Giáo án Hóa 12 Bài 16 (Chân trời sáng tạo 2024): Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Hóa học lớp 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Hóa 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Hóa học 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về hợp kim và sự ăn mòn kim loại.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được khái niệm hợp kim và việc sử dụng phổ biến hợp kim.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học liên quan đến hợp kim và sự ăn mòn kim loại để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Năng lực hoá học

- Nhận thức hoá học: Trình bày được một số tính chất của hợp kim so với kim loại thành phần; Nêu được thành phần, tính chất và ứng dụng một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm (gang, thép, dural, ...); Nêu được khái niệm ăn mòn kim loại từ sự biến đổi của một số kim loại, hợp kim trong tự nhiên.

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Thực hiện được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm ăn mòn điện hoá đối với sắt và thí nghiệm bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá; Mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích và nhận xét; Trình bày được các dạng ăn mòn kim loại.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích các phương pháp chống ăn mòn kim loại.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.

Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 - Hình ảnh, video về các thí nghiệm về ăn mòn kim loại; dụng cụ, hoá chất để thực hiện các thí nghiệm trong bài.

- Phiếu học tập, phiếu đánh giá HS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu

- Xác định được nội dung sẽ học trong bài là hợp kim và ăn mòn kim loại.

- Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật động não, nêu câu hỏi khởi động trong SGK, kết hợp một số video ví dụ về ứng dụng của kim loại trong đời sống.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ độc lập và đưa ra các câu trả lời.

- GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV thu các tờ giấy ghi câu trả lời của HS và liệt kê đáp án của HS trên bảng.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hợp kim và việc sử dụng phổ biến hợp kim

a) Mục tiêu

- Dựa vào thông tin được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS nêu được khái niệm hợp kim và việc sử dụng phổ biến hợp kim.

- Thông qua việc hình thành kiến thức mới về khái niệm hợp kim và việc sử dụng phổ biến hợp kim, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, sử dụng các phương tiện tìm kiếm, thảo luận đưa ra nội dung trả lời cho câu Thảo luận 1 trong SGK:

1. Hãy kể tên một số hợp kim thường gặp trong cuộc sống.

- Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 1. Qua đó hiểu được khái niệm hợp kim và việc sử dụng phổ biến hợp kim.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm được phân công và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 1.

- GV theo dõi, đôn đốc nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm để đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV cho đại diện HS các nhóm trình bày.

- HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các cặp khác.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá Phiếu học tập của một số nhóm đại diện (có thể bốc thăm hoặc theo chỉ định của GV).

- GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.

1. Một số hợp kim thường gặp trong cuộc sống:

- Thép: Bao gồm các loại như thép carbon, thép không gỉ (inox), thép hợp kim và nhiều loại khác.

- Thép không gỉ: Gọi là thép không gỉ hoặc hợp kim thép không gỉ, ví dụ như thép không gỉ 304 (stainless steel 304) và thép không gỉ 316 (stainless steel 316).

- Hợp kim nhôm: Bao gồm các loại như nhôm 6061, nhôm 7075 và nhôm A380.

- Hợp kim đồng: Bao gồm các loại như đồng mềm, đồng cứng và đồng nickel.

- Hợp kim kẽm: Bao gồm các loại như kẽm nhúng nóng (galvanized), hợp kim kẽm – magnesium (zinc – magnesium alloy) và hợp kim kẽm – thiếc (zinc – tin alloy).

- Đồng thau: Còn được gọi là đồng thiếc hoặc hợp kim đồng–thiếc, ví dụ như thau đỏ (phosphor bronze) và thau nickel (nickel silver).

- Hợp kim titanium: Bao gồm các loại như titanium grade 5, titanium grade 2 và titanium grade 1.

- Hợp kim bạc: Bao gồm các loại như bạc sterling (sterling silver), bạc 925 (silver 925) và bạc đen (black silver).

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số tính chất của hợp kim

a) Mục tiêu

- Dựa vào thông tin được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS nêu được một số tính chất của hợp kim.

- Thông qua việc hình thành kiến thức mới về một số tính chất của hợp kim, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng slides trình chiếu một số vật dụng làm từ hợp kim, sau đó yêu cầu HS làm việc theo nhóm, sử dụng các phương tiện tìm kiếm, thảo luận đưa ra nội dung trả lời cho câu Thảo luận 2 trong SGK:

2. Nêu một số ví dụ về tính chất của hợp kim mà em biết.

- Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 1. Qua đó HS hiểu được kiến thức về một số tính chất của hợp kim.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm được phân công và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 1.

- GV theo dõi, đôn đốc nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm để đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV cho đại diện HS các nhóm trình bày.

- HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các cặp khác.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá Phiếu học tập của một số nhóm đại diện (có thể bốc thăm hoặc theo chỉ định của GV).

- GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.

2. Một số ví dụ về tính chất của hợp kim:

- Độ cứng và độ dẻo: Hợp kim có thể có độ cứng và độ dẻo khác nhau so với kim loại tinh khiết. Sự tạo thành liên kết và cấu trúc tinh thể phức tạp trong hợp kim có thể làm tăng độ cứng hoặc độ dẻo tuỳ thuộc vào thành phần và cấu trúc của hợp kim đó.

- Độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt: Hợp kim có thể có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt khác so với kim loại tinh khiết. Sự có mặt của các nguyên tố khác trong hợp kim có thể ảnh hưởng đến khả năng dẫn điện và nhiệt của nó.

Hoạt động 4: Tìm hiểu thành phần, tính chất và ứng dụng một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm

a) Mục tiêu

− Dựa vào thông tin và Bảng 16.1 được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS nêu được thành phần, tính chất và ứng dụng một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm.

− Thông qua việc hình thành kiến thức mới về thành phần, tính chất và ứng dụng một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại.

Xem thêm các bài Giáo án Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Để mua  trọn bộ Giáo án Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá