Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 16: Về thăm Đất Mũi sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 16: Về thăm Đất Mũi
Đọc: Về thăm Đất Mũi trang 73, 74
Nội dung chính Về thăm Đất Mũi: Đất Mũi Cà Mau là nơi địa đầu Tổ quốc. Vùng đất này là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam. Thu vào trong vùng đất những vẻ đẹp trù phú, rạng ngời và khả năng tự bồi đắp, làm đất nước mình lớn mãi kì diệu của Đất Mũi Cà Mau.
Câu hỏi trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Từ tên gọi Đất Mũi và tranh minh hoạ, nêu cảm nhận của em về vùng đất này.
Trả lời:
Từ tên gọi Đất Mũi và tranh minh hoạ, em thấy vùng đất này là nơi tận cùng của Tổ quốc, nơi có những mỏm đất nhô ra cuối cùng đất nước. Vùng đất này có lẽ sẽ khắc nghiệt và luôn đứng trước những nguy hiểm rình rập. Em dự đoán con người ở nơi đây cũng có cuộc sống bươn chải, vất vả.
Văn bản: Về thăm Đất Mũi
Về đây nghe đất thở Phập phồng trước bình minh Về đây trông đước chạy Những bước chân ngập sình.
Gặp ngọn gió châu thổ Đang mở hội trên đồng Ca bài ca mở cõi Của bao đời cha ông.
Ngút ngàn rừng mắm, đước Xanh đến tận vô cùng Phù sa như dòng sữa Nuôi đất rừng Năm Căn. |
Rễ mắm thì ăn lên Rễ đước thì cắm xuống Bền bỉ suốt ngày đêm Trong tình yêu của đất.
Nơi đây biển gặp rừng Đất và trời gắn lại Cho bãi bồi vươn xa Đất nước mình lớn mãi.
Lần đầu về Đất Mũi Như về với nhà mình Nơi địa đầu Tổ quốc Rạng ngời ánh bình minh! (Hoài Anh) |
* Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cây cối ở Đất Mũi.
Trả lời:
Những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cây cối ở Đất Mũi: đước chạy ngập sình; rừng mắm đước xanh đến vô cùng; rễ mắm ăn lên, rễ đước cắm xuống.
Câu 2 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Những hình ảnh thiên nhiên ở Đất Mũi (gió, biển, đất trời,...) được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Những hình ảnh thiên nhiên ở Đất Mũi được miêu tả:
+ gió: mở hội trên đồng, ca bài ca mở cõi của cha ông bao đời.
+ biển: biển gặp rừng, bài bồi vươn xa, phù sa như dòng sữa.
+ đất trời: đất thở phập phồng; đất và trời gần lại, đất nước lớn mãi; nơi địa đầu Tổ quốc.
Câu 3 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Hai dòng thơ “Nơi địa đầu Tổ quốc/ Rạng ngời ánh bình minh!” gợi cho em suy nghĩ gì về Đất Mũi?
Trả lời:
Hai dòng thơ “Nơi địa đầu Tổ quốc/ Rạng ngời ánh bình minh!” gợi cho em suy nghĩ về Đất Mũi: là nơi đất xa nhất, đầu tiên của Tổ quốc. Tại đây được thấy ánh bình minh rõ nhất, nơi đây được nhìn đất trời rộng rãi nhất, ánh bình minh đầu tiên chiếu lên vùng địa đầu là ánh bình minh tươi rói và rạng ngời hạnh phúc.
Câu 4 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Theo em, vì sao “lần đầu về Đất Mũi” tác giả lại có cảm giác “như về với nhà mình”?
Trả lời:
Theo em, “lần đầu về Đất Mũi” tác giả lại có cảm giác “như về với nhà mình” vì tác giả coi nơi đâu trên Tổ quốc cũng là quê hương. Được đặt chân lên mặt đất lãnh thổ, được nhìn ngắm bầu trời và vùng biển Việt Nam là tác giả đều coi là nhà. Tác giả là người yêu quê hương và trân trọng những giá trị thuộc về đất nước mình.
Câu 5 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào bài đọc, em hãy giới thiệu Đất Mũi Cà Mau với bạn bè.
Trả lời:
Dựa vào bài đọc, em giới thiệu Đất Mũi Cà Mau với bạn bè:
– Vị trí: Đất Mũi Cà Mau là nơi địa đầu của Tổ quốc, là nơi xa nhất có thể tới khi đi đến tận cùng nước ta.
– Vẻ đẹp tự nhiên: Nơi đây chủ yếu có thực vật là cây mắm và cây đước trong các sình lầy; rừng cây rất phát triển và được duy trì, bảo tồn tốt. Nơi đây có lượng phù sa trù phú bồi đắp cho khu rừng. Đất Mũi Cà Mau có nhiều gió, vùng đất này sát với biển, những bãi bồi của đất cứ bồi đắp giúp vùng đất này càng nhô ra thêm, có thể làm lãnh thổ khu vực rộng thêm.
* Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Khổ đầu của bài thơ Về thăm Đất Mũi sử dụng biện pháp so sánh hay nhân hoá? Nêu tác dụng của biện pháp đó trong việc miêu tả cảnh vật.
Trả lời:
Khổ đầu của bài thơ Về thăm Đất Mũi sử dụng biện pháp nhân hoá (đất thở phập phồng, đước chạy bước chân ngập sình).
Tác dụng của biện pháp nhân hoá trong việc miêu tả cảnh vật: làm cảnh vật có hồn, có tình cảm như con người, gần gũi với người. Đồng thời giải thích lí thú những hiện tượng tự nhiên: sình lầy có những phần đất nhô lên ngụp xuống, những cây đước rễ đâm xuống như bước chân chạy trong sình.
Câu 2 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong khổ thơ dưới đây và đặt câu với mỗi từ tìm được.
Lần đầu về Đất Mũi
Như về với nhà mình
Nơi địa đầu Tổ quốc
Rạng ngời ánh bình minh!
Trả lời:
– Từ đồng nghĩa với Tổ quốc là: đất nước, non sông, quốc gia.
+ Đất nước ta có truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
+ Non sông Việt Nam gắn liền với những trận đánh oai hùng, bảo vệ bờ cõi.
+ Việt Nam là một quốc gia dân chủ, bình đẳng và hạnh phúc.
– Từ đồng nghĩa với rạng ngời là: rực rỡ, sáng loà.
+ Ánh nắng ban mai chiếu sáng rực rỡ khắp nơi nơi.
+ Mẹ em bật đèn pin sáng loà.
Viết: Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 2) trang 75
Viết chương trình cho 1 trong 2 hoạt động dưới đây: – Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. – Tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11). |
Câu 1 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chuẩn bị.
– Chọn một hoạt động theo yêu cầu của đề bài.
– Xác định nội dung từng mục cho bản chương trình hoạt động.
– Dự kiến những công việc cụ thể. Ví dụ:
+ Hoạt động quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt có thể gồm những việc như: quyên góp sách vở, đồ dùng, quần áo; phân loại, đóng gói;…
+ Hoạt động tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
(20 tháng 11) có thể gồm những việc như: phân công các bạn tập luyện những tiết mục dự kiến biểu diễn, chuẩn bị trang phục biểu diễn,...
– Lập bảng kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ.
Trả lời:
– Em chọn một hoạt động trong số hai hoạt động đề bài yêu cầu.
– Xác định nội dung và dự kiến những công việc cụ thể từng mục cho bản chương trình hoạt động rồi lập bảng kế hoạch:
+ Hoạt động quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt có thể gồm những việc như: quyên góp sách vở, đồ dùng, quần áo; phân loại, đóng gói;…
+ Hoạt động tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
(20 tháng 11) có thể gồm những việc như: phân công các bạn tập luyện những tiết mục dự kiến biểu diễn, chuẩn bị trang phục biểu diễn,...
Câu 2 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết.
– Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, viết chương trình hoạt động theo các mục đã được hướng dẫn trong hoạt động Viết ở Bài 13.
– Lập bảng biểu phù hợp.
Trả lời:
* Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt.
Chương trình “Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt” (1) Mục đích – Phát huy tinh thần lá lành đùm lá rách, đoàn kết san sẻ trong lúc hoạn nạn khó khăn, giúp đỡ lẫn nhau của đồng bào Việt Nam. – Khắc phục trước mắt những hậu quả để lại của đồng bào vùng lũ lụt do thiên tai gây ra, ổn định tạm thời các nhu yếu phẩm cơ bản, cấp thiết. (2) Thời gian và địa điểm – Thời gian: Từ 07 giờ 40 phút đến 12 giờ 10 phút ngày 14 tháng 05 năm 2025. – Địa điểm: Phòng Hội đồng – Trường Tiểu học ………………….. (3) Chuẩn bị – Thông báo cho giáo viên, học sinh các lớp mang sách vở cũ, quần áo cũ,… rồi phân loại, đóng gói theo tập thể lớp. Bên ngoài các kiện hàng ủng hộ có đánh dấu tên lớp để thuận tiện kiểm kê, báo cáo. – Giáo viên chủ nhiệm phụ trách tập hợp đầu mối các nguồn quyên góp của lớp mình, gửi về phòng Hội đồng trường trong thời gian quy định. – Phân công giáo viên Tổng phụ trách liên hệ với UBND địa phương nơi có lũ lụt để thông tin việc quyên góp và gửi quyên góp địa chỉ theo đường bưu điện. – Hoàn tất báo cáo về việc quyên góp và công bố tới các lớp, toàn trường. (4) Kế hoạch thực hiện
Người lập chương trình Kí và ghi rõ họ tên
|
* Tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11).
Chương trình “Tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11)” (1) Mục đích – Chào mừng kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; tạo cơ hội để học sinh bày tỏ lòng biết ơn, tri ân, yêu mến tới thầy cô giáo trong nhà trường; góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tình cảm, tinh thần cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường. – Xây dựng và ươm mầm tài năng âm nhạc, văn hoá văn nghệ; tìm hiểu các bài hát xây dựng truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhớ công lao người dạy dỗ; tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa tập thể học sinh, giáo viên. (2) Thời gian và địa điểm – Thời gian: Từ 7 giờ 40 phút đến 12 giờ 10 phút ngày 17 tháng 05 năm 2025. – Địa điểm: Sân trường – Trường Tiểu học ………………….. (3) Chuẩn bị – Lên kế hoạch thông báo và phát động chương trình hội diễn văn nghệ. – Các lớp giới thiệu học sinh có tố chất, nguyện vọng tham gia hội diễn văn nghệ, tổ chức thành lập đội văn nghệ theo khối. Tiến hành tập luyện trước thời gian diễn ra chương trình khoảng 1 tháng. Có thể đăng kí văn phòng Đội mượn loa, đài, micro và sân khấu để tập diễn. – Đội văn nghệ của khối tự kê khai, tự thuê đồ (có hoá đơn, chứng từ thuê đồ, biểu giá cho từng món đồ thuê) rồi gửi văn phòng Đội để được hoàn phí, hỗ trợ thuê đồ cho các khối. Nguồn trích từ quỹ Đội. (4) Kế hoạch thực hiện
Người lập chương trình Kí và ghi rõ họ tên
|
Câu 3 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc soát và chỉnh sửa lỗi (nếu có).
Trả lời:
Em đọc soát và chỉnh sửa lỗi (nếu có) trong bản chương trình hoạt động mình đã viết.
Nói và nghe: Sản vật địa phương trang 75, 76
Yêu cầu: Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương
Câu 1 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chuẩn bị.
– Chọn sản vật để giới thiệu.
+ Món ăn của một địa phương (phở Hà Nội, bún bò Huế, mì Quảng, cơm tấm Sài Gòn, lẩu mắm U Minh,...).
+ Nhạc cụ, trang phục truyền thống ở các vùng miền.
+ Sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
– Tìm thông tin để giới thiệu về sản vật (có thể tìm đọc sách báo in, tài liệu trên mạng
in-tơ-nét, phim ảnh,...).
G:
+ Sản vật có tên gọi là gì?
+ Sản vật đó có ở địa phương nào?
+ Sản vật có đặc điểm gì độc đảo?
+ Sản vật đó được sử dụng như thế nào?
– Sưu tầm tranh ảnh, video,... dùng để minh hoạ khi giới thiệu.
Trả lời:
Em giới thiệu về sản vật có tên gọi là: phở Hà Nội. Sản vật này có ở địa phương Hà Nội. Cũng là phở nhưng phở Hà Nội có hương vị độc đáo nhờ nước dùng có vị ngọt thanh, trong vắt được ninh từ xương của trâu hoặc bò. Khi ăn kèm hành lá, giấm ớt, rau xanh, ớt trưng,… tạo nên hương vị phở hoàn hảo, không nơi đâu có được. Phở dùng ăn liền trực tiếp, ăn khi còn nóng và tra thêm gia vị.
Câu 2 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trình bày.
G:
– Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về sản vật và địa phương có sản vật do theo nội dung đã chuẩn bị.
– Khi nói, em cần kết hợp thể hiện tình cảm, cảm xúc qua giọng nói, cử chỉ, diệu bộ,.. sử dụng tranh ảnh, video,... để bài giới thiệu thêm sinh động.
– Khi bạn trình bày, em cần lắng nghe để ghi lại những thông tin thú vị; chuẩn bị câu hỏi và ý kiến để tham gia trao đổi, góp ý.
Trả lời:
Dựa vào nội dung chuẩn bị, em đóng vai là hướng dẫn viên giới thiệu về sản vật và địa phương có sản vật do theo nội dung đã chuẩn bị; chú ý kết hợp tình cảm, cảm xúc qua giọng nói, cử chỉ, diệu bộ,.. sử dụng tranh ảnh, video,... để bài giới thiệu thêm sinh động.
Câu 3 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi, góp ý.
Trả lời:
Em trao đổi và góp ý với các bạn trong lớp về nội dung bài thuyết trình của mình và của các bạn theo gợi ý trong sách giáo khoa.
* Vận dụng
Câu hỏi trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ của một dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam.
Trả lời:
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Phần 2: Đánh giá giữa học kì 2
Bài 18: Người thầy của muôn đời