Lithium, sodium, potassium tác dụng với nước, chlorine, oxygen

110

Với giải Hoạt động trang 111 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 24: Nguyên tố nhóm IA giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 24: Nguyên tố nhóm IA

Hoạt động trang 111 Hóa học 12: Lithium, sodium, potassium tác dụng với nước, chlorine, oxygen

Ba thí nghiệm về phản ứng của lithium, sodium, potassium với nước, chlorine, oxygen đã được thực hiện và quan sát thấy các hiện tượng như được mô tả dưới đây:

Hoá chất: kim loại lithium, sodium, potassium, nước.

Dụng cụ: 3 bình tam giác đựng khí oxygen, 3 bình tam giác đựng khí chlorine, 3 chậu thuỷ tinh, muôi sắt, dao, kẹp sắt.

Thí nghiệm 1: Tác dụng với nước

Tiến hành:

Cho mỗi mẩu kim loại vào một chậu thuỷ tinh chứa nước, hiện tượng xảy ra được ghi lại ở Bảng 24.3.

Lithium, sodium, potassium tác dụng với nước, chlorine, oxygen trang 111 Hóa học 12

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. So sánh mức độ phản ứng của Li, Na, K với nước.

2. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. Nêu cách nhận biết môi trường của các dung dịch sau phản ứng.

Thí nghiệm 2: Tác dụng với chlorine

Tiến hành:

Cho mỗi mẩu kim loại Li, Na, K vào một muôi sắt, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nóng chảy, rồi đưa nhanh vào bình đựng khí chlorine.

Hiện tượng xảy ra như sau: Các kim loại bốc cháy với mức độ tăng dần từ Li đến K. Thực hiện yêu cầu sau:

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Thí nghiệm 3: Tác dụng với oxygen

Tiến hành:

Cho mỗi mẩu kim loại Li, Na, K vào một muôi sắt, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nóng chảy rồi đưa nhanh vào lọ đựng khí oxygen.

Hiện tượng xảy ra như sau: Các kim loại bốc cháy với mức độ tăng dần từ Li đến K.

Thực hiện yêu cầu sau:

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Lời giải:

1. Các kim loại kiềm phản ứng mạnh với nước, mức độ phản ứng tăng dần theo chiều: Li, Na, K.

2. Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra:

2Li + 2H2O → 2LiOH + H2

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Để nhận biết môi trường của các dung dịch sau phản ứng có thể dùng các chất chỉ thị như quỳ tím, phenolphthalein.

Thí nghiệm 2:

Các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra:

Lithium, sodium, potassium tác dụng với nước, chlorine, oxygen trang 111 Hóa học 12

Thí nghiệm 3:

Các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra:

Lithium, sodium, potassium tác dụng với nước, chlorine, oxygen trang 111 Hóa học 12

Lý thuyết Đơn chất nhóm IA

1. Đặc điểm chung

- Nguyên tố nhóm IA là những nguyên tố s, chỉ có 1electron hóa trị ở phân lớp ns1 và đứng đầu mỗi chu kì tương ứng. Kim loai IA có thế điện cực chuẩn EM+/Morất nhỏ, nên dễ tách electron hóa trị ra khỏi ngyên tử. Vì vậy, trong các phản ứng hóa học, chúng dễ nhường 1 electron, thể hiện tính khử rất mạnh

- Trong hợp chất, nguyên tử kim loại nhóm IA chỉ thể hiện số oxi hóa +1

2. Trạng thái tự nhiên

Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất (chủ yếu là dạng muối). Sodium và potassium là hai nguyên tố phổ biến trong vỏ Trái Đất, có nhiều trong nước biển, mỏ muối, quặng halite (NaCl), quặng sylvinite (NaCl.KCl)

3. Tính chất vật lí

a) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi

- Trong nhóm IA, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs

- Các kim loại nhosm IA đều dễ nóng chảy và có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với các kim loại nhóm khác.

b) Khối lượng riêng

Các kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ (đều là kim loại nhẹ) do có bán kính nguyên tử lớn và cấu trúc tính thể kém đặc khít

c) Độ cứng

Do có liên kết kim loại yếu nên các kim loại nhóm IA có độ cứng thấp (đều mềm, có thể cắt bằng dao, kéo)

4. Tính chất hóa học

- Kim loại kiềm là những kim loại hoạt động hóa học mạnh, có tính khử mạnh và tính khử tăng dần từ Li đến Cs

- Các kim loại kiềm có thế điện cực chuẩn rất âm, do đó chúng đều phản ứng với nước ở điều kiện thường với mức độ tăng dần từ Li đến Cs.

5. Bảo quản

Các kim loại nhóm IA được bảo quản trong dầu hỏa, trong chân không hoặc trong khí hiếm.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá