Hiểu được tác hại của nước cứng với sản xuất, có thể đề xuất được hoá chất phù hợp để làm mềm nước cứng

64

Với giải Em có thể trang 125 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA

Em có thể trang 125 Hóa học 12: Hiểu được tác hại của nước cứng với sản xuất, có thể đề xuất được hoá chất phù hợp để làm mềm nước cứng.

Lời giải:

Nước cứng ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động trong sản xuất. Một số ví dụ về tác hại của nước cứng:

- Nồi hơi dễ bị đóng cặn gây tốn nhiên liệu và không an toàn.

- Đường ống dẫn nước dễ bị đóng cặn làm giảm lưu lượng nước hoặc tắc đường ống.

Một số hoá chất để làm mềnm nước cứng: dung dịch chứa ion CO32 hoặc PO43...

Lý thuyết Nước cứng

1. Khái niệm, phân loại

a) Khái niệm

- Nước trong tự nhiên như nước mặt (nước sông, suối, ao hồ,…) và nước ngầm thường hòa tan muối của nhiều ion kim loại như Ca2+, Mg2+,…

- Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.

b) Phân loại

 Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 1)

2. Tác hại của nước cứng

- Nồi hơi dễ bị đóng cặn gây tốn nhiên liệu và không an toàn.

- Đường ống dẫn nước dễ bị đóng cặn làm giảm lưu lượng nước hoặc tắc đường ống.

- Giặt bằng xà phòng sẽ tạo ra muối ít tan bám vào quần áo, xà phòng tạo ít bọt, tốn xà phòng, quần áo mau hỏng.

- Nấu ăn bằng nước cứng làm cho thực phẩm lâu chín, giảm mùi vị.

3. Làm mềm nước cứng

- Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các cation Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng.

a) Phương pháp kết tủa

b) Phương pháp trao đổi ion.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá