Giáo án Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 26 Tập 1 (Kết nối tri thức 2024)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 12 Thực hành tiếng Việt trang 26 Tập 1 sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 26 Tập 1

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được các biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ.

- Phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ.

- Biết được bối cảnh giao tiếp để từ đó biết cách sử dụng biện pháp tu từ hợp lí.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận biết và phân tích biện pháp tu từ nghịch ngữ, nói mỉa.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

3. Về phẩm chất

- Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em hãy nhận xét về các thành ngữ, tục ngữ sau:

Chó ngáp phải ruồi, Mèo mù vớ cá rán, Trơn lông đỏ da,…

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 3 HS trả lời.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ..

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Nêu dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ nói mỉa

- Trong lời nói xuất hiện những từ, cụm từ vốn thể hiện chiều hướng đánh giá tiêu cực về một đối tượng: Hay ho, hay hớm, đẹp mặt, tốt mã, làm ca thiên hạ, ăn trắng mặc trơn, mèo mù vớ cá rán,… Ví dụ: Hay ho nhỉ?; Đẹp mặt chưa kìa!…; Trong các cụm từ in đậm ở hai ví dụ, các yếu tố “hay”, “đẹp” biểu thị sự đánh giá tích cực, nhưng nghĩa của cả từ, cụm từ lại thể hiện một thái độ trái ngược, hàm ý phê phán, chê bai.

- Người nói, người viết nêu những tình huống, điều kiện phi lí gắn với khả năng, hành động, sự việc đang được nói tới. Ví dụ: “Hắn mà làm được điều đó thì tôi đi đầu xuống đất!”.

- Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá. Ví dụ: “Cám ơn ngài, ngài đã dạy quá lời”; “Kẻ hèn mọn này đâu dám đứng ngang hàng với các vị”.

- Có sự xuất hiện của yếu tố nhại trong phát ngôn. Ví dụ:

Hẩu lố, mét xì thông mọi tiếng

Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây.

(Trần Tế Xương, Mai mà tớ hỏng)

- Có sự thay đổi bất ngờ về cách trần thuật hay giọng điệu trần thuật ngay trong một đoạn văn. Ví dụ: Ông ta khóc quá, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật mãi cũng không làm cho ông đứng hẳn lên được. Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng lòe xòe, ông phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi.

- Hứt!... Hứt!... Hứt!...

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

Đọc đoạn trích trên, độc giả nhận thấy tiếng cười mỉa mai bật ra khi tác giả cố tình mô phỏng âm thanh tiếng khóc nấc một cách khác thường, ngược với lối trần thuật có vẻ khách quan trước đó.

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Thực hành tiếng Việt trang 26 Tập 1.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá