Giải SGK Hóa 12 Bài 27 (Kết nối tri thức): Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

1.8 K

Lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Mở đầu trang 128 Hóa học 12: Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và hợp kim của chúng được sử dụng phổ biến làm vật liệu chế tạo dụng cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện giao thông, …

Các ứng dụng này dựa trên tính chất nào của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?

Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và hợp kim của chúng được sử dụng phổ biến

Lời giải:

Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và hợp kim của chúng được sử dụng phổ biến làm vật liệu chế tạo dụng cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện giao thông, …

Các ứng dụng này dựa trên các tính chất sau:

+ Kim loại chuyển tiếp khó nóng chảy, đặc biệt là vanadium, chromium và cobalt.

+ Kim loại chuyển tiếp có độ cứng khá cao, chromium là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại.

+ Các kim loại chuyển tiếp thường là kim loại nặng.

+ Độ dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại chuyển tiếp tương đối tốt, điển hình là đồng.

Hoạt động trang 129 Hóa học 12: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất được cho trong bảng sau:

Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất được cho trong bảng sau

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc khối s, p, d hay f?

2. Nhận xét chung về cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất về:

a) Đặc điểm giống nhau và khác nhau trong cấu hình electron nguyên tử.

b) Sự biến đổi số electron trên phân lớp 3d và 4s.

Lời giải:

1. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc khối d.

2.

a) Đặc điểm giống nhau và khác nhau trong cấu hình electron nguyên tử.

+ Giống nhau: Đều có 4 lớp electron; cấu hình electron trong nguyên tử của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có lớp vỏ bên trong của khí hiếm Ar.

+ Khác nhau: Số electron hoá trị của nguyên tử các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất là khác nhau.

b) Sự biến đổi số electron trên phân lớp 3d và 4s: Số electron trên phân lớp 3d tăng dần từ 1 (ở Sc) đến 10 (ở Cu). Trong khi đó, trên phân lớp 4s, số electron thường bằng 2 (trừ Cr và Cu).

Câu hỏi 1 trang 129 Hóa học 12: Đặc điểm cấu hình electron nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có gì khác biệt với nhóm IA và IIA trong cùng chu kì?

Lời giải:

So với nhóm IA và IIA trong cùng chu kì, cấu hình electron nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có phân lớp 3d.

Hoạt động trang 130 Hóa học 12: Một số thông số vật lí của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất được trình bày ở Bảng 27.2.

Một số thông số vật lí của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất được trình bày ở Bảng 27.2

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Trong số các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất, hãy chỉ ra:

a) Các kim loại khó nóng chảy hơn Be. Biết nhiệt độ nóng chảy của Be là 1 287 °C.

b) Các kim loại nặng (D ≥ 5 g/cm3).

2.

a) Tra cứu Bảng 24.2, Bảng 25. 2 và Bảng 27.2 để hoàn thành các thông số vật lí của K, Ca, Fe, Cu vào vở theo mẫu bảng sau:

Một số thông số vật lí của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất được trình bày ở Bảng 27.2

b) So sánh sự khác biệt về các thông số vật lí trên giữa Fe, Cu (kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất) với K, Ca (kim loại họ s).

Lời giải:

1. Trong số các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất:

a) Các kim loại khó nóng chảy hơn Be là Sc, Ti, V, Cr, Fe, Co, Ni.

b) Các kim loại nặng (D ≥ 5 g/cm3) là: V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu.

2.

a)

Kim loại

K

Ca

Fe

Cu

Nhiệt độ nóng chảy (oC)

63,4

842

1535

1084

Khối lượng riêng (g/cm3)

0,89

1,55

7,86

8,96

Độ dẫn điện ở 20oC (Hg = 1)

13,3

28,5

10

57,1

Độ cứng (kim cương = 10)

0,4

1,75

4

3

b)

- Các kim loại chuyển tiếp Fe, Cu có nhiệt độ nóng chảy cao hơn, khối lượng riêng lớn hơn, độ cứng lớn hơn các kim loại K, Ca.

- Về độ dẫn điện: Fe dẫn điện kém hơn K, Ca nhưng Cu dẫn điện tốt hơn K và Ca nhiều lần.

Hoạt động trang 131 Hóa học 12: Xác định số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố chromium và manganese trong các dãy chất sau:

- Cr2O3, CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7.

- MnO, MnO2, K2MnO4, KMnO4.

Lời giải:

 Cr+32O3, Cr+6O3, K2Cr+6O4, K2Cr+62O7. Mn+2O, Mn+4O2, K2Mn+6O4, KMn+7O4.

Câu hỏi 2 trang 132 Hóa học 12: Từ cấu hình electron ở Bảng 27.1, xác định cấu hình electron của các ion kim loại sau: Cr3+, Mn2+, Cu2+.

Lời giải:

Ion

Cr3+

Mn2+

Cu2+

Cấu hình electron

[Ar]3d3

[Ar]3d5

[Ar]3d9

 

Hoạt động thí nghiệm trang 132 Hóa học 12: Xác định hàm lượng muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím

Chuẩn bị:

Hoá chất: các dung dịch: KMnO4 0,02 M, H2SO4 10%, FeSO4 có nồng độ khoảng 0,10 M.

Dụng cụ: pipette 5 mL, burette 25 mL, bình tam giác 100 mL, ống đong 10 mL, bình tia nước cất, giá đỡ, kẹp càng cua.

Tiến hành:

- Dùng pipette lấy 5,0 mL dung dịch FeSO4 cho vào bình tam giác; thêm tiếp khoảng 5 mL dung dịch H2SO4 10% (lấy bằng ống đong).

- Cho dung dịch KMnO4 vào burette, điều chỉnh thể tích dung dịch trong burette về mức 0.

- Mở khoá burette, nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4 xuống bình tam giác, lắc đều. Ban đầu dung dịch trong bình tam giác xuất hiện màu hồng rồi mất màu.

Tiếp tục chuẩn độ đến khi màu hồng tồn tại bền trong khoảng 20 giây thì dừng chuẩn độ.

- Ghi lại thể tích dung dịch KMnO4 đã dùng.

Tiến hành chuẩn độ 3 lần, ghi số liệu vào vở và xử lí số liệu theo mẫu bảng sau:

Xác định hàm lượng muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím trang 132 Hóa học 12

Lưu ý: Trong quá trình chuẩn độ, ban đầu thuốc tím mất màu chậm, sau đó mất màu nhanh.

Lời giải:

Học sinh tiến hành thí nghiệm và ghi số liệu vào bảng.

Tham khảo bảng sau:

Xác định hàm lượng muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím trang 132 Hóa học 12

Giải thích:

Bảo toàn electron:

Xác định hàm lượng muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím trang 132 Hóa học 12

Hoạt động thí nghiệm trang 133 Hóa học 12: Kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt: Cu2+, Fe3+

Chuẩn bị:

Hoá chất: các dung dịch: FeCl3 1 M, CuSO4 1 M, NaOH 1 M.

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm.

Tiến hành:

- Cho khoảng 2 mL dung dịch FeCl3 1 M vào ống nghiệm (1) và khoảng 2 mL dung dịch CuSO4 1 M vào ống nghiệm (2).

- Thêm tiếp vào mỗi ống nghiệm khoảng 2 – 3 giọt dung dịch NaOH 1 M, lắc nhẹ.

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Cho biết màu sắc của các kết tủa tạo thành trong mỗi ống nghiệm.

2. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong mỗi ống nghiệm.

Lời giải:

1. Màu sắc các kết tủa trong ống nghiệm:

+ Ống nghiệm 1: Xuất hiện kết tủa nâu đỏ.

+ Ống nghiệm 2: Xuất hiện kết tủa xanh.

2. Các phương trình hoá học xảy ra:

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

I. Đơn chất kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử

- Các nguyên tố từ Sc (Z=21) đến Cu (Z = 29) được gọi là nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất.

- Đặc điểm cấu hình electron trong nguyên tử của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có lớp vỏ bên trong của khí hiếm Ar.

- Số electron trên phân lớp 3d tăng dầu từ 1 đến 10. Trong khi đó trên phân lớp 4s, số electron thường bằng 2.

- Nguyên tử của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiều electron hóa trị thuộc phân lớp 3d và 4s nên kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thường tạo thành các hợp chất với nhiều số oxi hóa khác nhau.

2. Tính chất vật lí và ứng dụng của kim loại chuyển tiếp.

 Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 2)

II. Hợp chất của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

1. Số oxi hóa của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trong hợp chất.

- Do có nhiều electron hóa trị (ở phân lớp 4s và 3d) nên các nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất có khả năng tạo ra các hợp chất với nhiều trạng thái oxi hóa khác nhau.

 Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 1)

- Khi tham gia phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất ưu tiên nhường electron ở phân lớp 4s trước rồi đến electron ở phân lớp 3d, tạo thành các cation tương ứng.

2. Màu sắc của các ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Các ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có màu sắc phong phú.

3. Chuẩn độ iron(II) sulfate bằng thuốc tím

- Trong phòng thí nghiệm, nồng độ iron(II) sulfate có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch thuốc tím trong môi trường sulfuric theo phương trình hóa học

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

4. Nhận biết một số ion kim loại chuyển tiếp

Trong hóa học, các ion kim loại chuyển tiếp thường được nhận biết dựa vào màu sắc đặc trưng của ion, của hợp chất ít tan hoặc của phức chất tương ứng.

Sơ đồ tư duy Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 25. Nguyên tố nhóm IIA

Bài 26. Ôn tập chương 7

Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Bài 28. Sơ lược về phức chất

Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất

Bài 30. Ôn tập chương 8

 
Đánh giá

0

0 đánh giá