Thực hành lắp pin đơn giản. Chuẩn bị: Hoá chất: Hai thanh (hoặc dây) kim loại khác nhau

316

Với giải Thí nghiệm trang 79 Hóa học lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 11: Nguồn điện hoá học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 11: Nguồn điện hoá học

Thí nghiệm trang 79 Hóa học 12: Thực hành lắp pin đơn giản

Chuẩn bị:

- Hoá chất: Hai thanh (hoặc dây) kim loại khác nhau (ví dụ đồng, kẽm,...), dung dịch chất điện li (ví dụ dung dịch HCI, H2SO4 loãng, NaCl,... hoặc quả chanh, quả táo,...).

- Dụng cụ: Vôn kế (hoặc đèn led nhỏ để nhận biết sự xuất hiện của dòng điện), dây dẫn, cốc thuỷ tinh.

Tiến hành:

- Cắm hai thanh (hoặc dây) kim loại vào cốc chứa dung dịch chất điện li (hoặc quả chanh, quả táo,.....)

- Đo sức điện động giữa hai thanh (hoặc dây) kim loại bằng vôn kế (Hình 11.3).

Thực hành lắp pin đơn giản trang 79 Hóa học 12

Yêu cầu: Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

Chú ý an toàn: Hai thanh kim loại trong pin không được chạm vào nhau.

Lời giải:

Hiện tượng: Kim chỉ trong vôn kế dịch chuyển vì có sự xuất hiện của dòng điện.

Lý thuyết Thực hành lắp một số pin đơn giản

- Trong thực tế, có thể tạo ra dòng điện hoá học dựa trên nguyên tắc hoạt động của pin Galvani một cách đơn giản: Pin tạo bởi hai điện cực kim loại khác nhau tiếp xúc với cùng một dung dịch chất điện li.

* Chuẩn bị:

- Hoá chất: Hai thanh (hoặc dây) kim loại khác nhau (ví dụ đồng, kẽm,...), dung dịch chất điện li (ví dụ dung dịch HCl, H2SO4 loãng, NaCl,... hoặc quả chanh, quả táo,...).

- Dụng cụ: Vôn kế (hoặc đèn led nhỏ để nhận biết sự xuất hiện của dòng điện), dây dẫn, cốc thuỷ tinh.

* Tiến hành:

- Cắm hai thanh (hoặc dây) kim loại vào cốc chứa dung dịch chất điện li (hoặc quả chanh, quả táo...).

- Đo sức điện động giữa hai thanh (hoặc dây) kim loại bằng vôn kế.

Lý thuyết Hóa học 12 Cánh diều Bài 11: Nguồn điện hoá học

Chú ý: Alessandro Volta (1745-1827, nhà bác học người Italia, hình dưới) là người đầu tiên chế tạo được pin điện từ tấm đồng và tấm kẽm cùng nhúng trong dung dịch muối ăn, do vậy loại pin này còn được gọi là pin Volta.

Lý thuyết Hóa học 12 Cánh diều Bài 11: Nguồn điện hoá học

 
Đánh giá

0

0 đánh giá