Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười | Kết nối tri thức

1.3 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười

Đọc: Đường quê Đồng Tháp Mười trang 66, 67

Nội dung chính Đường quê Đồng Tháp Mười: Cảnh đẹp Đồng Tháp Mười ấn tượng với thiên nhiên, con người sôi động, náo nức xen lẫn những giản dị, chất phác và đầy yêu thương.

Câu hỏi trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chia sẻ những điều em biết về vùng đất Đồng Tháp Mười.

Trả lời:

Những điều em biết về vùng đất Đồng Tháp Mười: Đây là vùng đất trong lãnh thổ phía Nam nước ta. Trong chiến tranh chống Pháp và chiến tranh Việt Nam, nơi đây là một trong những chiến khu quan trọng. Đồng Tháp Mười có hệ sinh thái rừng tràm rộng lớn, đồng cỏ ngập nước, nhiều loài sen – súng và thực vật thuỷ sinh trong đầm lầy, kênh rạch…

Văn bản: Đường quê Đồng Tháp Mười

Bông súng thả lồng đèn

Sáng bồng bềnh mặt nước

Cá lòng tong chạy trước

Dẫn đường về thăm ông.

Đường quê, sào vít cong

Xuồng lướt như tên bắn

Cò ở đâu giật mình

Bay lẫn vào mây trắng.

 

Lấm lem con trâu đầm

Chém cặp sừng loé nắng

Xình xịch thuyền đuôi tôm

Chở lúa vàng, rẽ sóng.

 

Kìa mấy búp sen hồng

Nối đầu thu, cuối hạ

Nước lớn sông Cửu Long

Chơi với sen nghiêng ngả.

 

Về xứ mười tầng tháp

Leo cầu trăm đốt tre

Ông đứng như bụt hiện

Chờ cháu cuối đường quê.

(Trần Quốc Toàn)

Đường quê Đồng Tháp Mười lớp 5 (trang 66, 67) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Ở khổ thơ đầu, đường về quê thú vị như thế nào qua cảm nhận của bạn nhỏ?

Trả lời:

Qua cảm nhận của bạn nhỏ, đường về quê thú vị qua các chi tiết: bông súng trên mặt nước như thả lồng đèn, sáng bồng bềnh; cá lòng tong dẫn đường.

Câu 2 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm những nét đẹp riêng của vùng Đồng Tháp Mười được miêu tả trong bài thơ.

– Về cảnh vật thiên nhiên

– Về cuộc sống con người

Trả lời:

Những nét đẹp riêng của vùng Đồng Tháp Mười được miêu tả trong bài thơ:

– Về cảnh vật thiên nhiên: đường quê, sào vít cong; xuồng lướt như tên bắn; thuyền đuôi tôm chở lúa rẽ sóng; búp sen hồng từ đầu thu tới cuối hạ; cầu trăm đốt tre.

– Về cuộc sống con người: ông như bụt, hiền lành.

Câu 3 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Những từ ngữ nào trong bài thơ gợi tả nhịp sống ở Đồng Tháp Mười rất sôi động, náo nức?

Trả lời:

Những từ ngữ trong bài thơ gợi tả nhịp sống ở Đồng Tháp Mười rất sôi động, náo nức: lướt như tên bắn; giật mình; chém cặp sừng; xình xịch; rẽ sóng; nước lớn; nghiêng ngả.

Câu 4 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Ở khổ thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói điều gì về quê hương mình?

Trả lời:

Ở khổ thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói về quê hương mình: quê hương đẹp và chất phác với những nét đẹp thôn quê: cầu tre, đường quê; bạn nhỏ yêu con người, yêu quê hương mình, nhìn quê hương như những gì nhẹ nhàng, hiền lành và tốt đẹp nhất.

Câu 5 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Những chi tiết, hình ảnh nào ở miền quê này gợi nhớ những câu chuyện cổ tích quen thuộc?

Trả lời:

Những chi tiết, hình ảnh ở miền quê này gợi nhớ những câu chuyện cổ tích quen thuộc: cá bơi như chạy; cầu trăm đốt tre; ông đứng như bụt.

* Học thuộc lòng bài thơ.

* Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Các từ ngữ dưới đây có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh vật?

Đường quê Đồng Tháp Mười lớp 5 (trang 66, 67) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Trong việc miêu tả cảnh vật, các từ ngữ dưới đây có nghĩa cụ thể là:

+ bồng bềnh: tả dáng chuyển động lên xuống nhẹ nhàng theo làn sóng, làn gió.

+ lấm lem: bị dính bẩn nhiều chỗ, thành những vết loang.

+ xình xịch: tiếng kêu trầm và phát ra đều đều liên tục như tiếng máy nổ.

+ nghiêng ngả: không giữ vững, ngả sang bên này rồi lại nghiêng sang bên kia liên tục.

Việc dùng các từ này trong miêu tả cảnh vật giúp việc miêu tả vừa uyển chuyển về âm thanh, vừa tả chính xác trạng thái của sự vật bằng các từ ngữ nhẹ nhàng, gợi hình gợi nghĩa cho người đọc suy ngẫm.

Câu 2 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm những hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài thơ. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

– Những hình ảnh so sánh trong bài thơ: xuồng lướt như tên bắn; cầu trăm đốt tre; ông đứng như bụt hiện.

– Những hình ảnh nhân hoá trong bài thơ: bông súng thả lồng đèn; cá lòng tong chạy, dẫn đường; cò giật mình bay đi; con trâu chém cặp sừng; nước sông Cửu Long chơi với sen.

Em thích hình ảnh cầu trăm đốt tre nhất. Vì khó có cây cầu nào dài tới trăm đốt được, sự miêu tả so sánh như vậy làm em thấy có lẽ cổ tích cũng có thể từ suy nghĩ bay bổng, trí tưởng tượng của con người mà thành.

Viết: Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 1) trang 68

Viết chương trình cho một trong những hoạt động dưới đây:

– Phát động phong trào xây dựng tủ sách của lớp.

– Lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15 tháng 5).

– Một hoạt động mà trường em sắp tổ chức.

Câu 1 trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chuẩn bị

– Chọn một hoạt động, xác định mục đích, thời gian, địa điểm.

– Liệt kê các hoạt động cụ thể và phân công người phụ trách.

– Dự kiến phương tiện, dụng cụ,... cần có.

Lưu ý: Ghi chép lại các nội dung đã chuẩn bị.

Trả lời:

Em chuẩn bị nội dung để viết chương trình hoạt động cho một trong các hoạt động bài gợi ý, sau đó ghi chép lại các nội dung đã chuẩn bị. 

Câu 2 trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết.

G:

Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 1) trang 68 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

* Viết chương trình cho hoạt động: Phát động phong trào xây dựng tủ sách của lớp.

Chương trình “Phát động phong trào xây dựng tủ sách của lớp”

(1) Mục đích

– Hưởng ứng thực hiện văn hoá đọc sách, nói lời hay làm việc tốt cho học sinh toàn trường và lớp học; tích cực học hỏi và làm điều hay, lẽ phải.

– Hạn chế thời gian theo dõi các thiết bị điện tử, chơi các trò chơi nguy hiểm; có thêm không gian vui chơi và học hỏi lẫn nhau. 

(2) Thời gian và địa điểm

– Thời gian: Từ 14 giờ 40 phút đến 17 giờ 10 phút ngày 05 tháng 05 năm 2025.

– Địa điểm: Phòng học lớp 4…. – Trường Tiểu học …………………..

(3) Chuẩn bị

 Xây dựng kế hoạch và họp bàn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp, các tổ trưởng, thành viên trong lớp – kết hợp cùng phụ huynh học sinh.

– Tìm nguồn đóng góp, ủng hộ sách cho tủ sách của lớp.

– Liên hệ đơn vị chịu trách nhiệm thi công, lắp đặt tủ sách cho lớp học chi phí hợp lí với tài chính, không gian lớp học.

– Xây dựng nội quy đọc sách: thời gian được đọc sách, quy tắc xếp và dọn dẹp tủ sách sau khi đọc xong; quy tắc phạt đền khi làm hỏng, rách, thất lạc sách;…

(4) Kế hoạch thực hiện

Thời gian

Nội dung

Người phụ trách

14 giờ 40 –

15 giờ 30

Học sinh di chuyển sang phòng khác, đơn vị thi công lắp đặt tủ sách

GVCN giám sát; đơn vị thi công thực hiện

15 giờ 30 –

16 giờ 40

Học sinh các tổ chia sách thành các loại sách, mục sách chủ đề khác nhau; xếp sách vào ngăn tủ; dán nội quy tủ sách; lau dọn và xếp lại đồ dùng trong lớp vào vị trí phù hợp.

GVCN, ban cán sự và các thành viên trong lớp

16 giờ 40 –

17 giờ 10

Chụp hình kỉ niệm và giới thiệu tủ sách; phổ biến nội quy tủ sách.

GVCN, ban cán sự và các thành viên trong lớp

 

 

Người lập chương trình

Kí và ghi rõ họ tên

 

 

* Viết chương trình cho hoạt động: Lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15 tháng 5).

Chương trình “Lễ kỉ niệm ngày thành lập
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15 tháng 5)”

(1) Mục đích

 Kỉ niệm và đánh dấu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thêm một tuổi thành lập; đội viên của đội có dịp bày tỏ tình cảm, tri ân, biết ơn tới hàng ngũ đội.

– Tổ chức hoạt động văn nghệ, vui chơi phù hợp với lứa tuổi; biết và hát các bài hát phù hợp với lứa tuổi, với Đội.

(2) Thời gian và địa điểm

– Thời gian: Từ 07 giờ 40 phút đến 9 giờ 10 phút ngày 25 tháng 03 năm 2025.

– Địa điểm: Sân trường Tiểu học …………………..

(3) Chuẩn bị

– Lập kế hoạch tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh; triệu tập nguồn lực giáo viên, học sinh tham gia tổ chức. 

– Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng.

– Chuẩn bị phóng sự, nội dung giới thiệu về Đội TNTP Hồ Chí Minh; báo cáo thành tích hoạt động Đội của trường tiểu học.

(4) Kế hoạch thực hiện

Thời gian

Nội dung

Người phụ trách

7 giờ 40 –

7 giờ 50

Ổn định học sinh, chuẩn bị vật chất, đồ dùng.

Ban giám hiệu, Tổng phụ trách, GVCN các lớp

7 giờ 50 –

8 giờ 50

Tổ chức Lễ kỉ niệm ngày thành lập
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Chào cờ; hát Quốc ca, Đội ca; Xem video phóng sự về ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh; Xem văn nghệ chào mừng; Trao thưởng cho các học sinh có thành tích rèn luyện tốt, phấn đấu là gương đội viên tiêu biểu của trường, lớp.

Tổng phụ trách, GVCN các lớp, học sinh

8 giờ 50 –

9 giờ 10

Kết thúc buổi lễ, tiến hành kê xếp bàn ghế, dọn dẹp sau buổi lễ; học sinh các lớp thu ghế và về lớp học.

Tổng phụ trách, GVCN các lớp

 

Người lập chương trình

Kí và ghi rõ họ tên

 

 

* Viết chương trình cho hoạt động: Một hoạt động mà trường em sắp tổ chức.

Chương trình “Tổ chức Hội chợ quê – Tết Nguyên Đán”

(1) Mục đích

– Là hoạt động trải nghiệm mới mẻ, thú vị giúp các em đội viên, nhi đồng có thêm hiểu biết về những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc. Từ đó thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc Việt, biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của con người Việt Nam.

– Bước đầu cho học sinh làm quen với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá với việc mua bán hàng tại các gian hàng chợ Tết: đồ uống, thức ăn, quà lưu niệm Tết.

– Tạo kỉ niệm đẹp về ngày Tết tại trường học với thầy cô, bạn bè.

(2) Thời gian và địa điểm

– Thời gian: Từ 07 giờ 40 phút đến 12 giờ 10 phút ngày 03 tháng 02 năm 2025.

– Địa điểm: Sân trường Tiểu học …………………..

(3) Chuẩn bị

– Phân công giáo viên vào từng bộ phận bán hàng, thu tiền, hỗ trợ chương trình trò chơi ngày Tết; dẫn chương trình.

– Kê bàn ghế ở mỗi gian hàng, trang trí các gian hàng; kê ghế đại biểu.

– Phân công và lên biểu giá bán hàng, mua hàng chuẩn bị làm thức ăn, đồ ăn vặt nhanh bày tại các gian hàng.

(4) Kế hoạch thực hiện

Thời gian

Nội dung

Người phụ trách

7 giờ 40 –

8 giờ 30

Ổn định học sinh theo lớp.

Học sinh lắng nghe phát biểu của lãnh đạo trường, giới thiệu ngày Tết cổ truyền: các hoạt động, lời chúc Tết, văn hoá trong ngày Tết.

Ban giám hiệu, thầy cô giáo chủ nhiệm

8 giờ 30 –

11 giờ 30

Học sinh tham gia các hoạt động theo từng khu vực:

+ Khu vực chơi các trò chơi cổ truyền ngày Tết: Ô ăn quan, kéo co, múa sạp, nhảy dây.

+ Khu vực mua bán hàng đồ ăn ngày Tết: bánh chưng, bánh tẻ, bánh nếp, nước uống, đồ ăn nhanh (xúc xích, thịt nướng, bánh gà).

Ban giám hiệu, thầy cô giáo chủ nhiệm

11 giờ 30 –

12 giờ 10

Tổ chức kiểm kê số tiền mua/ bán tại các gian hàng. Dọn dẹp và kê xếp đồ dùng vật chất.

Ban giám hiệu, thầy cô giáo chủ nhiệm.

 

Người lập chương trình

Kí và ghi rõ họ tên

 

Câu 3 trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc soát và chỉnh sửa.

a. Tự nhận xét bản chương trình em viết theo những yêu cầu dưới đây:

– Có đủ các mục của chương trình.

– Nội dung của từng mục được trình bày rõ ràng.

– Hình thức bản chương trình đúng yêu cầu, có bảng biểu.

b. Chỉnh sửa lỗi (nếu có).

Trả lời:

Em đọc soát và chỉnh sửa chương trình hoạt động mình viết theo các tiêu chí, yêu cầu sách gợi ý.

Đọc mở rộng trang 69

Câu 1 trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc 2 – 3 bài ca dao về di tích, lễ hội hoặc sản vật độc đáo ở một địa phương.

Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh hoạ đồ.

Cố đô rồi lại tân đô

Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.

(Ca dao)

Ai qua Bình Định đang trưa,

Dừng chân uống bát nước dừa Tam Quan

Ai về ăn ổi Đình Quang,

Ăn ớt Vĩnh Thạnh, ăn măng Truông Dài.

(Ca dao)

Mồng Bảy hội Khám, mỏng Tám hội Dâu

Mồng Chín đâu đâu trở về hội Gióng.

(Ca dao)

Trả lời:

Ca dao về di tích:

Dấu xưa di tích vẫn còn

Ngã ba Đồng Lộc dấu son một thời

                                        (Ngã ba Đồng Lộc)

Chín năm làm một Điện Biên,

Mười năm lịch sử làm nên cầu Ròn.

(Di tích Điện Biên)

Ca dao về lễ hội:

Tiếng đồn An Thái, Bình Khê

Nhiều tay võ sĩ có nghề tranh heo

                                        (Hội tranh heo)

Nhất vui là hội Trần Thương

Đủ đình đủ đám, thập phương tiếng đồn

                                        (Hội đền Trần Thương)

Ca dao về sản vật địa phương:

– Cam xã Đoài, xoài Bình Định.

– Cổng làng Tò, trâu bò làng Hệ.

– Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang.

– Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Cú.

Câu 2 trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Đọc mở rộng Bài 14 Tập 2 trang 69 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Dựa vào các câu chuyện gợi ý em đã đọc, em viết thông tin phù hợp vào phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 3 trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi với bạn về nội dung của một bài ca dao mà em đã đọc.

Trả lời:

Em trao đổi với bạn về nội dung một bài ca dao em đã đọc: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Đây là câu ca dao nhằm gợi nhớ người ta dù làm gì, đi đâu cũng phải khắc nhớ ngày giỗ của vua Hùng Vương. Vua Hùng đã có công dựng nước, xây nên cơ đồ đất nước như ngày nay. Nhớ ngày giỗ vua Hùng là biết uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa với người đi trước. Em thấy bài ca dao này thật ý nghĩa và sâu sắc.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm hiểu thêm các thông tin về Đồng Tháp Mười hoặc về quê hương em (đặc điểm địa lí, cảnh sắc, di tích, lễ hội, sản vật,...).

Trả lời:

Tìm hiểu về quê hương em tại Hà Nội: Hà Nội là một vùng nằm ở ven sông Hồng, phía Đông Bắc của miền Bắc nước ta. Đây là nơi có đặc điểm địa lí tốt, tương đối bằng phẳng, gần với sông Hồng thuận lợi canh tác và phát triển. Nơi đây có văn hoá giao lưu từ các khu vực, các nước nhộn nhịp. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, còn lưu giữ các kiến trúc nổi tiếng hàng ngàn năm tuổi, di tích và dấu ấn của thời xưa gắn với nhiều truyền thuyết: Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, Khu phố cổ Hà Nội,

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 13: Đàn t'rưng – tiếng ca đại ngàn

Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười

Bài 15: Xuồng ba lá quê tôi

Bài 16: Về thăm Đất Mũi

Phần 1: Ôn tập

Phần 2: Đánh giá giữa học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá