Tiến hành Thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng xảy ra. Xác định vai trò của các chất

84

Với giải Câu hỏi 5 trang 78 Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại

Câu hỏi 5 trang 78 Hóa học 12Tiến hành Thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng xảy ra. Xác định vai trò của các chất trong các phản ứng hoá học xảy ra ở thí nghiệm này.

Phương pháp giải:

Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt,...) có thể phản ứng với chlorine tạo thành muối chloride.

Hầu hết các kim loại có thể phản ứng với oxygen (trừ Ag, Au, Pt) tạo thành các oxide tương ứng.

Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh tạo thành các muối sulfide tương ứng. Phản ứng cần đun nóng (trừ Hg).

Lời giải:

- Hiện tượng phản ứng của thí nghiệm sắt phản ứng với chlorine: Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ.

Giải SGK Hóa 12 Bài 14 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại (ảnh 1)

- Hiện tượng phản ứng của thí nghiệm magnesium phản ứng với oxygen: Magnesium cháy sáng chói, toả nhiều nhiệt.

 Giải SGK Hóa 12 Bài 14 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại (ảnh 2)

- Hiện tượng phản ứng của thí nghiệm sắt phản ứng với lưu huỳnh: Khi đốt nóng hỗn hợp, lưu huỳnh nóng chảy, hỗn hợp cháy sáng và bắt đầu chuyển thành hợp chất màu đen, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

Giải SGK Hóa 12 Bài 14 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại (ảnh 3)

Lý thuyết Tính chất hóa học của kim loại

- Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt,…) có thể phản ứng với chlorine tạo thành muối chloride.

- Hầu hết các kim loại có thể phản ứng với oxygen (Trừ Ag, Au, Pt) tạo thành các oxide tương ứng.

- Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh tạo thành các muối sulfide tương ứng. Phản ứng cần đun nóng (trừ Hg)

- Kim loại có thế điện cực chuẩn âm (EMn+/Mo<0) có khả năng khử được ion H+ (dung dịch HCl, H2SO4 loãng) ở điều kiện chuẩn, giải phóng khí H2

- Kim loại có thế điện cực chuẩn EMn+/Mo<0,42V) có khả năng khử được H2O ở điều kiện thường, giải phóng khí H2.

- Kim loại có thế điện cực nhỏ hơn có khả năng khử được ion kim loại có thế điện cực chuẩn lớn hơn trong dung dịch muối ở điều kiện chuẩn.

Đánh giá

0

0 đánh giá