Rượu uống thường được làm từ nguyên liệu gạo, ngô, sắn, … Tìm hiểu cách làm rượu

165

Với giải bài tập Vận dụng 2 trang 116 Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 23: Ethylic alcohol chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 23: Ethylic alcohol

Vận dụng 2 trang 116 KHTN 9: Rượu uống thường được làm từ nguyên liệu gạo, ngô, sắn, … Tìm hiểu cách làm rượu uống từ một trong những nguyên liệu trên.

Trả lời:

Cách nấu rượu gạo truyền thống

* Nguyên liệu

- Gạo nếp/ gạo tẻ

- Bánh men

- Dụng cụ chưng cất, nấu rượu

* Quy trình sản xuất rượu gạo truyền thống

Bước 1: Nấu cơm rượu

- Ngâm gạo: Để nấu rượu, người ta sẽ phải tiến hành ngâm gạo khoảng 30 – 40 phút cho gạo mềm, nở tránh tình trạng vón cục khi tiến hành nấu.

- Nấu cơm rượu: Tiến hành nấu cơm rượu như cơm ăn bình thường. Người ta sẽ nấu cơm rượu chín đều, không nấu khô quá. Nên chọn tỷ lệ nước:gạo là 1:1 đều rất hợp lý.

Bước 2: Phối trộn men

- Sau đó, phần cơm rượu được để nguội xuống nhiệt độ khoảng từ 30 – 32 độ C. Người làm rượu sẽ cho men rượu vào phối trộn. Tùy theo kinh nghiệm cũng như cách thức nấu rượu truyền thống của từng người mà tỷ lệ cũng khác nhau. Trong đó, chỉ cần sai số, rượu thành phẩm cũng sẽ không được ngon và đảm bảo chất lượng.

Bước 3: Lên men, ủ cơm

- Loại bỏ lớp trấu, sau đó say nhuyễn hoặc đập nhuyễn men rượu. Khi cơm đã không còn nóng quá thì rắc men đều lên trên.

Lưu ý: Nên rắc men khi cơm còn ấm, không rắc khi cơm quá nóng hay quá nguội.

- Tiếp đến, người ta sẽ trộn đều để men phủ khắp hạt cơm. Để đều hơn thì người ta chia men thành 2 phần, một phần rắc lên 1 mặt, phần còn lại rắc lên mặt ngược lại.

- Sau khi cơm rượu được rắc men sẽ tiến hành ủ trong kho lạnh. Để đảm bảo nhiệt độ ổn định ở mức 20-25 độ C.

Bước 4: Chưng cất rượu

Sau thời gian lên men, rượu được đưa đi chưng cất. Sau đó, người ta có được 3 phần rượu khác nhau:

- Đợt đầu thu được rượu có nồng độ cồn từ 55 – 65 độ được gọi là rượu gốc. Rượu này có nhiều tác hại với sức khỏe nên không được sử dụng, dễ ngộ độc.

- Đợt sau thu được rượu có nồng độ cồn khoảng 35 – 45 độ. Và người nấu rượu thường lấy rượu này làm sản phẩm cung ứng cho người tiêu dùng.

- Phần rượu chưng cất còn lại được gọi là rượu cuối. Rượu này thấp độ có vị chua mùi không còn thơm nữa.

Bước 5: Khử độc tố và lão hóa rượu

- Nếu chỉ dùng máy lọc thông thường, thì chỉ lọc bỏ được tạp chất có trong rượu. Còn các độc tố muốn loại bỏ cần đưa qua tháp chưng luyện. Tháp chưng luyện có tác dụng bóc tách các độc tố ở các nhiệt độ bay hơi khác nhau như aldehyde, methanol… Đảm bảo rượu an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá