải cách; Bộ máy hành chính các cấp được sắp xếp theo hướng tinh gọn và hiệu quả.

♦ Thành tựu về kinh tế:

- Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

- Hệ thống pháp luật về kinh tế hình thành và hoàn thiện.

- Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Quy mô nền kinh tế được mở rộng, GDP bình quân đầu người ngày càng tăng.

♦ Thành tựu về xã hội

- Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục.

- Chính sách lao động, việc làm có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn.

- Công tác xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng.

♦ Thành tựu về văn hóa:

- Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.

- Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.

♦ Thành tựu về hội nhập quốc tế:

- Hội nhập quốc tế được thực hiện thiết thực và hiệu quả.

- Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thế giới.

Luyện tập 2 trang 76 Lịch Sử 12: Trong các bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, em tâm đắc với bài học nào nhất? Tại sao?

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới (từ 1986 đến nay) mà em tâm đắc nhất là: Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Giải thích:

+ Quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Ðảng, là cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định, hoàn thiện đường lối; đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.

+ Xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, lâu dài, nhưng đó là con đường hợp quy luật để có một nước Việt Nam phát triển bền vững.

+ Và trong quá trình đổi mới, bên cạnh các cơ hội, có thể xuất hiện vấn đề mới, khó khăn, thách thức mới, Ðảng, Nhà nước và nhân dân cần phải chủ động, không ngừng sáng tạo để giải quyết và vượt qua.

Vận dụng (trang 76)

Vận dụng trang 76 Lịch Sử 12: Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu (về kinh tế, văn hoá-xã hội,...) gắn liền với công Đổi mới đất nước ở địa phương nơi em sinh sống.

Lời giải:

(*) Tham khảo 1: Một số thành tựu của Hà Nội sau gần 40 năm đổi mới (1986 – 2024):

- Hệ thống chính trị từ thành phố tới cơ sở không ngừng lớn mạnh cả về tổ chức, bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo.

- Kinh tế Thủ đô từ nền kinh tế bao cấp theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986 đến nay, kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng, năng suất lao động ngày càng tăng, đạt bình quân trên 7%/năm.

- Tên lĩnh vực phát triển văn hóa và xây dựng con người, Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn, khá toàn diện, sâu sắc.

+ Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố giảm còn 0,03%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 0,7%.

+ Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, tội phạm và tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế, tạo môi trường xã hội kỷ cương, an ninh, an toàn.

- Từ vị trí phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ yếu là thủ đô của các nước xã hội chủ nghĩa nhằm tìm kiếm các nguồn lực viện trợ phát triển; đến nay, Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với 61 thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới…

(*) Tham khảo 2: giới thiệu cầu Mỹ Thuận

Với thiết kế vô cùng độc đáo và trang trọng, cầu Mỹ Thuận là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách đến tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm và khám phá, trải nghiệm. Cầu Mỹ Thuận được khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng là một dấu mốc quan trọng trong việc phát triển giao thông đường bộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo giao thông được thông suốt, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong đó có quê hương Vĩnh Long.

Cầu Mỹ Thuận được khánh thành vào ngày 21/5/2000, đây là cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam. Chiều dài của Cầu Mỹ Thuận 1.535 mét, chiều rộng 23.6 mét, gồm 4 làn xe dành cho các loại xe, được thiết kế theo hình rẻ quạt, chiều dài phần cầu chính là 650 mét, chia thành 3 nhịp, hai nhịp bên mỗi nhịp dài 150 mét và nhịp giữa dài 350 mét. Với sự đặc trưng về mặt thiết kế của cầu Mỹ Thuận, chúng ta sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh du khách dừng chân tham quan nét đặc trưng độc đáo, chụp ảnh lưu niệm tại cầu Mỹ Thuận. Từ trên cầu, mỗi du khách, mỗi người dân đều có thể quan sát được toàn cảnh của quê hương Vĩnh Long thu nhỏ, từ nhà cửa, phương tiện giao thông, cây cối, những con sông uốn lượn đến cả những tòa nhà cao ở tận phía xa nhất là những dãy đồng bằng phía xa.

Cầu Mỹ Thuận đã tạo ra một tiền đề quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long nói riêng và vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, phá vỡ rào cản khó khăn trong việc phát triển giao thông đường bộ. Cầu Mỹ Thuận đã và đang mang lại giá trị quan trọng về mặt giao thông và kinh tế cho các tỉnh phía Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, công trình đã tạo nên một điểm nhấn trong văn hóa kiến trúc và giá trị thẩm mỹ, qua đó đã thu hút rất nhiều lượt khách du lịch từ nhiều tỉnh, thành khác nhau đến tham quan, trải nhiệm.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Bài 14. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Bài 15. Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

1. Thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

a) Thành tựu đổi mới về chính trị

- Đổi mới tư duy chính trị, thể hiện ở việc:

+ Nhận thức rõ hơn về tình hình thế giới, từ đó, đổi mới chủ trương, đường lối đối ngoại và đổi mới tổ chức cũng như phương thức hoạt động của hệ thống chính trị.

+ Tư duy mới về chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

- Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội được tăng cường theo quy định của Hiến pháp.

+ Nền hành chính được cải cách để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Bộ máy hành chính các cấp được sắp xếp theo hướng tinh gọn và hiệu quả.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

b) Thành tựu đổi mới về kinh tế

- Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kinh tế nhiều thành phần, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; các thành phần kinh tế đều được phát huy lợi thế, tiềm năng, nguồn lực.

- Hệ thống pháp luật về kinh tế hình thành và hoàn thiện dần, tạo cơ sở pháp lí cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu hoạt động.

- Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

+ Nông nghiệp phát triển góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế-xã hội.

+ Công nghiệp tăng trưởng và chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm xuất khẩu thô.

- Quy mô nền kinh tế được mở rộng, GDP bình quân đầu người ngày càng tăng.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

c) Thành tựu đổi mới về xã hội

- Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo hiểm y tế được mở rộng; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục; nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, giải trí,.. được đáp ứng ngày càng tốt hơn.

- Chính sách lao động, việc làm có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động tham gia tạo việc làm. Số lao động được tạo việc làm trong nước hằng năm tăng lên, trung bình khoảng hơn 1 triệu người mỗi năm.

- Công tác xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm nhanh.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

d) Thành tựu đổi mới về văn hoá

- Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.

- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Xây dựng gia đình văn hoá”, “Xây dựng nông thôn mới” đạt kết quả tích cực.

- Các giá trị văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể truyền thống của Việt Nam được xác định và đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều di sản lịch sử, văn hoá của Việt Nam được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá của thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

- Hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản phát triển sôi động. Hình thành thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hoá.

- Phong trào thể dục, thể thao phát triển; một số bộ môn đạt thành tích cao trong các kì thi đấu quốc tế.

e) Thành tựu đổi mới về hội nhập quốc tế

- Hội nhập quốc tế được thực hiện thiết thực và hiệu quả song phương cũng như đa phương, cả trong khu vực và phạm vi toàn cầu. Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.

- Ngoại giao song phương tạo tiền đề để Việt Nam phát huy vai trò trên diễn đàn đa phương, qua đó, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.

- Việt Nam tham gia nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực, là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc.

- Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thế giới, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kì mới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

2. Một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Quá trình đổi mới là quá trình làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn, hiệu quả hơn, đó là quá trình xây dựng một xã hội mới xã hội chủ nghĩa, có nhiều khó khăn, thử thách, nhưng nhất định thắng lợi.

+ Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp: đổi mới toàn diện và đồng bộ, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đổi mới từ tư duy, nhận thức đến thực tiễn hành động; đổi mới kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, đối ngoại; đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước, cả hệ thống chính trị.

- Đổi mới vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân

+ Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới. Nhân dân được phát huy quyền làm chủ, lao động sáng tạo làm nên những thành tựu đổi mới.

+ Công cuộc Đổi mới đã giải phóng sức dân khỏi những rào cản của cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp; khơi nguồn sáng tạo, chủ động và phát huy các nguồn lực của nhân dân trong cơ chế thị trường; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.

- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới

+ Việt Nam phát huy, khai thác các nguồn lực trong nước; đồng thời, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế; trong đó, nội lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.

+ Việc kết hợp nội lực và ngoại lực sẽ tạo cho Việt Nam sức mạnh tổng hợp để phát triển nhanh và bền vững.

Đánh giá

0

0 đánh giá