Giáo án Hóa 12 Bài 17 (Chân trời sáng tạo 2024): Nguyên tố nhóm IA

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Hóa học lớp 12 Bài 17: Nguyên tố nhóm IA sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Hóa 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Hóa học 12 Bài 17: Nguyên tố nhóm IA

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tính chất vật lí, tính chất hoá học, trạng thái tồn tại của nguyên tố hay các hợp chất nhóm IA trong tự nhiên.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về xu hướng biến đổi tính chất vật lí, tính chất hoá học hay các ứng dụng phổ biến của các hợp chất nhóm IA; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

2. Năng lực hoá học

- Nhận thức hoá học: Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA; Nêu được xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của kim loại nhóm IA; Giải thích được nguyên nhân khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp của kim loại nhóm IA; Giải thích được nguyên nhân kim loại nhóm IA có tính khử mạnh hơn so với các nhóm kim loại khác; Nêu được khả năng tan trong nước của các hợp chất nhóm IA; Trình bày được quá trình điện phân dung dịch sodium chloride và các sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine – kiềm.

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Thông qua mô tả thí nghiệm (hoặc quan sát qua video), nêu được mức độ phản ứng tăng dần từ lithium, sodium, potassium khi chúng phản ứng với nước, chlorine và oxygen; Thực hiện được thí nghiệm (hoặc qua quan sát video thí nghiệm) phân biệt các ion Li+, Na+, K+ bằng màu ngọn lửa.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được trạng thái tồn tại của nguyên tố nhóm IA trong tự nhiên; Trình bày được cách bảo quản kim loại nhóm IA; Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của sodium chloride; Giải thích được các ứng dụng phổ biến của sodium hydrogencarbonate, sodium carbonate và phương pháp Solvay sản xuất soda; Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống như các ứng dụng của NaCl trong các lĩnh vực; Đề xuất cách tốt nhất để bảo quản bột giặt, ...

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.

Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Dụng cụ: Máy chiếu, laptop.

- Giấy khổ lớn hoặc bảng để HS hoạt động nhóm.

- Bảng câu hỏi và mảnh ghép.

- Phiếu học tập, phiếu đánh giá HS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu

- Xác định được nội dung sẽ học trong bài là kim loạinhóm IA, qua đó thấy được vai trò của kim loại nhóm IA và hợp chất của chúng trong đời sống.

- Tạo cho HS hứng thú tìm hiểu về kim loại nhóm IA thông qua câu hỏi khởi động trong SGK hay trò chơi “Giải ô chữ” hoặc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm được soạn sẵn trên Kahoot, Blooket.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn bị các tranh ảnh về pháo hoa, sau đó giới thiệu ứng dụng của hợp chất được dùng là muối của kim loạinhóm IA.

- Ngoài ra, GV tổ chức trò chơi “Giải ô chữ” hay trả lời các câu hỏi trắc nghiệm được soạn sẵn trên Kahoot, Blooket.

CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG

Câu 1. Cation X2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

A. Nhóm IIA, chu kì 4.

B. Nhóm IIIA, chu kì 4.

C. Nhóm IIIA, chu kì 2.

D. Nhóm IIA, chu kì 3.

Câu 2. Có thể dùng dung dịch acid nào sau đây để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm: Al, Fe, Ag?

A. HCl.

B. HNO3 loãng.

C. H2SO4 loãng.

D. H2SO4 đặc, nguội.

Câu 3. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?

A. Fe + Cu2+ ➔ Fe2+ + Cu

B. Fe2+ + Cu ➔ Cu2+ + Fe

C. 2Fe3+ + Cu ➔ 2Fe2+ + Cu2+

D. Cu2+ + 2Fe2+ ➔ 2Fe3+ + Cu

Câu 4. Hầu hết kim loại đều có ánh kim vì:

A. Các ion dương trong kim loại hấp thụ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể thấy được.

B. Kim loại có cấu trúc mạng tinh thể nên dễ hấp thụ các tia sáng.

C. Mây electron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt các tia sáng có bước sóng mà mắt ta thấy được.

D. Tinh thể kim loại đa số ở thể rắn, có hình thể đồng nhất nên phản xạ tốt các tia sáng chiếu tới tạo vẻ sáng lấp lánh.

Câu 5. Kim loại nào trong các kim loại sau đây cứng nhất (theo thang Mohrs)?

A. Cr.

B. W.

C. Ti.

D. Kim cương.

Câu 6. Cho các cặp oxi hoá – khử sau: (1): Fe2+/Fe;(2): Pb2+/Pb; (3): 2H+/H2; (4): Ag+/Ag; (5): Na+/Na; (6): Cu2+/Cu.

Sắp xếp các cặp oxi hoá – khử nào sau đây theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại?

A. (4) < (3) < (6) < (5) < (2) < (1).

B. (4) < (6) < (3) < (2) < (1) < (5).

C. (5) < (1) < (2) < (3) < (4) < (6).

D. (5) < (1) < (2) < (3) < (6) < (4).

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ độc lập và đưa ra các câu trả lời.

- GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các nhóm viết kết quả của nhóm trên bảng nhóm hoặc dùng thẻ.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS và thông báo đáp án.

Câu 1. Đáp án A.

Câu 2. Đáp án B.

Câu 3. Đáp án C.

Câu 4. Đáp án C.

Câu 5. Đáp án D.

Câu 6. Đáp án D.

- GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học ”Kim loại nhóm IA và hợp chất của chúng có những tính chất và ứng dụng nào?” và đưa ra mục tiêu của bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí, cấu tạo và giải thích trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA

a) Mục tiêu

- Dựa vào việc quan sát Hình 17.1 kết hợp với Bảng 17.1 và tìm hiểu thông tin được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA, giải thích được trong các hợp chất, kim loại nhóm IA đều thể hiện số oxi hoá +1.

- Thông qua việc hình thành kiến thức mới về vị trí, cấu tạo và giải thích trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật hỏi – trả lời.

- GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu vị trí, cấu tạo và giải thích trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA như đã trình bày trong SGK và suy nghĩ trả lời các câu hỏi, sau đó trình bày vào phần ý kiến. Tiếp tục, nhóm sẽ thảo luận nhóm trong 2 phút, chọn các câu trả lời được đa số các bạn đồng tình và viết vào phần ý kiến chung.

- GV sử dụng slides trình bày Hình 17.1 kết hợp Bảng 17.1 và thông tin trong SGK, yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận đưa ra nội dung trả lời câu Thảo luận 1 và 2.

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 17: Nguyên tố nhóm IA.

Xem thêm các bài Giáo án Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Để mua  trọn bộ Giáo án Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá