Giải SGK Lịch sử 12 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

541

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Khởi động trang 107 Lịch Sử 12: Tại sao nhân dân thế giới và nhân dân Việt Nam đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam?

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống.... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh “sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam, vì:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo, đồng thời để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về tư tưởng, văn hoá.

1. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới

Câu hỏi trang 109 Lịch Sử 12: Vì sao thế giới đánh giá cao những cống hiển và giá trị tư tưởng, văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Lời giải:

- UNESCO và nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống.... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại.

2. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam

Câu hỏi trang 111 Lịch Sử 12: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam? Nêu những cách thức mà nhân dân Việt Nam lưu giữ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc.

Lời giải:

♦ Yêu cầu số 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh “sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam, vì:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo, đồng thời để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về tư tưởng, văn hoá.

 Yêu cầu số 2: Sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những hình thức khác nhau, như:

- Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá VI) đã quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn-Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng công trình tưởng niệm

+ Trên khắp cả nước, chính quyền và nhân dân các địa phương đã xây dựng nhiều công trình mang tên Hồ Chí Minh: bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống, quảng trường, tượng đài, khu di tích,...

+ Nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo (trường học, học viện), đường phố, mang tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

- Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học, nghệ thuật

+ Trong các loại hình văn học, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành nguồn cảm hứng đề giới văn nghệ sĩ sáng tác, tiêu biểu như các tác phẩm: Sáng tháng Năm, Bác ơi (Tố Hữu); Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên); Búp sen xanh và Cuộc chia li trên Bến Nhà Rồng (Sơn Tùng); Trông vời cố quốc (Hoàng Quảng Uyên)

+ Trong lĩnh vực nghệ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ đề lớn cho nhiều nhạc sĩ sáng tác, các nhà biên kịch xây dựng kịch bản và các nghệ sĩ biểu diễn phục vụ công chúng, đặc biệt vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, tiêu biểu như các bộ phim: Hẹn gặp lại Sài Gòn (Sơn Tùng viết, Long Văn đạo diễn); Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (kịch bản của Hữu Mai, Nguyễn Khắc Lợi đạo diễn)...

Luyện tập (trang 111)

Luyện tập 1 trang 111 Lịch Sử 12: Nêu hình thức nhân dân thế giới thể hiện sự tôn vinh đối với những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lời giải:

- Một số hình thức nhân dân thế giới thể hiện sự tôn vinh đối với những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

+ Thủ đô Mát-xcơ-va, các thành phố U-li-a-nốp-xcơ, Xanh-Pê-téc-bua và nhiều nơi khác ở Liên bang Nga có quảng trường, tượng đài, nhà lưu niệm... mang tên Hồ Chí Minh;

+ Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) có Di tích lưu niệm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh;

+ Thủ đô Mê-hi-cô (Mê-hi-cô) có tượng đài Hồ Chí Minh cùng dòng chữ “Tự do cho các dân tộc";

+ Thủ đô của các nước Cu-ba, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la và nhiều nơi khác có tượng đài hoặc đường phố mang tên Hồ Chí Minh,…

+ Tại một số quốc gia, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến và hoạt động đều có những công trình di tích tưởng niệm như:

▪ Khách sạn Ca-tơn (Anh) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc và hoạt động cuối năm 1913;

▪ Nhà số 9, Thủ đô Pa-ri (Pháp) - nơi Người ở và hoạt động cách mạng những năm 1921 - 1923;

▪ Nhà số 248 và 250 (trước là nhà số 13 và 13/1) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) - nơi Hồ Chí Minh mở các lớp đào tạo cán bộ (1925 - 1927);

▪ Khu di tích Hồ Chí Minh tại Liễu Châu, Quảng Tây (Trung Quốc), ...

Luyện tập 2 trang 111 Lịch Sử 12: Lập bảng thống kê những hình thức tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các địa phương Việt Nam hiện nay.

Lời giải:

Công trình

Địa điểm

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Bảo tàng Hồ Chí Minh

- Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

- Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

- Quân khu 5 (đường Duy Tân, thành phố Đà Nẵng),…

Đền thờ, nhà tưởng niệm,…

- Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Trà Vinh,…

Tượng đài Hồ Chí Minh

- Quảng Ninh, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An,…

 

Vận dụng (trang 111)

Vận dụng trang 111 Lịch Sử 12: Lập kế hoạch học tập một việc làm, đức tính tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trình bày cho thầy, cô cùng các bạn trong lớp được biết.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Kế hoạch rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập

- Mục tiêu: học tập tốt môn tiếng Anh

- Công việc em sẽ làm:

+ Học thêm từ vựng;

+ Rèn luyện, củng cố ngữ pháp;

+ Rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết

- Khó khăn, thách thức:

+ Từ vựng tiếng Anh rất phong phú, em không biết nên học từ gì? bắt đầu từ đâu?

+ Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của bản thân em còn yếu, em sẽ cảm thấy xấu hổ, ngại giao tiếp với người bản xứ.

- Một số biện pháp khắc phục:

+ Mua từ điển; học từ vựng theo từng chủ đề

+ Xem phim hoặc nghe nhạc tiếng Anh

+ Đọc truyện tranh song ngữ (Việt – Anh)

+ Gạt bỏ tâm lí xấu hổ, tự ti để học tập với thái độ chủ động, tích cực, cầu tiến…

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Bài 14. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Bài 15. Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc

Bài 16. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 16. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

1. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới

- Năm 1987, tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh-Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam”.

- Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống.... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại.

- Cùng với việc vinh danh của UNESCO, nhiều nước trên thế giới cũng có những hoạt động tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức.

+ Thủ đô Mát-xcơ-va, các thành phố U-li-a-nốp-xcơ, Xanh-Pê-téc-bua và nhiều nơi khác ở Liên bang Nga có quảng trường, tượng đài, nhà lưu niệm... mang tên Hồ Chí Minh;

+ Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) có Di tích lưu niệm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh;

+ Thủ đô Mê-hi-cô (Mê-hi-cô) có tượng đài Hồ Chí Minh cùng dòng chữ “Tự do cho các dân tộc";

+ Thủ đô của các nước Cu-ba, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la và nhiều nơi khác có tượng đài hoặc đường phố mang tên Hồ Chí Minh,..

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

2. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam

- Sinh ra và hoạt động trong thế kỉ XX, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo, đồng thời để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về tư tưởng, văn hoá.

- Sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những hình thức khác nhau, như:

+ Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Stac Việt Nam (khoá VI) đã quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn-Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Xây dựng công trình tưởng niệm

▪ Trên khắp cả nước, chính quyền và nhân dân các địa phương đã xây dựng nhiều công trình mang tên Hồ Chí Minh: bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống, quảng trường, tượng đài, khu di tích,...

▪ Nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo (trường học, học viện), đường phố, mang tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

+ Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học, nghệ thuật

▪ Trong các loại hình văn học, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành nguồn cảm hứng đề giới văn nghệ sĩ sáng tác, tiêu biểu như các tác phẩm: Sáng tháng Năm, Bác ơi (Tố Hữu); Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên); Búp sen xanh và Cuộc chia li trên Bến Nhà Rồng (Sơn Tùng); Trông vời cố quốc (Hoàng Quảng Uyên)

▪ Trong lĩnh vực nghệ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ đề lớn cho nhiều nhạc sĩ sáng tác, các nhà biên kịch xây dựng kịch bản và các nghệ sĩ biểu diễn phục vụ công chúng, đặc biệt vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, tiêu biểu như các bộ phim: Hẹn gặp lại Sài Gòn (Sơn Tùng viết, Long Văn đạo diễn); Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (kịch bản của Hữu Mai, Nguyễn Khắc Lợi đạo diễn)...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

 
Đánh giá

0

0 đánh giá