Giáo án Nỗi buồn chiến tranh lớp 12 (Kết nối tri thức 2024)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 12 Nỗi buồn chiến tranh sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Nỗi buồn chiến tranh

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

- HS hiểu được thông điệp của văn bản: Chiến tranh không chỉ gây ra những mất mát về vật chất, mà còn phá hủy tinh thần và con người.

- HS biết suy ngẫm về giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của tình yêu và sự quý trọng của hòa bình.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Bảo Ninh và văn bản Nỗi buồn chiến tranh.

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại.

3. Về phẩm chất

- Biết trân trọng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

 

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu cho HS xem video về chiến tranh:

https://www.youtube.com/watch?v=Dhgn8Xay6M4

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Chiến tranh – hai tiếng ấy gợi cho bạn những ấn tượng, suy nghĩ gì? Nêu một số kênh thông tin đã đưa lại cho bạn những hiểu biết nhất định về chiến tranh.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.

- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS: Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Bảo Ninh (HS đã chuẩn bị ở nhà).

Giáo án bài Nỗi buồn chiến tranh | Giáo án Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

1. Tác giả

- Bảo Ninh (1952) tên thật là Hoàng Ấu Phương, ngoài ra ông cò nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng,…

- Quê quán: Xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

- Ông là nhà văn quân đội, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975.

+ Bảo Ninh vào bộ đội năm 1969.

+ Chiến đấu tại mặt trận B3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10.

+ Năm 1975, ông giải ngũ.

- Từ 1976 - 1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam.

- Từ 1984 - 1986 học khóa 2 trường viết văn Nguyễn Du, làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ.

- Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997.

- Bảo Ninh ra mắt công chúng bằng truyện ngắn đầu tay Trại “Bảy chú lùn” in trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1987.

- Ít lâu sau, cuốn tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh xuất hiện nhưng do thị hiếu người đọc lúc bấy giờ nhà xuất bản đã đặt cho nó cái tên Thân phận của tình yêu.

- Sau Nỗi buồn chiến tranh, tác giả hầu như chỉ sáng tác truyện ngắn.

- Ngoài cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của tình yêu) và các tập truyện ngắn, Bảo Ninh còn viết một số bài trên báo Văn nghệ trẻ bàn về sự đổi mới của văn học.

- Bảo Ninh là một nhà văn từng xông pha trận mạc nên ông rất am hiểu về chiến tranh, ông chuyên viết về đề tài về chiến tranh và muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”. Ông từng chia sẻ mình “biết nhiều câu chuyện đương thời ở Việt Nam, nhưng không viết”, nhà văn chỉ tập trung viết về quá khứ chiến trường và cái quá khứ xa hơn của nó ở Hà Nội mà ông vẫn gọi là “thành phố quê hương thứ hai của tôi”.

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Nỗi buồn chiến tranh.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá