Giáo án Hóa 12 Bài 12 (Chân trời sáng tạo 2024): Thế điện cực và nguồn điện hoá học

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Hóa học lớp 12 Bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hoá học sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Hóa 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Hóa học 12 Bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hoá học

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về thế điện cực và nguồn điện hoá học.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả được khái niệm về cặp oxi hoá – khử của kim loại, giá trị thế điện cực chuẩn; Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học liên quan đến tính khử, tính oxi hoá giữa các cặp oxi hoá – khử cũng như chiều hướng xảy ra phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Năng lực hoá học

- Nhận thức hoá học: Mô tả được cặp oxi hoá – khử của kim loại; Nêu được giá trị thế điện cực chuẩn là đại lượng đánh giá khả năng khử giữa các dạng khử, khả năng oxi hoá giữa các dạng oxi hoá trong điều kiện chuẩn.

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Lắp ráp được pin đơn giản (Pin đơn giản: 2 thanh kim loại khác nhau cắm vào quả chanh, lọ nước muối...) và đo được sức điện động của pin.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: So sánh được tính khử, tính oxi hoá giữa các cặp oxi hoá – khử; dự đoán được chiều hướng xảy ra phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử; Tính được sức điện động của pin điện hoá tạo bởi hai cặp oxi hoá – khử; Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani, ưu nhược điểm chính một số loại pin khác như acquy (accu), pin nhiên liệu, pin mặt trời, ...

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.

Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Hình ảnh, video về pin Galvani, các loại pin khác; dụng cụ, hoá chất để lắp ráp pin đơn giản và đo sức điện động của pin.

- Phiếu học tập, phiếu đánh giá HS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu

- Xác định được nội dung sẽ học trong bài là thế điện cực và nguồn điện hoá học, qua đó thấy được ý nghĩa của thế điện cực trong hoá học và cách tạo ra một số pin đơn giản trong đời sống.

- Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động.

b) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật động não, nêu câu hỏi khởi động trong SGK, kết hợp một số video ví dụ về pin điện hoá trong đời sống.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ độc lập và đưa ra các câu trả lời.

- GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV thu các tờ giấy ghi câu trả lời của HS và liệt kê đáp án của HS trên bảng.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Mô tả cặp oxi hoá – khử của kim loại

a) Mục tiêu

- Dựa vào các thông tin và việc quan sát các phương trình tạo thành cặp oxi hoá – khử của một số kim loại trong SGK, GV hướng dẫn HS mô tả và viết kí hiệu cặp oxi hoá – khử của kim loại.

- Thông qua hình thành kiến thức mới vềcặp oxi hoá – khử của kim loại, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng slides trình bày phương trình tạo thành cặp oxi hoá – khử của một số kim loại, yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi thảo luận đưa ra nội dung trả lời câu Thảo luận 1 và 2 trong SGK:

1. Xác định dạng oxi hoá và dạng khử trong các quá trình (2), (3).

2. Viết các cặp oxi hoá – khử trong quá trình (2) và (3).

- Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 1. Qua đó, HS viết được kí hiệu cặp oxi hoá – khử của kim loại.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp được phân công và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 1.

- GV theo dõi, đôn đốc nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm để đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV thu Phiếu học tập của HS, sử dụng phương pháp đánh giá đồng đẳng chéo giữa các cặp bằng cách GV chữa bài, đưa ra thang điểm chấm để các nhóm đánh giá lẫn nhau.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá Phiếu học tập của một số nhóm đại diện (có thể bốc thăm hoặc theo chỉ định của GV).

- GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.

1.

Quá trình

Dạng oxi hoá

Dạng khử

(2)

Cu2+

Cu

(3)

Ag+

Ag

2.

- Cặp oxi hoá – khử trong quá trình (2) là: Cu2+/Cu.

- Cặp oxi hoá – khử trong quá trình (3) là: Ag+/Ag.

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu

- Củng cố, luyện tập lại các kiến thức được học.

- Phát triển được các năng lực chung và năng lực hoá học.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận đưa ra nội dung trả lời câu Luyện tập trong SGK.

* Viết các cặp oxi hoá – khử của kim loại Na, Mg và Al.

- Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 1. Qua đó HS thành thạo hơn trong việc viết được kí hiệu cặp oxi hoá – khử của kim loại.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm nhỏ và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 1.

- GV theo dõi, đôn đốc nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động để đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV cho đại diện HS trình bày Phiếu học tập lên bảng.

- HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các cặp khác.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận xét, đánh giá Phiếu học tập của bạn đại diện trình bày.

- GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.

* Cặp oxi hoá – khử của kim loại Na, Mg và Al tương ứng là Na+/Na, Mg2+/Mg và Al3+/Al.

Hoạt động 4: Tìm hiểu thế điện cực chuẩn của kim loại và cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani

a) Mục tiêu

- Dựa vào việc quan sát Hình 12.1 kết hợp tìm hiểu và thu thập thông tin thế điện cực chuẩn của kim loại và cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani như đã trình bày trong SGK, GV hướng dẫn HS biết và hiểu được thế điện cực chuẩn của kim loại và cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani.

- Thông qua hình thành kiến thức mới về thế điện cực chuẩn của kim loại và cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng slides trình bày thế điện cực chuẩn của kim loại và cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận đưa ra nội dung trả lời câu Thảo luận 3 và 4 trong SGK.

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hoá học.

Xem thêm các bài Giáo án Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Để mua  trọn bộ Giáo án Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá