Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

93

Với giải Câu hỏi trang 84 Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 12.

Mời các bạn đón xem: Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Câu hỏi trang 84 Lịch Sử 12: Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

Lời giải:

- Từ tháng 9-1945 đến tháng 7-1954, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. Hoạt động đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn này có nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ cho kháng chiến.

- Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946:

+ Hoạt động đối ngoại khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ động triển khai hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc;

+ Thực hiện chủ trương “Hoà để tiến kí Hiệp định Sơ bộ ngày 06-3-1946, bản Tạm ước ngày 14-9-1946 với Pháp để tranh thủ thời gian hoà hoãn chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến thường xuyên giữ quan hệ với Chính phủ Mỹ.

+ Sau ngày toàn quốc kháng chiến, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thể hiện thiện chí hoà bình, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới, tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hoà bình thế giới (năm 1949).

- Từ năm 1950 đến năm 1954:

+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa;

+ Đẩy mạnh liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương qua vai trò của Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào;

+ Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

+ Ngày 08-5-1954, phái đoàn ngoại giao Việt Nam đã tham dự Hội nghị Quốc tế về Đông Dương và kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 21-7-1954), buộc Pháp rút quân, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá